ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BĂNG HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ÁP XE CỔ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2017 – 2018

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BĂNG HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ÁP XE CỔ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2017 – 2018

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BĂNG HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ÁP XE CỔ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2017 – 2018.Áp xe cổ là tình trạng tụ mủ do trong các khoang mạc vùng cổ [16]. Đây là bệnh lí cấp cứu và là thách thức cho các bác sĩ Tai Mũi Họng. Cần kết hợp chẩn đoán sớm, kháng sinh điều trị hợp lí, phẫu thuật rạch dẫn lưu và chăm sóc hậu phẫu nghiêm ngặt. Nếu không xử trí sớm và tích cực, nguy cơ tử vong sẽ rất cao vì các biến chứng nặng như viêm trung thất (40%), viêm mạc hoại tử (30%)[13], ….
Sau phẫu thuật rạch dẫn lưu áp xe cổ thì vết thương được để hở, thuận tiện tưới rửa và dẫn lưu dịch, mủ liên tục. Việc chăm sóc vết thương hở nhiễm trùng bao gồm: cắt lọc mô hoại tử và rửa vết thương[8]. Số lần thay băng thay đổi tùy theo tình trạng vết thương, 2-3 lần/ngày. Băng vết thương thường dùng là băng gạc khô, ướt hoặc tẩm kháng sinh. Nhược điểm chung của các loại gạc này là làm khô các cấu trúc lộ, tổn thương mô hạt do thay băng nhiều lần, đặc biệt là bội nhiễm do vết thương bị phơi bày lặp đi lặp lại với môi trường[28]. Năm 1993, Fleishmann giới thiệu liệu pháp hút áp lực âm ra đời (negative pressure wound therapy – NPWT hay vacuum-assisted wound closure – VAC) với cơ chế tạo áp lực âm trên bề mặt vết thương, giúp lấy đi dịch thừa, cải thiện tuần hoàn mao mạch, tăng tốc độ lành thương. Ông đã tiến hành nghiên cứu trên 15 trường hợp gãy xương hở. Kết quả báo cáo cho thấy liệu pháp có hiệu quả kích thích mô hạt, làm sạch vết thương với tỉ lệ nhiễm trùng mô mềm là 6,6% [50]. Nhiều nghiên cứu sau đó cùng kết luận VAC có hiệu quả kích thích mô hạt tạo điều kiện lành thương. Năm 2016, Govea-Camacho L. H áp dụng VAC trong điều trị 18 trường hợp áp xe cổ. Kết quả ghi nhận VAC giúp tăng tỉ lệ mô hạt và rút ngắn thời gian lành thương.[26]


Hiện nay ở Việt Nam, liệu pháp hút áp lực âm đã được sử dụng trong chăm sóc và điều trị cho nhiều loại vết thương khác nhau (nhiễm khuẩn, loét tì đè, …) ở các vị trí: ngực, bụng, chi trên, chi dưới, mông, ….[2], [6]. Tuy nhiên, theo các tài liệu tham khảo trong nước cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu mô tả về ứng dụng liệu pháp hút áp lực âm trong chăm sóc và điều trị áp xe cổ sau phẫu thuật. Đồng thời, tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy, tỉ lệ mắc bệnh áp xe cổ đang gia tăng với bệnh cảnh lâm sàng ngày càng phức tạp, trở thành thách thức điều trị cho các bác sĩ lâm sàng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị áp xe cổ là hết sức cần thiết. Với các mục tiêu sau
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe cổ.
2. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp hút áp lực âm đối với vết thương dẫn lưu áp xe cổ.
3. Mô tả các bước tiến hành áp dụng liệu pháp hút áp lực âm ở vết thương dẫn lưu áp xe cổ

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Thuật ngữ Việt – Anh
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Quá trình lành vết thương………………………………………………………… 3
1.1.1. Các dạng lành thương ……………………………………………………….. 3
1.1.2. Các giai đoạn lành vết thương ……………………………………………. 4
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành vết thương………………….. 7
1.2. Áp xe cổ………………………………………………………………………………. 14
1.2.1. Định nghĩa……………………………………………………………………… 14
1.2.2. Chẩn đoán………………………………………………………………………. 14
1.2.3. Điều trị ………………………………………………………………………….. 15
1.2.4. Biến chứng …………………………………………………………………….. 18
1.3. Liệu pháp hút áp lực âm………………………………………………………… 19
1.3.1. Cấu tạo hệ thống hút áp lực âm ………………………………………… 19
1.3.2. Thiết lập hệ thống hút áp lực âm……………………………………….. 21
1.3.3. Cơ chế tác dụng………………………………………………………………. 21
1.3.4. Biến chứng liệu pháp hút áp lực âm ………………………………….. 23
1.3.5. Chỉ định và chống chỉ định ………………………………………………. 23
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước……………………………………….. 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 27
3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………. 27
.
.3.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….. 27
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………. 27
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………. 27
2.2.3. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………. 30
2.2.4. Các bước tiến hành………………………………………………………….. 35
2.3. Phương pháp xử lí, phân tích và trình bày số liệu……………………… 38
2.4. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….. 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe cổ ………………………… 40
3.2. Hiệu quả của liệu pháp hút áp lực âm đối với vết thương dẫn lưu áp
xe cổ …………………………………………………………………………………………… 44
3.2.1. Đặc điểm vết thương dẫn lưu áp xe cổ trước áp dụng VAC …. 44
3.2.2. Số lần áp dụng VAC ……………………………………………………….. 48
3.2.3. Theo dõi VAC hàng ngày ………………………………………………… 48
3.2.4. Đánh giá vết thương sau áp dụng liệu pháp hút áp lực âm……. 50
3.2.7. Biến chứng khi áp dụng VAC và cách xử trí………………………. 55
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 59
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe cổ ………………………… 59
4.2. Hiệu quả của liệu pháp hút áp lực âm đối với vết thương dẫn lưu áp
xe cổ …………………………………………………………………………………………… 63
4.2.1. VAC làm giảm kích thước/ giữ mép vết thương …………………. 63
4.2.2. VAC cải thiện tính chất nền vết thương …………………………….. 64
4.2.3. VAC làm giảm số lần thay băng……………………………………….. 67
4.2.4. VAC hỗ trợ che phủ vết thương………………………………………… 68
4.2.5. VAC rút ngắn thời gian nằm viện……………………………………… 69
4.2.6. Tác động VAC lên các cơ quan bộc lộ ở vết thương vùng cổ.. 69
4.2.7. Biến chứng khi áp dụng VAC và cách xử trí………………………. 72
4.2.8. Một số vấn đề liên quan đến kĩ thuật ……………………………………. 77
.
.4.3. Các bước tiến hành áp dụng liệu pháp hút áp lực âm cho vết thương
dẫn lưu áp xe cổ ……………………………………………………………………………… 79
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm yếu tố nguy cơ……………………………………………………… 41
Bảng 3. 2. Đặc điểm phân nhóm BMI. ………………………………………………….. 41
Bảng 3. 3. Đặc điểm triệu chứng/ hội chứng lâm sàng…………………………….. 42
Bảng 3. 4. Số lượng khoang áp xe trên CTscan………………………………………. 42
Bảng 3. 5. Đặc điểm khoang áp xe cổ trên CTscan. ………………………………… 43
Bảng 3. 6. Đặc điểm nguyên nhân gây bệnh…………………………………………… 43
Bảng 3. 7. Đặc điểm các đường phẫu thuật ……………………………………………. 44
Bảng 3. 8. Chiều dài D1 của VT. ………………………………………………………….. 45
Bảng 3.9. Chiều dài D2 của VT. …………………………………………………………… 45
Bảng 3. 10. Tình trạng mô của VT trước đặt VAC. ………………………………… 46
Bảng 3. 11. Tình trạng nhiễm trùng VT trước đặt VAC………………………….. 46
Bảng 3. 12. Tình trạng xuất tiết VT trước đặt VAC. ……………………………….. 47
Bảng 3. 13. Tình trạng bờ VT và vùng da xung quang VT trước đặt VAC. .. 47
Bảng 3. 14. Bộc lộ cơ quan, tạng vùng cổ ở VT trước đặt VAC……………….. 48
Bảng 3. 15. Số lần áp dụng VAC………………………………………………………….. 48
Bảng 3.16. Diễn tiến vùng da xung quanh VT khi đang áp dụng VAC. …….. 49
Bảng 3.17. Diễn tiến tính chất dịch VT khi đang áp dụng VAC……………….. 49
Bảng 3.18. Theo dõi lượng dịch hút khi đang áp dụng VAC. …………………… 50
Bảng 3.19. Chiều dài D1’ của VT sau áp dụng VAC………………………………. 50
Bảng 3.20. So sánh chiều dài D1 và D1’ ……………………………………………….. 51
Bảng 3.21. Chiều dài D2’ của VT sau áp dụng VAC………………………………. 51
Bảng 3.22. So sánh chiều dài D2 và D2’. ………………………………………………. 52
.
.Bảng 3.23. Tình trạng mô ở VT sau áp dụng VAC. ………………………………… 52
Bảng 3. 24. Tình trạng bờ VT và vùng da xung quanh sau áp dụng VAC….. 53
Bảng 3. 25. Bộc lộ cơ quan, tạng vùng cổ trước và sau đặt VAC. …………….. 53
Bảng 3. 26. Số lượng BC trước và sau đặt VT. ………………………………………. 54
Bảng 3. 27. Thời gian từ khi áp dụng VAC đến xuất viện. ………………………. 54
Bảng 3. 28. Các phương pháp lành thương sau kết thúc VAC………………….. 54
Bảng 3. 29. Thang điểm đau khi đặt, tháo VAC……………………………………… 55
Bảng 3.30. Thang điểm đau hàng ngày khi áp dụng VAC. ………………………. 56
.
.DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các giai đoạn lành thương. ……………………………………………………… 7
Hình 1.2. Hệ thống hút áp lực âm …………………………………………………………. 20
Hình 1.3. Cơ chế tác dụng của VAC……………………………………………………… 22
Hình 2. 1. Máy hút Curasys. ………………………………………………………………… 29
Hình 2. 2. Hệ thống hút và miếng xốp polyurethane……………………………….. 29
Hình 2. 3. Hình ảnh CTscan áp xe vùng dưới cằm – hàm phải …………………. 31
Hình 2. 4. Vết thương nhiễm trùng giai đoạn 4 ………………………………………. 32
Hình 2. 5. Hình ảnh đặt miếng xốp vào VT……………………………………………. 36
Hình 2. 6. Hình ảnh VT được dán kín bằng miếng dán trong suốt…………….. 37
Hình 2. 7. Cài chế độ và áp lực hút cho máy ………………………………………….. 37
Hình 3. 1. Máy hút báo tình trạng hở, VT sau khi được dán tăng cường……. 58
Hình 3. 2. Hình ảnh sưng đỏ khu trú vùng da quanh VT………………………….. 59
Hình 3. 3. Hình ảnh rạch ổ áp xe dưới da và VT sau tháo VAC. ………………. 59
Hình 3. 4. Hình ảnh sung huyết vùng da quanh VT và vùng da bình thường 60
Hình 4.1. Tình trạng mô trước và sau áp dụng VAC (có cắt lọc mô hoại tử) 65
Hình 4.2: VAC cải thiện tình trạng nền vết thương…………………………………. 67
Hình 4. 3. VT đọng nhiều nước bọt – VT thông với họng. ………………………. 70
Hình 4.5. Hình ảnh nhiễm trùng vùng da quanh VT và xử trí…………………… 74
Hình 4.4. Hình ảnh hở hút và kín………………………………………………………….. 78
.
.DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm giới tính. ………………………………………………………….. 40
Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi. …………………………………………… 40
Biểu đồ 3. 3. Diễn tiến lượng dịch hút khi đang áp dụng VAC…………………. 50
Biểu đồ 3. 4. Thang điểm đau hàng ngày khi áp dụng VAC…………………….. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment