Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc Avastin tiêm nội nhãn trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường
Sinh tân mạch bất thường là một quá trình bệnh lý xảy ra trong nhiều bệnh lý khác nhau ở mắt cũng như các bệnh toàn thân khác như: bệnh võng mạc đái tháo đường, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, các bệnh sinh tân mạch khác ở mắt khác như cận thị nặng, bệnh giả kẻ vân mạch máu, tân mạch hắc mạc vô căn, u, viêm khớp dạng thấp… Tân mạch võng mạc là nguyên nhân chính gây mù lòa trong các bệnh lý sinh tân mạch ở mắt.
Một trong những nguyên tắc trong điều trị tân mạch võng mạc là nhằm mục đích ức chế tân mạch phát triển và làm thoái triển tân mạch võng mạc
nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
Trong lịch sử nhãn khoa, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm tòi, khám phá nhằm điều trị bệnh lý này như laser, thuốc điều trị nội khoa… Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thực sự có phương cách nào thực sự có hiệu quả.
Việc phát hiện yếu tố phát triển nội mô mạch máu (VEGF) và vai trò của nó trong điều hòa sinh tân mạch tạo bước ngoặt lớn cho việc nghiên cứu và điều trị các bệnh sinh tân mạch ở mắt trên thế giới.
Gần đây, các chất ức chế yếu tố phát triển nội mô mạch máu (anti VEGF) được phát hiện như: Pegatanib(Macugen), Bevacizumab(Avastin), Ranibizumab (Lucentis) đã bước đầu được ứng dụng trên lâm sàng và thu được những kết quả hết sức khích lệ, tạo ra một cuộc cách mạng trong nghiên cứu và điều trị các bệnh có sinh tân mạch ở mắt.
Bevacizumab (Avastin Roche, Genetech, Inc) là một kháng thể đơn dòng kháng VEGF của người tái tổ hợp, có đầy đủ chiều dài, kết nối với tất cả các đồng dạng VEGF-A, do đó ức chế sự kết nối của VEGF với các receptor của chúng trên bề mặt tế bào nội mô. Avastin đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chứng nhận trong điều trị bệnh nhân ung thư trực tràng di căn.
Gần đây, một số tác giả trên thế giới đã công bố kết quả của phương pháp dùng các chất ức chế đặc hiệu (anti VEGF) tiêm nội nhãn điều trị các bệnh sinh tân mạch ở mắt như: tân mạch hắc mạc, phù hoàng điểm và bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) tăng sinh cho kết quả rất tốt. Tại khoa Đáy mắt bệnh viện Mắt trung ương, đã có một số bác sỹ áp dụng phương pháp này, sử dụng thuốc Avastin để điều trị bệnh tân mạch võng mạc do ĐTĐ. Nhằm tìm hiểu về tác dụng của Avastin trông điều trị tân mạch do bệnh lý võng mạc ĐTĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc Avastin tiêm nội nhãn trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường”
Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc Avastin trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường.
2. Nhận xét mức độ an toàn của thuốc Avastin trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 10
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Sơ lược giải phẫu hệ tuần hoàn võng mạc 13
1.1.1. Hệ động mạch võng mạc 13
1.1.2. Hệ mao mạch võng mạc 13
1.1.3. Hệ tĩnh mạch võng mạc 14
1.2. Bệnh võng mạc đái tháo đường 15
1.2.1. Sơ lược về bệnh đái tháo đường 15
1.2.2. Dịch tễ học bệnh võng mạc đái tháo đường 15
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng 16
1.2.4. Tần xuất bệnh võng mạc đái tháo đường: 17
1.2.5. Các yếu tố nguy cơ 17
1.2.6. Phân loại lâm sàng bệnh VMĐTĐ theo nghiên cứu điều trị sớm bệnh
VMĐTĐ 18
1.3. Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh 19
1.3.1. Đại cương 19
1.3.2. Sinh bệnh học 19
1.3.3. Những dấu hiệu lâm sàng 20
1.3.4. Tiến triển của bệnh VMĐTĐ tăng sinh 21
1.3.5. Cơ chế phát triển tân mạch võng mạc 22
1.4. Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường 23
1.4.1. Laser quang đông võng mạc 23
1.4.2. Điều trị ngoại khoa 23
1.4.3. Điều trị nội khoa 24
1.5. Sử dụng Bevacizumab trong điều trị các bệnh sinh tân mạch võng
• o o • • • o
mạc 24
1.5.1 Giới thiệu về bevacizumab 25
1.5.2. Liều dùng bevacizumab 26
1.5.3. Kết quả của các nghiên cứu hiện nay trên thế giới 27
1.5.4. Độ an toàn khi sử dụng bevacizumab tiêm nội nhãn trong điều trị các bệnh
sinh tân mạch ở mắt 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Loại hình nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 34
2.2.3. Thu thập thông tin 35
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 35
2.2.5. Quy trình nghiên cứu: 36
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 41
3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới 41
3.1.2. Đặc điểm về địa dư 42
3.1.3. Phân loại đái tháo đường 42
3.1.4. Tình trạng thị lực đã chỉnh kính 43
3.1.5. Tình trạng nhãn áp 43
3.1.6. Tình trạng huyết áp 44
3.1.7. Tình hình kiểm soát đường huyết 44
3.1.8. Thời gian phát hiện mắc bệnh ĐTĐ 45
3.2. Tình trạng tân mạch và một số yếu tố liên quan 45
3.2.1. Các hình thái tăng sinh 45
3.2.2. Mức độ tân mạch võng mạc và đĩa thị trước tiêm 46
3.2.3. Liên quan giữa mức độ tân mạch trước điều trị và thời gian bị bệnh ĐTĐ. .46
3.2.4. Liên quan giữa mức độ tân mạch và tình trạng đường huyết trước điều trị. 47
3.2.5. Liên quan giữa thị lực và hình thái tăng sinh 48
3.3. Tình trạng hoàng điểm và một số yếu tố liên quan 49
3.3.1. Tình trạng hoàng điểm trước điều trị 49
3.3.2. Liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thời gian bị bệnh ĐTĐ 50
3.3.3. Liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thị lực 50
3.4. Kết quả điều trị 51
3.4.1. Mức độ cải thiện thị lực sau điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 4 tuần 51
3.4.2. Nhãn áp sau điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 4 tuần 52
3.4.3. Tình trạng huyết áp 52
3.4.4. Mức độ thoái triển tân mạch sau điều trị tại thời điểm 1 tuần và 4 tuần 53
3.4.5. Các hình thái tăng sinh sau điều trị 1 tuần và 4 tuần 54
3.4.6. Mức độ giảm phù hoàng điểm sau điều trị 1 tuần và 4 tuần 54
3.5. Biến chứng 55
3.5.1. Biến chứng tại mắt 55
3.5.2. Các biến chứng toàn thân 56
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 57
4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân theo tuổi và giới 57
4.1.2. Phân loại typ đái tháo đường và thời gian bị bệnh đái tháo đường 58
4.1.3. Đặc điểm về thị lực 59
4.1.4. Tình hình kiểm soát đường huyết 60
4.1.5. Tình trạng huyết áp 60
4.2. Tình trạng hoàng điểm 63
4.3. Nhận xét kết quả điều trị 64
4.3.1. Kết quả về giải phẫu 64
4.3.2. Kết quả về thị lực 67
4.3.3. Tai biến và biến chứng 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích