Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ suy đa tạng bằng lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch bù dịch đồng thời trước và sau quả lọc
Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ suy đa tạng bằng lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch bù dịch đồng thời trước và sau quả lọc. Suy đa tạng (SĐT) là bệnh cảnh thường gặp tại các khoa hồi sức với suy cùng lúc hoặc liên tiếp ít nhất 2 tạng. Đây là một quá trình bệnh tiến triển nặng với cơ chế tổn thương phức tạp, cả nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn đều có thể kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Có nhiều yếu tố thúc đẩy SĐT như nhiễm khuẩn, chấn thương, viêm tụy, ngộ độc, bỏng,… Giảm oxy mô, đáp ứng viêm quá mức và sự hình thành các gốc tự do được xem là các yếu tố dẫn đến tổn thương mô và rối loạn chức năng các tạng. Trong đó, phản ứng viêm quá mức giữ vai trò quan trọng trong tiến triển rối loạn chức năng các tạng [1]. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do SĐT vẫn còn rất cao, từ 22% khi suy 1 tạng tăng lên đến 83% khi suy ≥ 4 tạng [2]. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân SĐT có liên quan chặt chẽ với tuổi của bệnh nhân, bệnh nền và tình trạng nhiễm khuẩn [3],[4]. Số tạng suy càng nhiều và mức độ tạng suy càng nặng thì tỷ lệ tử vong càng cao, do đó mục tiêu điều trị là hỗ trợ chức năng các tạng và phòng ngừa các biến chứng do điều trị cho đến khi các tạng hồi phục.
Lọc máu liên tục là kỹ thuật đã được áp dụng tại Việt Nam trong hơn 10 năm và ngày nay được xem là công cụ hữu hiệu hỗ trợ điều trị SĐT. Trong các phương thức lọc máu liên tục thì siêu lọc tĩnh mạch – tĩnh mạch có khả năng đào thải nước và các chất trung gian gây viêm bằng cách sử dụng dịch thay thế đưa vào trước quả lọc (bù dịch trước quả) hoặc sau quả lọc (bù dịch sau quả). Trong phương thức bù dịch sau quả, khả năng thanh thải chất tan liên quan trực tiếp với tốc độ siêu lọc và là phương thức đối lưu hoàn toàn [5],[6]. Khi dịch thay thế được đưa vào sau quả lọc, nồng độ các chất tan trong máu đi qua quả lọc cao nhờ vậy hiệu quả lọc tăng, nhưng do máu cô đặc nên quả lọc dễ bị đông tắc. Bù dịch trước quả làm giảm độ nhớt của máu khi đi qua quả lọc; vì vậy giúp hạn chế đông quả lọc, có thể kéo dài đời sống quả lọc; nhưng khả năng thanh thải các chất hòa tan giảm và để đạt được cùng hiệu quả lọc như bù dịch sau quả thì tốc độ dòng máu cần phải lớn và theo đó là lượng dịch thay thế cần nhiều hơn [5],[6]. Để lựa chọn hiệu quả cũng như hạn chế những nhược điểm của hai phương pháp trên, ADQI (Acute Dialysis Quality Initiative) khuyến cáo có thể phối hợp hai phương pháp trên bằng cách bù dịch đồng thời trước và sau quả lọc [7]. Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã áp dụng phương thức bù dịch này trên các bệnh nhân SĐT và ghi nhận hiệu quả trong giảm mức độ suy tạng và tử vong. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu đạt giải thưởng Nhà nước, Nguyễn Gia Bình và cộng sự cũng sử dụng phương thức bù dịch trước và sau quả trên các bệnh nhân SĐT và cho thấy phương thức này giúp cải thiện toan chuyển hóa, cải thiện trao đổi khí ở phổi, giảm mức độ suy tạng và tử vong [8],[9], [10], [11].
Tuy nhiên, còn một số vấn đề chưa được nhiều nghiên cứu đề cập, đó là so với phương thức bù dịch sau quả thì bù dịch đồng thời trước và sau quả có giúp kéo dài đời sống quả lọc không? Có khác biệt gì trong hỗ trợ chức năng các tạng? Khả năng thanh thải đối với các chất tan của bù dịch đồng thời trước và sau quả như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ suy đa tạng bằng lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch bù dịch đồng thời trước và sau quả lọc” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy đa tạng có suy thận cấp, chỉ định lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhân dân 115.
2. Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ suy đa tạng bằng lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch bù dịch đồng thời trước và sau quả lọc so với bù dịch sau quả lọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ suy đa tạng bằng lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch bù dịch đồng thời trước và sau quả lọc
1. Kondrad R., Frank B., Jean-Louis V., et al. (2011). Pathophysiology of Sepsis and Multiple Organ Failure, In: Textbook of Critical Care, 6th edition, Elsevier Saunder, 129: 983-191.
2. Hunter J. (2014). Inflammatory Shock Syndromes, In: The ICU book, 4th edition, Lippincott Williams & Wilkins, 14: 384-408.
3. Florian B.M., Sachin Y., Derek C.A. (2014). Epidemiology of severe sepsis. Virulence, 5(1): 4–11.
4. Bauer A.E., Eugen F., Donald E.F. (2000). History of MOF and Definitions of Organ Failure, In: Multiple organ failure: Pathophysiology, Prevention, and Therapy, Springer, 1: 3-13.
5. Jorge C., Ronco C. (2010). Choosing a renal replacement therapy in acute kidney injury, In: Continuous renal replacement therapy, Oxford University Press, 10: 79-92.
6. Zhongping H., Jeffrey J.L., Claudio R., et al. (2009). Predilution and postdilution Reinfusion Techniques, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Esliver, 18(249): 1370-1374.
7. Schetz M., Leblanc M., Murray P.T. (2002). The Acute Dialysis Quality Initiative-part VII: fluid composition and management. Adv Ren Replace Ther, 9: 282-289.
8. Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Đỗ Quốc Huy và cs (2013). Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh, Đề tài cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Y tế.
9. Trương Ngọc Hải (2009). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy đa tạng, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
10. Van der Voort P.H.J., Gerritsen R.T., Kuiper M.A., et al (2005). Filter Run Time in CVVH: Pre- versus Post-Dilution and Nadroparin versus Regional Heparin-Protamine Anticoagulation. Blood Purif, 23: 175–180.
11. Olivier J.B., Patrick M.H. (2013). High-volume versus standard-volume haemofiltration for septic shock patients with acute kidney injury (IVOIRE study): a multicentre randomized controlled trial. Intensive Care Med, 6: 327-340.
12. Tilney N.L., Bai1ev G.L., Morgan A.P. ( 1973). Sequential system failure after rupture of abdominal aortic aneurysms: an unsolved problem in postoperative care. Ann Surg, 178: 117-122.
13. Baue A.E. (1975). Multiple, progressive, or sequential systems failure: a syndrome of the 1970s. Arch Surg, 110: 779-781.
14. Eiseman B., Beart R., Norton L. (1977). Multiple organ failure. Surg Gynecol Obstet, 144: 323-326.
15. Ronald V.M., Kasper F. (2015). Approach to the Patient with Shock, In: Harrison’s principle of internal medicine, 19th edition, Mc Graw Hill, 324: 1744-1759.
16. Bone R.C., Balk R.A., Cerra F.B., et al (1992). Definitions for sepsis and organ failure and guidelines for the use of innovative therapies in sepsis. The ACCP/SCCM Consensus Conference Committee. American College of Chest Phisicians/Society of Critical Care Medicine. Chest, 101: 1644-1655.
17. Leandro U.T., Ana L.B, Cristiana M.T., et al (2014). Sepsis-related deaths in Brazil: an analysis of the national mortality registry from 2002 to 2010. Crit Care, 18(6): 608-15.
18. Bauer A.E., Eugen F., Donald E.F. (2000). Risk and Setting for Multiple Organ Failure in Medical Patients, In: Multiple organ failure: Pathophysiology, Prevention, and Therapy, Springer, 5: 347-473.
19. Martin G.S., Mannino D.M., Eaton S., et al (2003). The epidemiology of sepsis in the United States from 1979 through 2000. N Engl J Med, 348: 1546-1554.
20. Elizabeth B., Desanka D., Sanja D., et al (2001). Multiple organ failure in septic patients. Brazilian journal of infectious diseases, 5(3): 1-8.
21. Ayman E.M., Hassan A.T., Rasheid E.Z., et al (2012). Multiple Organ Dysfunction Syndrome (MODS): Is It Preventable or Inevitable? International Journal of Clinical Medicine, 3: 722-730.
22. Nazir I.L., Timothy S.W. (2012). Impact of Intensive Care Unit Organ Failures on Mortality during the Five Years after a Critical Illness. Am J Respir Crit Care Med, 186(7): 640-647.
23. Johnson C, Abu-Hilal M (2004). Persistent organ failure during the first week as a marker of fatal outcome in acute pancreatitis. Gut, 53: 1340-1344.
24. Mole D.J., Olabi B., Robinson V., et al (2009). Incidence of individual organ dysfunction in fatal acute pancreatitis: analysis of 1024 death records. HPB, 11: 166-170.
25. Trần Hữu Thông, Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012). Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí nghiên cứu y học, 80(3): 66-72.
26. Phạm Thị Lan, Võ Thị Mỹ Duyên, Hà Thị Nhã Ca và cs (2017). Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đường truyền tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Tạp chí Thời sự Y học, (12): 35-39.
27. Hoàng Văn Quang (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị suy đa tạng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, Luận án Tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
28. David A.H., Catherine A.W., Jane M.E. (2006). The epidemiology of severe sepsis in England, Wales and Northern Ireland, 1996 to 2004: secondary analysis of a high quality clinical database, the ICNARC Case Mix Programme Database. Crit Care, 10: R42.
29. Takeshi U., Hiroshi I., Yuichi I. (2011). The impact of acute organ dysfunction on patients’ mortality with severe sepsis. J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 27(2): 180-184.
30. Nguyễn Thị Thanh Hà (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumanii, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
31. Lê Thị Việt Hoa, Nguyễn Phương Đông, Hoàng Công Tình và cs (2017). Nghiên cứu vai trò của Procalcitonin trong theo dõi điều trị và dự báo tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành hồi sức cấp cứu và chống độc, 435-444.
32. Trần Quế Sơn, Nguyễn Hải Nam (2016). Phẫu thuật chấn thương gan tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí nghiên cứu y học, 100(2): 123-130.
33. Darwin L.C., Norton J.G., Peter A.B., (2015). Acute and Chronic Pancreatitis, In: Harrison’s principle of internal medicine, 19th edition, Mc Graw Hill, 371: 2090-2102.
34. Darwin L.C., Norton J.G., Peter A.B., (2015). Approach to the patient with pancreatic disease, In: Harrison’s principle of internal medicine, 19th edition, Mc Graw Hill, 370: 2086-2090.
35. Comstedt P., Storgaard M., Lassen A.T. (2009). The Systemic Inflammatory Response Syndrome (SIRS) in acutely hospitalised medical patients: a cohort study. Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 17-67.
36. Donna S. (2011). Poisoning – Overview of Approaches for Evaluation and Treatment, In: Textbook of Critical Care, 6th edition, Elsevier Saunder, 170: 1265-1269.
37. Vũ Đình Thắng (2016). Nghiên cứu hiệu quả của lọc máu hấp phụ bằng cột than hoạt kết hợp với thẩm tách máu ngắt quãng trong điều trị ngộ độc cấp Paraquat, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
38. Marcos M., Michelle B., Daniella C., et al (2016). Microcirculatory dysfunction in sepsis: pathophysiology, clinical monitoring and potential therapies. Am J Physiol Heart Circ Physiol, 311: H324–H335,.
39. Maureen O.M., Deborah J.C., Gordon H.G., et al (2008). Ventilation Strategy Using Low Tidal Volumes, Recruitment Maneuvers, and High Positive End-Expiratory Pressure for Acute Lung Injury and Acute Respiratory Distress SyndromeA Randomized Controlled Trial. JAMA, 299(6): 637-645.
40. Vito F., Aikaterini V., Shirin G., et al (2013). Acute respiratory distress syndrome: new definition, current and future therapeutic options. J Thorac Dis, 5(3): 326-334.
41. Julie A.B., Lorraine B.W., Gordon R.B., (2011). Acute Lung Injury and Acute Respiratory Distress Syndrome, In: Textbook of Critical Care, 6th edition, Elsevier Saunder, 58: 388-397.
42. Bellomo R., Ronco C., Kellum J.A., et al. (2004). Acute renal failure – definition, outcome measures, animal models, fluid therapy and information technology needs: the Second International Consensus Conference of the Acute Dialysis Quality Initiative (ADQI) Group. Crit Care Clin, 8(4): R204-R212.
43. Eliot S., Joseph F.C. (2007). Acute renal failure and the critically ill surgical patient. Ann R Coll Surg Engl, 89: 22–29.
44. Bagshaw S.M., George C., Bellomo R. (2008). Early acute kidney injury and sepsis: a multicentre evaluation. Crit Care, 12(12): R47.
45. Rimes S.C., Frumento P., Bottai M., et al (2015). Evolution of chronic renal impairment and long-term mortality after de novo acute kidney injury in the critically ill; a Swedish multi-centre cohort study. Crit Care, 19: 221-233.
46. Francesco Garzotto, Pasquale Piccinni, Dinna Cruz et al (2011). RIFLE-Based Data Collection/Management System Applied to a Prospective Cohort Multicenter Italian Study on the Epidemiology of Acute Kidney Injury in the Intensive Care Unit Blood Purif, 31:159–171.
47. Lê Thị Diễm Tuyết (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà nội.
48. Guo K., Ren J., Wang J., et al (2015). Early Liver Dysfunction in Patients With Intra-Abdominal Infections. Medicine, 94(42):e1782.
49. Patel J.J., Taneja A., Niccum D., et al (2015). The association of serum bilirubin levels on the outcomes of severe sepsis. Intensive Care Med, 30(31): 23-39.
50. Johansen M.E. (2015). Hemostasis and endothelial damage during sepsis. Dan Med J, 62(8): B5135.
51. Nadine S., Manuel L.F. (2013). Thrombocytopenia in the critically ill. Can J Anesth, 60: 621-624.
52. Joseph C. and Hazelzet J.A. (2011). Sepsis and Multiple Organ System Failure in Children, In: Textbook of Critical Care, 6th edition, Elsevier Saunder, 131: 998-1003.
53. Zampieri F.G., Park M., Machado F.S., et al (2011). Sepsis-associated encephalopathy: not just delirium. Clinics (Sao Paulo), 66(10): 1825-1831.
54. Lioudmila V.K., Emir F. (2012). Sepsis: A Review for the Neurohospitalist. Neurohospitalist, 2(4): 144-153.
55. Rhodes A., Evans L.E., Alhazzani W., et al (2017). Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of severe sepsis and septic shock: 2016. Intensive Care Med, 43(3): 304-377.
56. Shapiro N.I., Howell M.D., Talmor D., et al (2005). Serum lactate as a predictor of mortality in emergency department patients with infection. Ann Emerg Med, 45(45): 524-528.
57. Derek C.A., Walter T., Linde Z., et al (2001). Epidemiology of severe sepsis in the United States: Analysis of incidence, outcome, and associated costs of care. Crit Care Med, 29(7): 1303-10.
58. Marshall J.C. (2000). SIRS, MODS, and the Brave New World of lCU Acronyms: Have They Helped Us?, In: Multiple organ failure: Pathophysiology, Prevention, and Therapy, Springer, 2: 14-22.
59. Faouzi S., Didier S. (2013). Acute liver failure: Current trends. Journal of Hepatology, 59: 56–58.
60. Polson J., Lee W.M. (2005). AASLD position paper: The management of acute liver failure. Hepatology, 41(5): 1179-97.
61. Anand K., Daniel R., Kenneth E.W., et al (2006). Duration of hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy is the critical determinant of survival in human septic shock. Crit Care Med, 34: 1589–1596.
62. Taylor T.B., Gordon R.B. (2011). ARDS Network (NHLBI) Studies – Successes and Challenges in ARDS Clinical Research. Crit Care Clin, 27(3): 459-468.
63. Immanuel Kant (2014). The ICU book: Acute Respiratory Distress Syndrome, 4th, Lippincott Williams & Wilkins, (23): 667-96.
64. Dellinger R.P., Levy M.M., Carlet J.M., et al (2013). Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of severe sepsis and septic shock: 2012. Intensive Care Med, 39: 165-228.
65. Cavallaro F., Sandroni C., Marano C., et al (2010). Diagnostic accuracy of passive leg raising for prediction of fluid responsiveness in adults: systematic review and meta-analysis of clinical studies. Intensive Care Med, 36: 1475-1483.
66. Ronco C., Bellomo R., Homel P. (2000). Effects of different doses in continuos veno-venuos hemofiltration on outcome of acute renal failure: a prospective randomised trial. Lancet, 355: 26-30.
67. Robert S.M., Kasper F. (2015). Severe Sepsis and Septic Shock, In: Harrison’s principle of internal medicine, 19th edition, Mc Graw Hill, 325: 1751-1759.
68. Annane D., Bellissant E., Bollaert P.E., et al (2009). Corticosteroids in the treatment of severe sepsis and septic shock in adults: a systematic review. JAMA, 301: 2362-2375.
69. Alexander D.C., Johan G., Jorrit J.H., et al (2014). Recombinant Human Activated Protein C in the Treatment of Acute Respiratory Distress Syndrome: A Randomized Clinical Trial. PloS One, 9(3): e90983.
70. Claudio R., Hans D.P. (2009). History and Development of Continuous Renal Replacement Therapy, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Elsevier, 18(240): 1323-1328.
71. Zaccaria R., Rinaldo B., Claudio R. (2009). Renal Replacement Techniques: Descriptions, Mechanisms, Choices, and Controversies, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Elsevier, 210: 1136-1141.
72. Rinaldo B., Claudio R. (2009). Continuous Renal Replacement Therapy: Hemofiltration, Hemodiafiltration, or Hemodialysis?, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Elsevier, 246: 1354-1377.
73. Vũ Đình Thắng và Phạm Công Doanh (2013). Lọc máu hấp phụ, In: CRRT-Lọc máu liên tục, Nhà xuất bản Y học, 256-268.
74. Steffen R.M., Stange J. (2009). Albumin Dialysis with Molecular Adsorbent Recirculating System in the Treatment of Liver Failure, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Elsevier, 20(280): 1539-1549.
75. Vũ Đình Thắng (2013). Hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử trong điều trị suy gan, In: CRRT-Lọc máu liên tục, Nhà xuất bản Y học, 195-203.
76. Reeves J.H. (2009). Plasmapheresis in Critical Illness, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Elsevier, 277: 1519-1524.
77. Tariq A., Paul R. (2010). Epidemiology of Acute Kidney Injury, In: Management of Acute Kidney Problems, Springer, 2: 63-74.
78. Uchino S., Bellomo R., Morimatsu H., et al. (2007). Continuous renal replacement therapy: A worldwide practice survey The Beginning and Ending Supportive Therapy for the Kidney (B.E.S.T. Kidney) Investigators. Intensive Care Med, 33: 1563–1570.
79. Vũ Đình Thắng (2013). Chỉ định, bắt đầu và kết thúc CRRT, In: CRRT-Lọc máu liên tục, Nhà xuất bản Y học, 27-38.
80. John A.K., Norbert L., Peter A., et al (2012). KDIGO Clinical Practice Guideline for Acute Kidney Injury. Kidney International Supplements, 2: 8-12.
81. Zarbock A., Kellum J.A., Schmidt C., et al (2016). Effect of early vs delayed initiation of renal replacement therapy on mortality in critically ill patients with acute kidney injury: the ELAIN randomized clinical trial. JAMA, 315: 2190-2199.
82. Gaudry S., Hajage D., Schortgen F., et al (2016). Initiation strategies for renal-replacement therapy in the intensive care unit. N Engl J Med, 375(2): 122-133.
83. Shigehiko U., Claudio R. (2010). Continuous Renal Replacement Therapies, In: Management of Acute Kidney Problems, Springer, 525-535.
84. Choi G. (2009). Thou shalt filtrate ? Sense and Nonsense of different CRRT modalities. Klinik für Anästhesiologie, CCM37:2268.
85. Lê Thị Mỹ Duyên, Vũ Đình Thắng và cs (2013). Chống đông trong CRRT, In: CRRT-Lọc máu liên tục, Nhà xuất bản Y học, 102-115.
86. Roy M., Ravindra L.M. (2009). Anticoagulation strategies for continuous renal replacement therapies, In: Critical Care Nephrology, 2nd edition, Saunders Elsevier, 18(244): 1342-1354.
87. Uchino S, Fealy N, Baldwin I, et al (2004). Continuous venovenous hemofiltration without anticoagulation. ASAIO J, 50: 76-80.
88. Ronco C., Ricci Z., Bellomo R. (2002). Importance of increased ultrafiltration volume and impact on mortality: Sepsis and cytokin story and the role of CVVH. Edtha Etna J, Suppl 2: 13-18.
89. Ronco C., Tetta C., Mariano F, et al. (2003). Interpreting the mechanisms of continuous renal replacement therapy in sepsis: The peak concentration hypothesis. Artificial Organs, 27(9): 792-801.
90. Honore P.M., Joannes-Boyau O., Gressens B. (2007). Blood and plasma treatments: The rationale of high-volume hemofiltration. Contrib Nephrol, 156: 387-395.
91. Di Carlo J.V., Alexander S.R. (2005). Hemofiltration for cytokin-driven illness: The mediator delivery hypothesis. Int J Artif Organs, 28: 777-786.
92. Ratanarat R., Brendolan A., Piccinni P., et al (2005). Pulse high-volume haemofiltration for treatment of severe sepsis: effects on hemodynamics and survival. Critical Care. Crit Care, 9: 781-795.
93. Piccinni P., Dan M., Barbacini S., et al (2006). Early isovolaemic haemofiltration in oliguric patients with septic shock. Intensive Care Med, 32: 80-86.
94. Boussekey N., Chiche A., Faure K., et al (2008). A pilot randomized study comparing high and low volume hemofiltration on vasopressor use in septic shock. Intensive Care Med, 34: 1646-1653.
95. Guang-Ming C., Yang-Hong C., Wei Z., et al (2015). Therapy of Severe Heatshock in Combination With Multiple Organ Dysfunction With Continuous Renal Replacement Therapy. Medicine, 94(31):e1212.
96. Lê Thị Mỹ Duyên, Trần Thị Bích Hương (2011). Vai trò của lọc máu liên tục trong điều trị suy thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1): 453-460.
97. Nguyễn Thị Trúc Thanh (2014). Hiệu quả của liệu pháp lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(2): 403-407
98. Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Quang, Phùng Nguyễn Thế Nguyên và cs (2015). Lọc máu liên tục trong sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa cơ quan ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(3): 64-74.
99. Lê Thị Diễm Tuyết, Trần Minh Tuấn (2009). Đánh giá tác dụng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Thực hành, 668: 84-87.
100. Nguyễn Văn Tuấn (2007). Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R, NXB Khoa học và kỹ thuật, 7: 41-42.
101. Mervyn S., Clifford S.D., Christopher W.S., et al (2016). The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock. JAMA, 315(8): 801-810.
102. David F.G., Mark E.M. (2017). Evaluation of and initial approach to the adult patient with undifferentiated hypotension and shock. UpToDate, graphic 100420.
103. Joseph P. (2014). Oxygen Inhalation Therapy, In: The ICU book, 3rd edition, Lippincott Williams & Wilkins, 21: 428-445.
104. Edoardo G.G., Roberto T., Vincenzo S. (2005). Liver enzyme alteration: a guide for clinicians. Canadian Medical Association J, 172(3): 367-79.
105. Ryan H. (2017). CRRT-Critical Care Program and Manitoba Renal Program. Winnipeg Regional Health Authority (WRHA), 1-17.
106. Payen D., Mateo J., Cavaillon J.M., et al (2009). Impact of continuous venovenous hemofiltration on organ failure during the early phase of severe sepsis: A randomized controlled trial. Crit Care Med, 37: 803-810.
107. Jae Y.P., Jung N.A., Jong H.J., et al (2016). Early initiation of continuous renal replacement therapy improves survival of elderly patients with acute kidney injury: a multicenter prospective cohort study. Crit Care, 20: 260-272.
108. Nfor T.K., Walsh T.S., Prescott R.J. (2006). The impact of organ failures and their relationship with outcome in intensive care: analysis of a prospective multicentre database of adult admissions. Anaesthesia, 61(8): 731-38.
109. Ping Z., Yi Y., Rong L.V., et al (2012). Effect of the intensity of continuous renal replacement therapy in patients with sepsis and acute kidney injury: a single-center randomized clinical trial. Nephrol Dial Transplant, 27: 967-973.
110. Huttune R., Aittoniemi J. (2011). New concepts in the pathogenesis, diagnosis and treatment of bacteremia and sepsis. Journal of Infection, 63: 407-419.
111. Michael J.K., Rabi R.D., Harry M., et al (2012). Predictors of Renal Replacement Therapy in Acute Kidney Injury Nephron Extra, 2: 247–255.
112. Rodrigo C., Patricio D., Ricardo C., et al (2006). High-volume hemofiltration as salvage therapy in severe hyperdynamic septic shock. Intensive Care Med, 32: 713–722.
113. Bellomo R, Lipcsey M, Calzavacca P, et al (2013). Early acid-base and blood pressure effects of continouous renal replacement therapy intensity in patients with metabolic acidosis. Intensive Care Med, 39: 429-436.
114. Bellomo R., Cass A., Cole L., et al (2009). Intensity of continouous renal-replacement therapy in critically ill patients. N Engl J Med, 361: 1627-1638.
115. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013). Giá trị tiên lượng của các cytokin TNF‐α, IL‐6, IL-10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(2): 7-14.
116. Cole L., Bellomo R., Hart G., et al. (2002). A phase II randomized, controlled trial of continuous hemofiltration in sepsis. Crit Care Med, 30: 100-106.
117. Klouche K. (2002). Continuous veno-venous hemofiltration improves hemodynamics in septic shock with acute renal failure without modifying TNFa and IL6 plasma concentrations. J Nephrol, 15: 150-157.
118. Minne L., Abu-Hanna A., de Jonge E. (2008). Evaluation of SOFA-based models for predicting mortality in the ICU: A systematic review. Crit Care, 12(6): R161.
119. Aditi J., Sanjeev P., Richa S., et al (2016). Sequential organ failure assessment scoring and prediction of patient’s outcome in Intensive Care Unit of a tertiary care hospital. J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 32(33): 364–368.
120. Etienne M., Ravindra L.M. (2010). Early vs late start of dialysis: it’s all about timing. Crit Care, 14: 112-118.
121. Yu-Hisang C., Tao-Ming H., Vin-Cent W., et al (2011). Impact of timing of renal replacement therapy initiation on outcome of septic acute kidney injury. Crit Care, 15:R134.
122. Bagshaw S.M., Uchino S., Bellomo R., et al (2009). Timing of renal replacement therapy and clinical outcomes in critically ill patients with severe acute kidney injury. J Crit Care, 24: 129-140.
123. Xuan W., Wei J.Y. (2012). Timing of Initiation of Renal Replacement Therapy in Acute Kidney Injury: A Systematic Review and Meta-analysis. Ren Fail, 34(3): 396-402.
124. Catherine S.C.B. (2007). High-Volume Hemofiltration as Adjunctive Therapy for Sepsis and Systemic Inflammatory Response Syndrome: Background, Definition and a Descriptive Analysis of Animal and Human Studies. Adv Sepsis, 6(2): 47-57.
125. Borthwick E.M.J., Hill C.J., Rabindranath K.S., et al (2017). High-volume haemofiltration for sepsis in adults (Review). The Cochrane Library, 18(7): 75-84.
126. Cole L., Bellomo R., Journois D., et al (2001). High-volume haemofiltration in human septic shock. Intensive Care Med, 27: 987-976.
127. Ghani R.A., Zainudin S., Ctkong N., et al (2006). Serum IL-6 and IL-1-ra with sequential organ failure assessment scores in septic patients receiving high-volume haemofiltration and continuous venovenous haemofiltration. Nephrology, 11(5): 386-93.
128. Uchino S., Fealy N., Baldwin I., et al. (2003). Pre-dilution vs. post-dilution during continuous veno-venous hemofiltration: impact on filter life and azotemic control. Nephron Clin Pract, 94(4): 94-98.
129. Nurmohamed S.A., Jallah B.P., Vervloet M.G., et al (2011). Predilution versus postdilution continuous venovenous hemofiltration: no effect on filter life and azotemic control in critically ill patients on heparin. ASAIO J, 57(1): 48-52.
130. Ashita T. (2012). Continuous Renal-Replacement Therapy for Acute Kidney Injury. N Engl J Med, 367: 2505-2514.
131. Lê Đình Thế, Vũ Đình Thắng, Cao Hoài Tuấn Anh và cs (2013). Biến chứng trong trị liệu thay thế thận, In: CRRT-Lọc máu liên tục, Nhà Xuất bản Y học, 214-223.
132. Phạm Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn và cs (2012). Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2): 145-157.
133. Alexander M.C. (2014). Disorders of Mentation, In: The ICU book, 3rd edition, Lippincott Williams & Wilkins, 50: 967-986.
134. Vincent J.L., Moreno R., Takala J., et al (1996). The SOFA (Sepsis.related Organ Failure Assessment) score to describe organ dysfunction/failure: On behalf of the Working Group on Sepsis.Related Problems of the European Society of Intensive Care Medicine (see contributors to the project in the appendix). Intensive Care Med, 22: 707-710.
135. Paul L.M. (2014). Clinical Scoring Systems, In: The ICU book, 4th edition, Lippincott Williams & Wilkins, 1055-1060.