Đánh giá hiệu quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường
Đánh giá hiệu quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường.Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến có tính xã hội, là một trong các bệnh không lây truyền nhưng có tốc độ phát triển nhanh: ung thư, tim mạch, đái tháo đường [1]. Bệnh đái tháo đường đang ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu: theo số liệu mới nhất của Hiệp hội đái tháo đường thế giới – IDF Diabetes Atlas, năm 2013 ghi nhận hơn 382 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và ước tính đến 2035 sẽ là 592 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Tại Việt nam năm 2012: tỷ lệ người đái tháo đường trên toàn quốc là 5,7% dân số [2].
Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng hay gặp nhất của bệnh đái tháo đường. Cùng với tốc độ phát triển của đái tháo đường thì bệnh lý võng mạc đái tháo đường ngày càng gia tăng và trở thành nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt với những người trong độ tuổi lao động thì phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) là nguyên nhân gây mù hàng đầu. Bệnh có thể xảy ra ở cả đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Ước tính khoảng 8% bệnh nhân đái tháo đường bị phù hoàng điểm làm suy giảm thị lực [3].
Trước đây có nhiều phương pháp điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường đã được áp dụng như: Laser quang đông võng mạc, điều trị nội khoa, tiêm nội nhãn corticoid ..nhưng mỗi phương pháp còn có những hạn chế nhất định, kết quả thu được chưa cao [4],[5],[6]. Bevacizumab (Avastin) là thuốc ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (VEGF- Vascular endothelial growth factor) đã được FDA (Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Mỹ) cho phép sử dụng điều trị ung thư trực tràng giai đoạn di căn từ năm 2004. Sau đó người ta thấy thuốc có tác dụng chống tân mạch, làm giảm phù hoàng điểm cả ở mắt. Đặc biệt khi tiêm vào nội nhãn với liều 1,25mg/0,05ml thì hầu như không gặp biến chứng toàn thân nào [3],[7],[8].
Từ năm 2005 các thuốc: Pegatanib (Macugen), Bevacizumab (Avastin), Ranibizumab (Lucentin) được biết đến là những chất ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (Anti- Vascunlar Endothelial Growth Factor/Anti- VEGF). Các thuốc này đã tạo bước đột phá mới trong việc điều trị các bệnh có tăng sinh tân mạch ở mắt vì vậy đã được ngành nhãn khoa trên thế giới sử dụng phổ biến và chỉ định ngày càng rộng rãi [9]. Trong đó Bevacizumab (Avastin) là thuốc được sử dụng nhiều nhất do hiệu quả cao mà giá cả hợp lý phù hợp với các nước đang phát triển như Việt nam.
Tại Việt Nam: Bevacizumab đã được Bệnh viện Mắt Trung ương đưa vào sử dụng từ năm 2007 để điều trị cho nhiều bệnh nhân phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường. Phương pháp điều trị này đã thu được những kết quả bước đầu. Việc đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị này cộng với việc theo dõi các thuốc này để xác định tính an toàn lâu dài là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm của phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá hiệu quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong bệnh võng mạc đái tháo đường
1. Retina-Vitreous surgeon of central NY, PC (2012), “Cystoid macular edema” Mescape Journal february 2002.
2. Thái Hồng Quang (2012), “Lâm sàng bệnh đái tháo đường”, Nhà xuất bản y học.
3. Nguyễn Thị Nhất Châu (2010) “ Yếu tố phát triển nội mô mạch máu và liệu pháp ức chế yếu tố phát triển nội mô mạch máu trong các bệnh sinh tân mạch ở mắt”, chuyên đề cấp tiến sĩ.
4. Bandello F, Pornur R, Polito A, Pirracchio A (2003), “Diabetic macular edema: Classification, medical and laser therapy”. Semin Ophthalmol 18, 251-8.
5. Diabetic Retinopathy Study Research Group (1976). “ Prelinary report of effects of photocoagulation therapy”. Am. J. Ophthalmol.81, 383-396.
6. Diabetic Retinopathy Study Research Group (1981). “Photocoagulation treatment of proliferative diabetic retinopathy study(DRS) finding: DRS Report Number 8”, Ophthalmology 88,583-600.
7. Jan Schutsen, S.A.G (2009), “A systematic review on the effect of bevacizumab in exudative age related macular degeleration”.Graefe Arch clin Exp Ophthalmology,247,pp1-11.
8. Paul M.D (2006), “Vitreoul levels unbound bevacizumab endothelial growth factor in two patients”,Retina vol 26,pp871-876.
9. Gabriel C (2010), “Macular edema a practical approach”, Development in Ophthamology, vol47,pp.1344-1349.
10. Nguyễn Xuân Nguyên và CS (1996), “Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác”, NXB Y học, tr 122-129.
11. Đỗ Như Hơn (2012), “Nhãn khoa”, NXB Y học, tr 266-284.
12. Phan Dẫn và cộng sự (2004), Nhãn khoa giản yếu, Nhà xuất bản Y học. Tập 1, tr. 523- 528
13. Bộ môn Mắt-Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2007), ” Nhãn khoa lâm sàng”, NXB Y học, tr 234-252.
14. Bộ môn Mắt-Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2010). “Bệnh lý võng mạc đái tháo đường”, Nhãn khoa lâm sàng.
15. Bộ môn Mắt- Trường Đại học Y Hà nội (2003), thực hành nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học.
16. Hà Huy Tiến, Nguyễn Đức Anh: “ Bệnh võng mạc đái tháo đường”, bài giảng lâm sàng nhãn khoa, NXB Y học, 1994.
17. Hoàng Thị Phúc (2010), “Bệnh võng mạc đái tháo đường”, bài giảng nhãn khoa, NXB Y học.
18. Tôn Thị Kim Thanh (2002), “Giáo trình giảng dạy đối tượng cao học” chuyên đề “Bệnh lý võng mạc đái tháo đường” NXB Y học.
19. Cù Thanh Phương (2000), “Nghiên cứu chụp mạch huỳnh quang trong một số bệnh hoàng điểm thường gặp”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Y Hà nội.
20. Salam A, Mathew R, Sivaspasad S (2011).”Treatment of proliferative diabetic retinopathy with anti-VEGF agent”, Acta Ophthalmol 89(5):405-11.
21. Hồ Xuân Hải (2005), “Ứng dụng chụp cắt lớp võng mạc trong chẩn đoán một số tổn thương võng mạc trung tâm bằng máy OCT”, luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà nội.
22. Bùi Tiến Hùng (2002), “Nghiên cứu các hình thái tổn thương võng mạc trong bệnh đái tháo đường”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHYHN.
23. Rosenfeld, P.J, Moshfeghi A.A, Puliafitoc A., (2005), “Optical coherence tomography findings after an intravitreal injection of bevacizumab (Avastin) for neovascular age-related macular degeneration”. Ophthalmic surg lasers imaging, vol 36, pp. 331- 339.
24. Hoàng Thị Thu Hà (1998), “ Tổn hại võng mạc do đái tháo đường và kết quả điều trị bằng laser diode”, luận văn tốt nghiệp BSNT, ĐHYHN.
25. Fong DS (2002), “ Changing times for the management of diabetic retinopathy”, Surv Ophthalmol,47 (Suppl 2), 238S-245S.
26. Đỗ Như Hơn (2001), chuyên đề dịch kính võng mạc, Nhà xuất bản Y học Hà nội 2001.
27. Trần Thị Thu Hiền (2007), “Nghiên cứu các biến chứng trên mắt bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt Trung ương”, luận văn thạc sỹ Y học, ĐHYHN.
28. Nguyễn Bá Chiến (2011), “Đánh giá hiệu quả sử dụng Avastin tiêm nội nhãn điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường”, luận văn thạc sỹ Y học, ĐHYHN.
29. Đỗ Thị Ngọc Quyên (2012), “Đánh giá hiệu quả sử dụng bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong tắc tĩnh mạch võng mạc”, luận văn thạc sỹ Y học, ĐHYHN.
30. Taichiro Miyake (2010), “Pharmacokinetics of Bevacizumab and Its Effect on Vascular Endothelial Growth Factor after Intravitreal Injection of Bevacizumab in Macaque Eyes”. Invest Ophthalmol Vis Sci.
31. Peter Heiduschka (2007).”Penetration of bevacizumab through the retina after intravitreal injection in the Monkey”. Invest Ophthalmol vis Sci,48, pp.2814-2823.
32. Micheals S, Roselfeld PJ, Puliafito CA, et at (2005), “Systemic Bevacizumab theorapy for neovascular age-related macular degeneration twelve week result of an uncontrolled open label clinical study”. Ophthalmology, 112, pp. 536-544.
33. Beutel J, Ziemssen F, et al. (2010). “Intravitreal bevacizumab treatment of macular edema in central retinal vein occlusion: one-year results.” Int Ophthalmol, vol 30, pp. 15-22.
34. Iturralde, D., et al. (2006). “Intravitreal bevacizumab (Avastin) treatment of macular edema in central retinal vein occlusion: a short-term study.” Retina, vol 26(3)
35. Arevalo JF, Fromow-Guerra J, Quiroz-Mercado H et al (2007), “Primary intravitreal bevacizumab(Avastin) for diabetic macular edema: resuls from the Pan-American Collaborative Retina Study Group at 6-month follow up”, Ophthalmology 114: 743-750.
36. Avery RL, Pieramici DJ Rabena MD et al (2006), “Intravitreal bevacizumab for neovascular age related macular denegeration”, Ophthalmology 113: 363-372.
37. Diabetic Retinopathy Clinical Research Network (2007). “A phase II randomized clinical trial of intravitreal bevacizumad for diabetic macular edema”,Ophthamology: tr1860-1867.
38. Kong L, Mintz-Hittner HA, et al (2008), ““ Intravitreos bevacizumab as anti vascular endothelial growth factor therapy for retinopathy of prematurity: a morphologic study”, Arch Ophthalmol 2008,126: 1161-1163.
39. Simor R, Hearndez C (2008), “ Intravitreal anti-VEGF for diabetic retinopathy: Hopes and fears for a new thegapeutic strategy”, Diabetologia 51: 1574-1580.
40. Ahmadieh AP, Ramezani A, Shoeibi N et al (2008), “Intravitreal bevacizumab with or without triamcinolone for refactory diabetic macular edema; a placebo-controlled, randomized clinical trial”, Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol 246: 483-489.
41. Kook D, Wolf A, Kneutzer T et al, “Long_term effect of Intravitreal bevacizumab(Avastin) in patients with chronic diffuse diabetic macular edema”, Retina 28(8),2008:1053-1060.
42. Arevalo JF, Sanchez JG, Lasave AF et al (2007),“Intravitreal bevacizumab(Avastin) for diabetic retinopathy”,Ophthalmol 2011. 2011:584238. Epub 2100 Mar 30.
43. Neubaueu AS, Kook D, Haritoglou C et al (2007), “Bevacizumab and retinal ischemia”, Ophthalmol 114:2096.
44. Oshima Y, Sakaguchi H, Gomi F, Tano Y (2006), “Regression of iris neovascularization after intravitreal injection of bevacizumab in patients with profilerative diabetic retinopathy”, Am J Ophthalmol 142: 155-158.
45. Heier JS, Rosenfeld PJ, Antoszyk AN et at (2005), “Long term experience with Lucentis (Ranibizumab) in patient with age-related macular degenaration (AMD)”, Invest Ophthalmol Vis Sci 46: E abstract 1393.
46. Mordenti J, Cuthbertson RA, Ferrara N et al (1999), “Comparisions of the intraocular tissue distribution, pharmacokinetics and safely of 125I-labeled full-length and Fab antibodies in rhesus monkeys following intraveal administration”, Toxicol Pathol 27.
47. Thomas A, Ciulla, Philip J, Rosenfeld (2009), “Anti vascular endothelial growth factor therapy for neovascular ocular than age-related macular degeneration”, Curent Opinion in Ophthalmology 20:166-174.
48. Eye tech study group (2003). “Anti-Vascular endothelian growth factor therapy for subfoveal choroidal neovascularriration secondary to age related macular degeneration: phase II study results”, Opthalmology 110: 979-986.
49. Nishijima K, Yin Shan N, Zhong L et al (2007), “Vascular endothelial growth factor expression in the retinal pigment epithelium is essential for choriocapillaris development and visual function”, Am J Pathol 167, VEGF 1451 VEGF 1459.
50. Kriechbaum K, Michels, Prager et al (2007) “Intravitreal avastin for macular edema secondary to retinal vein occlusion- a prospetive study”, Br J Ophthalmol 92: 518-522.
51. Ono, A, Fukuda K, et al. (2011) “Medium-term effects of intravitreal bevacizumab for macular edema associated with central retinal vein occlusion” Nihon Ganka Gakkai Zasshi, vol 115, pp.382-385.
52. Braithwaite T, Nanji A.A, et al. (2010). “Anti-vascular endothelial growth factor for macular edema secondary to central retinal vein occlusion.” Cochrane Database Syst Rev, pp. 7325.
53. Avery RL (2006), “ Regression of retinal and iris neovascularrisation after intravitreal injection of bevacizumab(Avastin) treatment”, Retina,26: 352-354.
54. Haritoglou C, Kook D, Neubaueu A et al (2006), “Intravitreal bevacizumab therapy for persistent diffuse diabetic macular edema”, Retinal,26(9):999-1005.
55. Haut J, Limon S, Massin M, “ Retinopathy diabetic”.In:Le laser en Ophthalmologie. Masson. 1981:351-397.
56. Kreutzer TC, Alge CS, Wolf AH, et al (2008), “Intravitreal bevacizumab for the treatment of macular edema secondary to branch retinal vein occlusion”, Br J Ophthalmol 92: 351-355.
57. Soheilian M, Ramerani A, Bijanzadeh B et al (2007), ““Intravitreal bevacizumab (Avastin) in patient with chronic diffuse diabetic macular edema”,Retina 27:1187-1195.
58. Spitzer RF, Wallenfels Thilo, Sierra A et al (2006), “Anti proliferativeand cytotoxic properties of bevacizumab on different ocular cells”, Br J Ophthalmol 90:1316-1321.
59. Klein R, Moss SE, et al (2005). “The Winconsin epidemmiologic study of diabetic retinopathy:II.Prevalent and rick of diabetic retinopathy when age at diagnosis is less than 30 years”.Arch Ophthalmol. 102, 527p.
60. Baseer U Khan, MD, Staff Physican, department of Ophthalmology, Univercity of Toronto, Canadn (2001) “Macular Edema, Diabetic”, Emedicine Journal, September 11 2001, Volume 2, Number 9.
61. Gutierrez, J.C, et al (2008), “Intravitreal bevacizumab (Avastin) in the tretment of macular edema secondary to retinal vein occulucion “. Clin Ophthalmol, 2(4), pp. 787-791.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com