ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN: MỘT THỬ NGHIỆM CAN THIỆP NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG MÙ ĐƠN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN: MỘT THỬ NGHIỆM CAN THIỆP NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG MÙ ĐƠN
Trần Hòa An1, Trịnh Thị Diệu Thường1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: GERD hiện nay là bệnh lý đáng quan tâm và điều trị còn nhiều thách thức. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả và tính an toàn của cấy chỉ khi kết hợp với điều trị tiêu chuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng mù đơn với 66 người bệnh GERD (GerdQ≥8). Nhóm chứng (N=33) được điều trị tiêu chuẩn gồm thay đổi lối sống, PPI và antacid; nhóm can thiệp (N=33) phối hợp thêm cấy chỉ 2 lần trong 4 tuần. Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào điểm tiên đoán dương theo GerdQ hằng tuần và đồng thời theo dõi tác dụng ngoại ý của cấy chỉ. Kết quả: Sau 4 tuần điều trị, nhóm chứng có hiệu quả điều trị là 66,7 % (KTC 95%, 48,6 – 80,9%) và 93,9% (KTC 95%, 77,9 – 98,6%) ở nhóm can thiệp (p=0,0053). Đối với hiệu quả cải thiện hoàn toàn, nhóm chứng đạt 9,1%, nhóm can thiệp 63,7% (p<0,0001), với RR=7 (KTC 95%, 2,3 – 21,2). Tác dụng ngoại ý chiếm 9,1%, hầu hết không cần điều trị và không để lại di chứng. Kết luận: Cấy chỉ phối hợp với điều trị chuẩn mang lại hiệu quả cao và an toàn trên người bệnh GERD. Các nghiên cứu can thiệp dựa trên phân loại hội chứng lâm sàng nên được tiến hành.
Trào ngược dạ dày –thực quản (GERD) tại Việt Nam hiện nay là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và xu hướng đang tăng lên(1). Trong khi đó việc điều trị vẫn là một thách thức, mặc dù được điều trị PPI thì vẫn có rất nhiều trường hợp còn triệu chứng kéo dài(2). Mặt khác, các phương pháp điều trị bằng YHCT đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị GERD, đặc biệt là châm cứu kết hợp với YHHĐ(3). Cấy chỉ qua nhiều công trình nghiên cứuđã chứng minh có tác dụng tương đương với châm cứu hoặc hiệu quả hơn trong nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt trong các bệnh lý cần phải điều trị kéo dài và chỉ cần thực hiện 1 –2 tuần một lần(4). Hiện nay, tạiViệt Nam chưa có công trình nghiên cứu cấy chỉ điều trị GERD. Do đó mục tiêu nghiên cứu là so sánh giữa cấy chỉ kết hợp điều trị chuẩn với điều trị chuẩn đơn thuần theo YHHĐ về hiệu quả điều trị GERD dựa trên sự cải thiện các triệu chứng điển hình theo các điểm tiên đoán dương trong bộ câu hỏi GerdQ, đồng thời đánh giá các tác dụng ngoại ý của cấy chỉ trong thời gian can thiệp 4 tuần.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com