Đánh giá hiệu quả xạ trị đồng thời với Cisplatin hàng tuần Ung thư vùng hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả xạ trị đồng thời với Cisplatin hàng tuần Ung thư vùng hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.Ung thư hạ họng thanh quản là ung thư xuất phát từ hạ họng hoặc thanh quản. Ở giai đoạn sớm, ung thư khu trú ở một vị trí nhưng sang giai đoạn muộn do vị trí giải phẫu cận kề, chúng có thể xâm lấn từ hạ họng sang thanh quản hoăc ngược lại, không phân định được xuất phát điểm từ đâu, do vậy chúng thường được gọi chung là ung thư vùng hạ họng thanh quản (UTVHHTQ).
UTVHHTQ rất thường gặp, chiếm khoảng 20% trong ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên [1]. Theo Tổ chức ghi nhận ung thư quốc tế (Globocan) ước tính năm 2012 có khoảng 115.130 bệnh nhân UTVHHTQ mới mắc trên toàn cầu [2]. Tại Mỹ, số ca mắc mới hàng năm là 1,22/100.000 dân [3]. Tại Anh, số ca mắc mới mỗi năm là 1/100.000 nam giới [1].
Tại Việt Nam, UTVHHTQ đứng thứ hai trong các ung thư vùng đầu cổ, sau ung thư vòm. Tỉ lệ mắc ung thư hạ họng ở nam 6,2/100.000 dân, ở nữ 1/100.000 dân [4]. Bệnh hay gặp ở nam giới, tỉ lệ nam/nữ là 5/1. Độ tuổi hay gặp nhất 40-60 tuổi [5], [6]. Bệnh liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, nghiên rượu, các viêm nhiễm mạn tính vùng hạ họng do Human Papillome Virus typ 16, Epstein Barr Virus, trào ngược dạ dày-thực quản [5], [6], [7], [8]. Thể mô bệnh học UTVHHTQ chủ yếu là ung thư biểu mô vảy với các mức độ biệt hóa khác nhau.
UTVHHTQ ít được chẩn đoán ở giai đoạn sớm do các triệu chứng khởi đầu thường âm thầm, bệnh nhân chủ quan, việc phát hiện tổn thương nhỏ dễ bị bỏ sót hoặc nhầm với viêm nhiễm thông thường. Do đó, phần lớn bệnh nhân đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, có trên 80% bệnh nhân đến ở giai đoạn III-IV [9], khi đó u lớn, lan rộng hoặc đã di căn hạch, hạch dính trục mạch hoặc di căn xa nên điều trị ít hiệu quả, tiên lượng bệnh xấu.
Trước đây, điều trị UTVHHTQ giai đoạn III-IVA,B chủ yếu là phẫu thuật, thường phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản, mất đi khă năng phát âm suốt đời, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Ngay cả khi khối u được phẫu thuật, tỉ lệ tái phát tại chỗ, di căn vẫn cao, khoảng 21% tái phát sau 1 năm [10].
Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều trị hóa xạ đồng thời cho UTVHHTQ giai đoạn III, IVA-B có nhiều ưu điểm như tăng kiểm soát bệnh tại chỗ-vùng, giảm tỷ lệ tái phát và di căn, tăng thời gian sống thêm, tăng bảo tồn chức năng thanh quản. Cisplatin là thuốc làm tăng nhạy xạ, tăng khả năng diệt bào và có hiệu quả nhất để phối hợp với xạ trị. Tuy nhiên phương thức phối hợp đồng thời xạ trị với Cisplatin cũng rất khác nhau. Hai phác đồ hay được áp dụng đó là hóa xạ trị với Cisplatin liều cao 100mg/m2 ngày 1, 22, 43 và Cisplatin liều thấp 30mg/m2 hàng tuần trong 6 tuần. Mặc dù phác đồ hóa xạ trị với Cisplatin liều cao cho kết quả điều trị cao hơn, song lại nhiều độc tính, nên thường áp dụng cho BN có thể trạng tốt. Nhiều tác giả hay sử dụng Cisplatin liều thấp vì thuốc dễ dung nạp, ít độc tính, tỉ lệ đáp ứng điều trị cao và có thể áp dụng rộng rãi trên các bệnh nhân có thể trạng yếu [11], [12]. Tuy nhiên, các tác giả đều đưa ra ra khuyến cáo cần tiếp tục nghiên cứu thêm để tìm ra phác đồ phù hợp.
Ở Việt Nam, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã và đang áp dụng điều trị hóa xạ trị đồng thời với Cisplatin liều thấp cho UTVHHTQ giai đoạn III, IVA-B. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị của nhóm bệnh nhân này. Với mong muốn cung cấp thêm thông tin và góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả xạ trị đồng thời với Cisplatin hàng tuần Ung thư vùng hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Ung thư vùng hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng1/2012 đến tháng 6/ 2016.
2. Đánh giá đáp ứng điều trị phối hợp hóa xạ trị đồng thời với Cisplatin hàng tuần và một số độc tính của phác đồ cho Ung thư vùng hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B
MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả xạ trị đồng thời với Cisplatin hàng tuần Ung thư vùng hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu hạ họng thanh quản 3
1.1.1. Hạ họng 3
1.1.2. Thanh quản 4
1.1.3. Hệ bạch huyết hạ họng thanh quản 6
1.2. Dịch tễ học của ung thư vùng hạ họng thanh quản 9
1.3. Dạng lan tràn của bệnh 10
1.3.1. Lan tràn tại chỗ 10
1.3.2. Lan tràn tại vùng 11
1.3.3. Di căn xa 12
1.4. Mô bệnh học 12
1.4.1. Đại thể. 12
1.4.2. Vi thể 12
1.5. Chẩn đoán ung thư hạ họng thanh quản 14
1.5.1. Lâm sàng 14
1.5.2. Cận lâm sàng 15
1.5.3. Chẩn đoán giai đoạn 16
1.6. Các phương pháp điều trị ung thư hạ họng thanh quản 20
1.6.1. Phẫu thuật 20
1.6.2. Xạ trị 20
1.6.3. Hóa chất 25
1.6.4. Điều trị nhắm trúng đích 30
1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về hóa xạ trị đồng thời điều trị ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn III, IVA-B 30
1.7.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 30
1.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 34
2.3. Các bước tiến hành 35
2.3.1. Phương tiện nghiên cứu 35
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3.3. Cách thức thu thập thông tin bệnh nhân: 45
2.4. Xử lý số liệu 46
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 46
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 46
2.7. Sơ đồ nghiên cứu 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Đặc điểm chung về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 48
3.1.1. Phân bố theo tuổi 48
3.1.2. Giới 49
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thói quen sinh hoạt 49
3.1.4. Lý do vào viện 50
3.1.5. Thời gian đến khám bệnh 51
3.1.6. Toàn thân. 51
3.1.7. Các triệu chứng cơ năng 52
3.1.8. Vị trí của khối u nguyên phát qua nội soi. 53
3.1.9. Hình thái tổn thương u 54
3.1.10. Phân bố nhóm hạch cổ di căn khi được chẩn đoán 54
3.1.11. Vị trí và tính chất hạch di căn 55
3.1.12. Giai đoạn bệnh theo TNM 55
3.1.13. Phân bố thể mô bệnh học 57
3.1.14. Giá trị của CT trong đánh giá tổn thương u 57
3.1.15. Đánh giá hạch trên siêu âm vùng cổ 58
3.2. Đánh giá kết quả sau điều trị 58
3.2.1. Toàn thân trước và sau điều trị 58
3.2.2. Chấp hành liệu trình điều trị 59
3.2.3. Đánh giá đáp ứng điều trị 60
3.2.4. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị 62
3.2.5. Đánh giá độc tính cấp 63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 65
4.1.1. Tuổi và giới 65
4.1.2. Thói quen sinh hoạt 66
4.1.3. Lý do vào viện 67
4.1.4. Thời gian đến khám bệnh 68
4.1.5. Triệu chứng toàn thân 69
4.1.6. Các triệu chứng cơ năng 70
4.1.7. Vị trí khối u nguyên phát qua khám nội soi 71
4.1.8. Hình thái tổn thương u nguyên phát 72
4.1.9. Hạch cổ di căn 72
4.1.10. Giai đoạn TNM. 73
4.1.11. Đặc điểm cận lâm sàng 75
4.2. Đánh giá đáp ứng điều trị và độc tính 77
4.2.1. Chấp hành liệu trình điều trị 77
4.2.2. Tình trạng toàn thân sau điều trị 78
4.2.3. Đáp ứng điều trị 79
4.2.4. Độc tính của điều trị 85
KẾT LUẬN 88
KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn TNM 17
Bảng 3.1. Sự phân bố theo tuổi 48
Bảng 3.2. Thói quen sinh hoạt 49
Bảng 3.3. Thời gian đến khám bệnh 51
Bảng 3.4. Ảnh hưởng toàn thân trên các BN nghiên cứu 51
Bảng 3.5. Vị trí của khối u trong ung thư vùng hạ họng thanh quản 53
Bảng 3.6. Vị trí và tính chất hạch di căn 55
Bảng 3.7. Phân loại u nguyên phát 55
Bảng 3.8. Phân loại hạch vùng 56
Bảng 3.9. Phân bố týp mô bệnh học 57
Bảng 3.10. Giá trị của CT trong đánh giá tổn thương u 57
Bảng 3.11. So sánh hạch trên lâm sàng và siêu âm vùng cổ 58
Bảng 3.12. Tình trạng toàn thân trước và sau điều trị 58
Bảng 3.13. Chấp hành liệu trình điều trị của bệnh nhân nghiên cứu 59
Bảng 3.14. Đáp ứng cơ năng 60
Bảng 3.15. Đáp ứng thực thể chung cả u và hạch 60
Bảng 3.16. Đáp ứng u 61
Bảng 3.17. Đáp ứng hạch 61
Bảng 3.18. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị 62
Bảng 3.19. Tác dụng phụ trên hệ tạo huyết 63
Bảng 3.20. Tác dụng phụ ngoài hệ tạo huyết 63
Bảng 3.21. Biến chứng cấp tính tại vùng tia 64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự phân bố BN theo giới 49
Biểu đồ 3.2. Lý do vào viện 50
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng cơ năng 52
Biểu đồ 3.4. Hình thái tổn thương u 54
Biểu đồ 3.5. Sự phân bố nhóm hạch 54
Biểu đồ 3.6. Sắp xếp giai đoạn theo TNM 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu họng 3
Hình 1.2. Hạ họng nhìn từ phía sau 3
Hình 1.3. Cắt dọc thanh quản 5
Hình 1.4. Phân bố bạch huyết vùng cổ 6
Hình 1.5. Mặt sau hầu, các mạch bạch huyết lớn chỉ rõ các hạch sau hầu liên quan phổ biến trong ung thư hạ họng 6
Hình 1.6. Các nhóm hạch cổ trên thực hành lâm sàng 9
Hình 1.7. UTBM vảy biệt hoá cao 13
Hình 1.8. UTBM vảy biệt hoá kém 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xue – ying Deng, et al. (2009). Regional invation of hypopharyngeal cancer carcinoma based on CT – a report of 65 cases. Chinese journal of cancer 2009. 28,6.
2. Globocan (2012). International Agency for Research on Cancer. Online available at :http://globocan.iarc.fr/Default.aspx
3. Barnes (2001). Larynx, hypopharynx and esophagus. Surgical pathology of the head and neck. Marcel Dekker, Inc, New York. Basel, USA. Pag 205 – 214.
4. Nguyễn Bá Đức (2010). Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004 – 2008. Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1- 2010. Hội phòng chống ung thư Việt Nam.Tr 73- 80.
5. Trần Hữu Tuân (2008), Ung thư hạ họng, Tai Mũi Họng quyển 2. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Paul Q mongomery, et al, (2006), Tumours of the hypopharynx, Principles and practice of head and neck oncology, London and New York.
7. Ravindra uppaluri, John B. Sunwoo (2007). Neoplasms of the hypopharynx and cervical esophagus. Cumming. Otolaryngology. Head and neck sugery. Chapter 82.
8. R. S. Dhillon (2000). Neoplasia of the hypopharynx. Ear, nose and throat and head and neck surgery. Harcourt publishers. Pages 106 -107.
9. Trần Hữu Tước (1978). Nhận xét 173 trường hợp Ung thư hạ họng và thanh quản điều trị tại Bệnh viện Tai mũi họng trung ương từ 1955 đến 1975. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Lian X, Ji W, et al (2015). Clinical characteristic of 97 hypopharyngeal carcinoma cases.29, 6.
11. Ngô Thanh Tùng (2008). Nghiên cứu kết quả bước đầu hóa xạ trị đồng thời cho ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn không mổ được tại bệnh viện K . Tạp chí ung thư học việt nam số 1 . Hội thảo phòng chống ung thư quốc gia, tr. 93- 96.
12. Lau H, Yee D, Mackinson J, Brar S, (2004), Concomitant low- dow cisplatin and radiotheraphy for locally advanced squamous cell carcinoma of head and neck: Analysis of survival and toxicity.
13. Võ Tấn (1989). Ung thư họng – thanh quản. Tai mũi họng thực hành, tập 3. Nhà xuất bản y học Hà Nội . Tr 339- 346.
14. Bailey Byron J, Randal S Weber (2006). Hypopharyngeal cancer. Head and neck surgery – Otolaryngology. Volum two. 2nd Ed. Lippincott company, Philadelphia, USA, pags 1286 – 1303.
15. Frank H. Netter, MD . (2007). Atlas Human anatomy . Fourth Edition ( bản dịch của Phạm Đăng Diệu). Nhà xuất bản y học TP Hồ Chí Minh 2008.
16. Devita Vicent, Hellman and Rosenberg’s Cancer(2008): Princriples and Practice of oncology, 8th Edition. Copyright (2008) Lippincott Williams and Wilkins, the fifth Edition.
17. Rohen J.W, Yokochi C, Lutjen -Drecoll E. (2002). Atlas giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (Bản dịch của bộ môn giải phẫu Đại học Y Hà Nội)
18. Hermans R (2006). Head and neck cancer imaging. Springer Verlag Berlin Heidelberg.
19. Nguyễn Tuấn Hưng (2008), Đặc điểm dịch tễ học mô tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001- 2005, Luận án tiến sĩ y học. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
20. Adelstein DJ (2005), Squamous cell head and neck cancer. Recent clinical progess and prospects for the future.
21. Evans PHR, Montgomery PQ, ( 2007). Principles and practice of head and neck oncology , published in the Taylor and Francis e- library. Chapter 14, 442-443.
22. Spector JG, Sesions DG, Haughey BH, et al (2001). Delayed regional metastases, distant metastases and second primary malignancies in squamous cell carcinoma of the larynx and hypopharynx. Laryngoscope,111,1079- 1087.
23. Hoffman HT, Karnell LH, Shah JP, et al (2000). Hypopharyngeal cancer patient care evaluation. Laryngoscope; 107,1005-1017.
24. Lindberg RD (1972). Distribution of cervical lymph node metastases from squamous cell carcinoma of the upper respiratory and digestive tracts. Cancer 29, 1446-1448.
25. Mendenhall WM, ParsonsJT, Brant TA, et al (1989). Is elective neck treatment indicated for T2N0 squasmous cell carcinoma of the glottic larynx ? Radiation oncology,14, 199- 202.
26. Laderman M (1961). The place of radiotherapy in the treatment of cancer of the larynx. Ann Radiol ,Paris,4 , 443-454.
27. Ngô Thanh Tùng (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa xạ trị gia tốc đồng thời ung thư hạ họng – thanh quản giai đoạn không mổ được tại bệnh viện K, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
28. Kinsella TJ (1996). An approach to the radiosensitization of human tumors. Cancer J Sci Am, 2, 184-193.
29. Mineta JD, Ogino T, et al (1998). Human papilloma virus tuyp 16 and 18 detected in head and neck squamous cell carcioma. Anticancer res , 18, 4765- 4768.
30. Ilona M, Schmalfuss (2006). Neoplasms of the hypopharynx and proximal esophagus. Principles and practice of head and neck oncology. MD Martin Dnitz, London and New York. Page 81-102.
31. NCCN guidelines (2015). Table of contents Head and Neck American Joint Committee on Cancer TNM staging system, 7th edition, 2010.
32. Trần Thị Hợp (2001), Ung thư thanh quản hạ họng. Bài giảng ung thư học. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
33. Mai Trọng Khoa, Nguyễn Xuân Kử (2012), Một số tiến bộ về kỹ thuật xạ trị ung thư và ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học.
34. Nguyễn Văn Hiếu (2015), Ung thư học, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
35. Trần Hùng (2009), Đánh giá kết quả bước đầu hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB -IVB tại bệnh viện K năm 2007. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
36. Al- Sarraf (1994). Cisplatin combinations in the treatment of head and nẹk cancer . Seminars in Oncology ,5, 28-34.
37. Từ Thị Thanh Hương (2006). Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ điều trị tân bổ trợ cisplstin và 5Fluorouracil trongung thư hạ họn, thanh quản giai đoạn III-IV (M0) tại bệnh viện K 2002 – 2005. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
38. Kim JW, et al (2015). Definition chemoradiotheraphy versus surgery followed by adjuvant radiotheraphy in resectable stage III/ IV hypopharyngeal cancer. Cancer Res Treat, 12, 112.
39. Herchenhorn D, Dias FL, Moraes LM, et al (2004). Chemoradiation protocol for locally advanced squamous cell carcioma of the larynx and oropharynx. Organ preservation and short term mortality.
40. Krstevska V, et al, (2010). Concurrent radiochemotheraphy in advanced hypopharyngeal cancer. Radiat oncology, 18,5.
41. Phạm Hữu Nhân và Cs, (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư hạ họng bằng hóa xạ trị đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học thực hành số 10,2,35.
42. Nguyễn Tiến Quang (2002). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đáp ứng của UT hạ họng – thanh quản với xạ trị tại bệnh viện K (1997 – 2001). Tạp chí Y học thực hành số 10, 2, 24.
43. Bộ y tế, (2013), Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do sử dụng rượu bia.
44. Nguyễn Quốc Dũng (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp CLVT – đối chiếu với phẫu thuật của ung thư hạ họng. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
45. Nguyễn Đình Phúc (2009). Ung thư thanh quản – hạ họng: Tổng kết 1030 bệnh nhân của 54 năm từ 1955 đến 2008 tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam; tập 359; tháng 7 – số 2.
46. Meier H, Tisch M (1997). Epidemiology of laryngeal cancer: results of the Heidelberg case-control study. Acta Otolaryngol Suppl (Stockh), 527, 160-164.
47. Boutin P, Marndas (2001). Cancer of larynx Francer.
48. Carl E. Silver , Roger J. Levin (1996): The hypopharynx. Surgery for cancer of the larynx and related structures.W.B.Saunders company, Phyladelphia – New York, 203 – 260.
49. Lo TC, Wley A.L. Jr., Ansfield F.J, et al (1976). Combined radiation therapy and 5-fluorouracil for advanced squamous cell carcinoma of the oral cavity and oropharynx: a randomized study. American Journal Roentgenol,126, 229-235.
50. Grary L, Clayman.MD, et al. (2008), Neoplasms of the head and neck, Section 27, 1176- 1220.
51. Nguyễn Vĩnh Toàn (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp CLVT tổn thương Ut thanh quản đối chiếu phẫu thuật. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
52. Vũ Văn Thạch (2012), Đánh giá kết quả xạ trị ung thư hạ họng giai đoạn III, IV a-b tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
53. El – sawy WH, Elhagg AG, (2001). Neo – Adjuvant chemotherary and radiotherapy for locally advanced carcinoma of larynx: A method for laryngeral prasarvation, Journal of the Egyptian nat. Cancer inst, 229-235.
54. Trần Ngọc Dũng (1971). Vấn đề hạch cổ trong ung thư hạ họng và ung thư thanh quản. Tạp chí y học số 1.
55. Becker M, (1998). Diagnosis and staging of laryngeal tumors with CT & MRI. Radiologe. 38(L): 93-100.
56. Million RR, Cassisi NJ, Mancuso AA (1994). Larynx. IN: Million RR, Cassisi NJ, eds. Management of head and neck cancer: A multidisciplinary approach, 2nd ed. Philadelphia: JB Lippincott; 431-497.
57. Kinsella TJ (1996). An approach to the radiosensitization of human tumors. Cancer J Sci Am, 2, 184-193.
58. Homma A, Inamura N, oridate N, et al. (2011). Concomitant weekly cisplatin and radiotheraphy for head and neck cancer. Jpn J Clin Oncology.41,8..
59. Cancer therapy Evaluation Program, Common Terminology Criteria for Adverse Events, Version 3.0, DCTD, NCI, NIH, DHHS March 31, 2003 (http://ctep.cancer.grov))Publish Date: December 12, 2003.
60. Cox JD, Stetz J, Pajak TF. (1995). Toxicity criteria of the Radiation Therapy Oncology Group (RTOG) and the European Organization for Research and Treatment of Cancer (EORTC). INt J Radiat Oncol Biol Phys .31, 1341- 1346.
61. Katori H, Tsukuda M, Mochmatu I, et al. (2004). Phase I trial of concurrent chemoradiotherapy with doxetaxel, cisplatin and 5FU ( TPF) in patients with locally advanced squamous cell carcioma of the head and neck. Br J Cancer. 2, 90.