ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và tác DỤNG KHÔNG MONG MUỐN của PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOSTEROID tại CHỖ TRONG điều TRỊ VIÊM điểm bám gân lồi cầu NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và tác DỤNG KHÔNG MONG MUỐN của PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOSTEROID tại CHỖ TRONG điều TRỊ VIÊM điểm bám gân lồi cầu NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY

 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và tác DỤNG KHÔNG MONG MUỐN của PHƯƠNG PHÁP TIÊM CORTICOSTEROID tại CHỖ TRONG điều TRỊ VIÊM điểm bám gân lồi cầu NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY.Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay (Lateral epicondylitis) còn được gọi bằng một số tên khác như khuỷu tay của người chơi tennis (tennis elbow), khuỷu tay của người chèo thuyền. Đây là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp. Bệnh không gây tàn phế nhưng thường gây đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, lao động thường ngày của bệnh nhân.
Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 1 – 3% dân số với tuổi thường mắc từ 40 – 60, ít khi xảy ra trước tuổi 30 [7] ,[17] ,[35]. Người ta ước tính, có khoảng 10 – 50% những người thường xuyên chơi quần vợt sẽ có biểu hiện bệnh tại một số thời điểm trong sự nghiệp của họ [73]. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh còn liên quan đến yếu tố nghề nghiệp như nội trợ, đan lát, người chơi đàn, thợ sửa chữa, …
 Bệnh thường diễn biến lành tính, có thể tự khỏi nhưng dễ tái phát, khoảng 18 – 50% bệnh nhân tái phát sau 6 tháng, 10% phải phẫu thuật [22], [44]. Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hoặc hàng năm, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm [7], [22].


Có nhiều biện pháp để điều trị bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay như: giảm hoặc ngừng vận động tại vùng gân tổn thương, cố định tạm thời, điều trị vật lý trị liệu, dùng các thuốc chống viêm, giảm đau đường uống hoặc bôi tại chỗ, điều trị phẫu thuật… Tiêm corticosteroid tại chỗ là phương pháp điều trị thông dụng trong bệnh lý phần mềm quanh khớp có hiệu quả giảm đau nhanh và tốt, các chế phẩm corticoid tiêm khớp thường dùng là dạng dịch treo như hydrocortison acetat; Depo Medrol (methylprednisolon acetat); Diprospan (betamethasone dipropioate)… 
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay và các biện pháp điều trị: Hay E và cộng sự (1999) [32], Smidt N (2002) [68], Tonks (2007) [74], Thoger (2013) [72]… tuy nhiên kết quả ít có sự thống nhất.
Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về bệnh lý này. Hà Xuân Tịnh (2006) [3] nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và điều trị một số bệnh lý phần mềm quanh khớp, trong đó có viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay. Hiện nay, ở bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân được chẩn đoán viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay và được chỉ định tiêm corticosteroid tại chỗ để điều trị chiếm tỷ lệ cao, song chưa có nghiên cứu  nào đánh giá hiệu quả điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay bằng phương pháp tiêm corticosteroid tại chỗ, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1.    Đánh giá hiệu  quả của phương pháp tiêm corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.
2.    Nhận xét tác dụng không mong muốn của phương pháp tiêm corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN    3
1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp khuỷu và phần mềm quanh khớp    3
1.1.1. Các mặt của khớp    3
1.1.2. Bao khớp    5
1.1.3. Các dây chằng    6
1.1.4. Các cơ bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài    6
1.2. Bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay     10
1.2.1. Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ  và cơ chế bệnh sinh    11
1.2.2. Triệu chứng và chẩn đoán    12
1.2.3. Điều trị    14
1.3. Thuốc chống viêm steroid và liệu pháp tiêm corticosteroid vào khớp và phần mềm cạnh khớp    17
1.3.1. Cơ chế của thuốc chống viêm steroid:    17
1.3.2. Chỉ định tiêm corticosteroid vào phần mềm cạnh khớp     18
1.3.3. Chống chỉ định tiêm corticosteroid vào phần mềm cạnh khớp    18
1.3.4. Các chế phẩm thuốc    19
1.3.5. Các tác dụng không mong muốn của liệu pháp     20
1.4. Thuốc chống viêm không steroid     21
1.4.1. Cơ chế tác dụng của thuốc CVKS:    22
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc CVKS trong thấp khớp học    22
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới    24
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước    24
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới    24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1. Đối tượng nghiên cứu    27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    29
2.3. Phương pháp nghiên cứu    29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    29
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu    29
2.3.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu    29
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin    30
2.3.5. Các bước tiến hành:    34
2.3.6. Các thông số đánh giá hiệu quả của liệu pháp tiêm corticosteroid     35
2.3.7. Các thông số đánh giá tác dụng không mong muốn của liệu pháp    36
2.4. Phương pháp xử lý số liệu    36
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    39
3.1. Đặc điểm chung của 2 nhóm bệnh nhân    39
3.1.1 Đặc điểm về tuổi    39
3.1.2. Đặc điểm về giới:    39
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp:    40
3.1.4. Đặc điểm về tiền sử bệnh    40
3.1.5. Thời gian mắc bệnh và số lần tái phát bệnh:    42
3.1.6. Đặc điểm tại chỗ    43
3.1.7. Mức độ đau và hoạt động chức năng tính theo thang điểm PRTEE    44
3.1.8. Điểm đau theo thang điểm VAS    46
3.1.9. Ảnh hưởng góc vận động khớp khuỷu và cơ lực nắm tay bên tổn thương    46
3.1.10. Đặc điểm cận lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân    47
3.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm corticosteroid tại chỗ:    48
3.2.1. Mức độ cải thiện cường độ đau theo thang điểm VAS    48
3.2.2. Cải thiện triệu chứng viêm tại chỗ    49
3.2.3. Cải thiện mức độ ảnh hưởng vận động    49
3.2.4. Cải thiện cơ lực :    50
3.2.5. Cải thiện điểm PRTEE    50
3.2.6. Đánh giá kết quả điều trị chung sau 1 tháng:    51
3.2.7. Sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả điều trị:    51
3.2.8. Sự ảnh hưởng của một số chỉ số lâm sàng tại thời điểm bắt 
đầu nghiên cứu đến kết quả điều trị    53
3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp tiêm corticosteroid tại chỗ:    54
3.3.1. Thay đổi về mạch, huyết áp:    54
3.3.2 . Các tác dụng không mong muốn:    54
Chương 4. BÀN LUẬN    55
4.1. Đặc điểm chung của hai nhóm bệnh nhân    55
4.1.1. Đặc điểm về tuổi    55
4.1.2. Đặc điểm về giới:    55
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp:    56
4.1.4. Đặc điểm về tiền sử bệnh    57
4.1.5. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh và số lần tái phát bệnh    60
4.1.6. Đặc điểm tại chỗ:    61
4.1.7. Đặc điểm về mức độ đau theo thang điểm VAS và theo thang điểm PRTEE    63
4.1.8. Đặc điểm về ảnh hưởng hoạt động chức năng theo thang điểm PRTEE    64
4.1.9. Đặc điểm về cận lâm sàng    65
4.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm corticosteroid tại chỗ:    66
4.2.1. Cải thiện cường độ đau theo thang điểm VAS:    66
4.2.2. Cải thiện triệu chứng viêm:    67
4.2.3. Cải thiện mức độ ảnh hưởng vận động khớp khuỷu    67
4.2.4. Cải thiện về cơ lực nắm tay bên tổn thương:    68
4.2.5. Cải thiện mức độ đau và mức độ tàn tật theo thang điểm PRTEE    69
4.2.6.  Đánh giá kết quả điều trị chung sau 1 tháng    70
4.2.7. Sự ảnh hưởng của nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, số lần tái phát bệnh với kết quả điều trị:    73
4.2.8. Sự ảnh hưởng của  một số chỉ số lâm sàng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (N0) đến kết quả điều trị    74
4.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của liệu pháp tiêm corticosteroid tại chỗ    75
KẾT LUẬN    78
KIẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng Oxford Scale     31
Bảng 3.1. Tiền sử bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay    40
Bảng 3.2.Tiền sử điều trị tiêm lồi cầu ngoài xương cánh tay    41
Bảng 3.3. Biểu hiện viêm tại chỗ    44
Bảng 3.4. Mức độ đau tại 1 số thời điểm    44
Bảng 3.5. Hoạt động cụ thể theo thang điểm PRTEE    45
Bảng 3.6. Hoạt động hàng ngày theo thang điểm PRTEE    45
Bảng 3.7. Cải thiện triệu chứng viêm tại chỗ sau điều trị    49
Bảng 3.8. Cải thiện mức độ ảnh hưởng vận động sau điều trị    49
Bảng 3.9. Cải thiện cơ lực sau điều trị    50
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kết quả điều trị    51
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến kết quả điều trị    52
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của số lần tái phát bệnh đến kết quả điều trị    52
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mức độ đau theo thang điểm VAS      53
Bảng 3.14.  Ảnh hưởng của mức độ ảnh hưởng vận động đến kết quả điều trị    53
Bảng 3.15. Thay đổi về mạch huyết áp sau tiêm    54
Bảng 3.16. Các tác dụng không mong muốn sau tiêm    54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố các nhóm tuổi    39
Biểu đồ 3.2. Phân bố về giới    39
Biểu đồ 3.3. Phân bố về nghề nghiệp    40
Biểu đồ 3.4. Tiền sử bệnh lý phối hợp    41
Biểu đồ 3.5. Điều trị trước khi vào viện    42
Biểu đồ 3.6. Thời gian mắc bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay    42
Biểu đồ 3.7. Số lần tái phát bệnh    43
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm bên tổn thương    43
Biểu đồ 3.9. Điểm đau theo thang điểm VAS    46
Biểu đồ 3.10. Mức độ ảnh hưởng góc vận động khớp khuỷu bên tổn thương    46
Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng cơ lực nắm tay bên tổn thương    47
Biểu đồ 3.12. Hình ảnh XQ khớp khuỷu    47
Biểu đồ 3.13. Hình ảnh trên siêu âm khớp khuỷu    48
Biểu đồ 3.14. Đánh giá mức độ cải thiện VAS sau điều trị    48
Biểu đồ 3.15. Cải thiện điểm PRTEE sau điều trị    50
Biểu đồ 3.16. Đánh giá kết quả điều trị chung sau 1 tháng    51
 
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Giải phẫu khớp khuỷu    4
Hình 1.2: Giải phẫu các cơ duỗi vùng cẳng tay     9
Hình 1.3: Bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay    10
Hình 1.4: Cơ chế bệnh sinh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay    11
Hình 1.5: Hình ảnh calci hóa cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay    13
Hình 1.6: Hình ảnh siêu âm viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay    14
Hình 1.7. Tiêm PRP vào lồi cầu ngoài xương cánh tay    17
Hình 2.1: Thước đo VAS    31
Hình 2.2: Góc vận động khớp khuỷu bình thường    32
Hình 2.3: Tiêm lồi cầu ngoài xương cánh tay    35

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment