Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em

Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em

Viêm nội nhãn (VNN) ở trẻ em là tình trạng viêm do nhiễm trùng của dịch kính, mô võng mạc, màng bồ đào. Bệnh có thể gây ton hại nặng nề về giải phẫu và chức năng thị giác. Đây là một bệnh lý cấp cứu, phức tạp ngay cả khi được điều trị sớm và đầy đủ.

Viêm nội nhãn nội sinh (VNNNS) thường do các tác nhân vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra bởi sự lan tràn từ các cơ quan khác (o nguyên phát) đến mắt qua đường máu. VNNNS là hình thái ít gặp, trên thế giới chiếm khoảng 2 – 8% tổng số viêm nội nhãn nói chung, thường gặp trên những bệnh nhân có bệnh suy giảm miễn dịch hoặc suy kiệt do các bệnh lý toàn thân, nhất là trên trẻ em, những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh [29,49]. Ở Việt Nam, tỷ lệ VNN ở trẻ em chiếm 0,418% trong tổng số bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương, nhiều nhất là vào mùa thu-đông [7].

Điều trị bệnh VNNNS ở trẻ gặp rất nhiều khó khăn do tính chất cấp tính, nặng nề của bệnh và cấu trúc nhãn cầu của trẻ em đang trong quá trình hoàn thiện về giải phẫu và sinh lý. Quá trình viêm gây ra đục các môi trường trong suốt của mắt (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính…), gây tổn hại lớp võng mạc thần kinh cảm thụ làm phá vỡ đường dẫn truyền thần kinh và tổn hại không hồi phục chức năng thị giác, mất thị lực, thậm chí phải khoét bỏ nhãn cầu. Nguyên tắc điều trị cần tích cực ngay từ đầu nhằm điều trị ổ nhiễm trùng nguyên phát và tại mắt. Phác đồ điều trị VNNNNS hiện nay là: kháng sinh toàn thân, kháng sinh và steroid tại chỗ (đưa thẳng thuốc vào buồng dịch kính). Chỉ định cắt dịch kính khi bệnh nặng ngay từ đầu hoặc khi điều trị nội khoa mà bệnh vẫn tiếp tục tiến triển [25]. Cắt dịch kính giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và độc tố đồng thời làm cho thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm khuếch tán tốt hơn.

Trên thế giới, các nghiên cứu trong những năm gần đây về điều trị viêm nội nhãn ghi nhận tỷ lệ thành công của phẫu thuật cắt dịch kính tăng dần từ 33% (Wong JS và cộng sự- 2000) đến 62% (Cornell và cộng sự- 2011) cùng với sự cải tiến về kỹ thuật và các trang thiết bị [17, 60]. Các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt dịch kính có vai trò lớn trong việc cải thiện chức năng thị giác: các mắt được phẫu thuật có khả năng hồi phục thị lực hơn (gấp 3 lần) so với mắt không được phẫu thuật và có ít nguy cơ phải múc bỏ nhãn cầu hơn [23, 29, 51, 61, 62, 64]. Tại Việt Nam, tác giả Lê Thúy Quỳnh (1999) đã nghiên cứu cắt thể thủy tinh và dịch kính điều trị VNNNS ở trẻ em nhưng tỷ lệ thành công thấp 14,3% do điều kiện phương tiện kỹ thuật còn chưa phát triển [5]. Từ năm 2006, tác giả Đỗ Như Hơn và cộng sự đã tiến hành sử dụng cắt dịch kính qua pars plana kết hợp bơm dầu silicon cho bệnh nhân VNNNS nhưng mới chỉ được nghiên cứu trên những trường hợp viêm nội nhãn ở người lớn, kết quả thành công đạt tới 74,6% [3, 6]. Tuy vậy, ở những trẻ dưới 16 tuổi có viêm nội nhãn nội sinh thì vai trò của phẫu thuật cắt dịch kính để loại bỏ tác nhân gây bệnh, phục hồi giải phẫu và phục hồi chức năng thị giác cho trẻ vẫn còn là vấn đề cần nghiên cứu.

Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em” nhằm các mục tiêu sau:

1 – Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana trong điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em.

– Đánh giá một sô yếu tô liên quan đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 13

1.1. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý mắt trên trẻ em 13

1.1.1. Dịch kính 13

1.1.2. Võng mạc 13

1.1.3. Màng bồ đào 14

1.1.4. Các hàng rào máu- mắt 14

1.2. Viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em 15

1.2.1. Cơ chế bệnh sinh 16

1.2.2. Các tác nhân gây bệnh 17

1.2.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 18

1.2.4. Điều trị 19

1.3. Điều trị phẫu thuật cắt dịch kính trong VNNNS ở trẻ em 21

1.3.1. Đặc điểm phẫu thuật cắt dịch kính trong điều trị VNNNS ở trẻ em…. 21

1.3.2. Kết quả phẫu thuật cắt dịch kính điều trị VNNNS ở trẻ em 24

1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 28

1.4. Tình hình nghiên cứu điều trị VNNNS trên trẻ em ở Việt Nam 30

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1. Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 32

2.2.3. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 33

2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 33

2.2.5. Tiêu chí và cách đánh giá 38

2.3. Xử lý số liệu 40

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. Đặc điểm bệnh nhân 41

3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và mắt bị bệnh 41

3.1.2. Tình hình điều trị trước khi nhập viện 42

3.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện… 43

3.2. Kết quả điều trị 46

3.2.1. Kết quả về chức năng 46

3.2.2. Kết quả về giải phẫu 48

3.2.3. Các biến chứng của phẫu thuật 49

3.2.4. Kết quả chung của phẫu thuật tại thời điểm sau 3 tháng điều trị… 51

3.3. Các yếu tố liên quan với kết quả tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật 52

3.3.1. Liên quan với tuổi 52

3.3.2. Liên quan với thời gian bị bệnh trước phẫu thuật 53

3.3.3. Liên quan với thị lực ban đầu 54

3.3.4. Liên quan với tình trạng đục của dịch kính 55

3.3.5. Liên quan với tác nhân gây bệnh 57

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58

4.1. Đặc điểm bệnh nhân 58

4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới và mắt bị bệnh 58

4.1.2. Tình hình điều trị trước khi nhập viện 59

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước khi phẫu thuật 59

4.2. Kết quả điều trị 61

4.2.1. Kết quả thị lực 61

4.2.2. Kết quả về giải phẫu 63

4.2.3. Biến chứng của phẫu thuật 64

4.2.4. Kết quả chung của phẫu thuật 67

4.3. Các yếu tố liên quan với kết quả điều trị 69

4.3.1. Tuổi bệnh nhân 69

4.3.2. Thị lực trước phẫu thuật 69

4.3.3. Thời gian tiến triển của bệnh 70

4.3.4. Tình trạng đục của dịch kính 72

4.3.5. Tác nhân gây bệnh 73

KẾT LUẬN 75

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 77

KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment