Đánh giá kết quả bước đầu điều trị u mạch máu trẻ em vùng đầu mặt cổ bằng Propranolol
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả bước đầu điều trị u mạch máu trẻ em vùng đầu mặt cổ bằng Propranolol.U mạch máu trẻ em (infantile hemangioma) là bệnh lý rất phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% ở trẻ dưới một tuổi [1]. U thường xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc thời gian đầu sau sinh, là kết quả của quá trình tăng sinh bất thường của các tế bào nội mô mạch máu. Trong một thời gian dài trước đây, việc chẩn đoán và điều trị UMMTE thường không được phân biệt rõ ràng với dị dạng mạch máu do chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh, một phần do sử dụng thuật ngữ “u máu” để chỉ các loại bất thường mạch máu nói chung.
Điều nầy đã dẫn đến nhiều sai lầm trong chẩn đoán và gặp nhiều khó khăn trong điều trị. U mạch máu được đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào nội mô (endothelium), tiến triển qua 3 giai đoạn: tăng sinh (proliferation), ổn định (stabilisation) và thoái triển (involution). Còn DDMM lớn lên tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của trẻ, có thể nặng hơn nhưng không có sự tăng sinh bất thường tế bào nội mô [2].
UMMTE đa phần có đặc tính tự thoái triển nhưng u thường xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng, thẩm mỹ và sang thương tâm lý nặng nề cho trẻ và gia đình.Vì vậy, trong nhiều trường hợp điều trị UMMTE cần được đề cập sớm để cải thiện về thẩm mỹ cho trẻ, giải tỏa sang thương tâm lý và tránh được các biến chứng do u gây ra. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị UMMTE với những hiệu quả khác nhau nhưng mỗi phương pháp vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp vẫn đang là vấn đề cần nghiên cứu.
Gần đây, một phương pháp điều trị mới cho UMMTE là sử dụng Propranolol đường uống. Dựa trên kết quả điều trị thành công của nhiều trường hợp, propranolol đường uống đóng vai trò như một liệu pháp hàng đầu trong điều trị u mạch máu ở trẻ em. Hiệu quả của propranolol trong việc làm giảm kích thước của u mạch máu cũng như các phản ứng phụ ở mức độ nhẹ đã khiến propranolol được ưa chuộng sử dụng hơn các phương pháp điều trị truyền thống.
Ở Việt Nam, hiện nay cũng đã có một số cơ sở sử dụng Propranolol trong điều trị UMMTE và đem lại kết quả rất khả quan đã được ghi nhận. Để góp nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả bước đầu điều trị u mạch máu trẻ em vùng đầu mặt cổ bằng Propranolol” với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng u mạch máu trẻ em vùng đầu mặt cổ được điều trị bằng Propranolol tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ T10/2012 đến T10/2013.
2. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị u mạch máu trẻ em của nhóm bệnh nhân trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả bước đầu điều trị u mạch máu trẻ em vùng đầu mặt cổ bằng Propranolol
Tài Liệu tham khảo
15. Nguyễn Nguyệt Nhã (2006), “ Nhân 2 trường hợp u máu vùng hàm mặt ở trẻ em được điều trị bằng phương pháp tiêm xơ kết hợp với phẫu thuật”. Tạp chí thông tin y dược, số chuyên đề phẫu thuật Nhi, tr. 119-122.
16. Kiều Trung Thành, Đặng Ngọc Hùng (1996), “Nhận xét lâm sàng và điều trị ngoại khoa u máu”, Y học thực hành, 327(10), tr.24-26.
17. Nguyễn Văn Thụ (1997), “Nhân 180 ca u máu Hàm Mặt”, Y học Việt Nam, 5, tr. 185-191.
25. Vũ Đình Minh và cộng sự (1996), “Phẫu thuật lạnh điề trị u máu phần mềm vùng miệng hàm mặt”. Y học Việt Nam 202,(3),tr.19-3.
27. Phạm Hữu Nghị (2000), Nghiên cứu ứng dụng Laser CO2 trong điều trị u mạch máu phang ở da vùng mặt cổ trên người Việt Nam trưởng thành. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
28. Vũ Đình Minh và cộng sự (1983), “Tiêm xơ điều trị u mạch bằng nước muối ưu trương đun sôi ở vùng mặt ”, Chuyên đề đại hội Răng hàm mặt Việt Nam lần thứ XI, tr.81-86.
31. Nguyễn Văn Thụ (1996), “Xử trí phẫu thuật các loại u máu vùng hàm mặt, Y học thực hành,129(3), tr. 29-32.
40. Nguyễn Quốc Hải (2011), “Điều trị bướu máu ở trẻ em bằng Propranolol”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15(3), pp. 156-159.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
1.1. PHÂN LOẠI VÀ QUAN ĐIỂM VỀ U MẠCH MÁU 15
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U MẠCH MÁU
TRẺ EM 17
1.2.1. Dịch tễ học 18
1.2.2. Bệnh sinh 18
1.2.3. Hình ảnh lâm sàng 19
1.2.4. Tiến triển 21
1.2.5. Tổn thương giải phẫu bệnh 22
1.3. CHẨN ĐOÁN 24
1.4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 24
1.5. CẽC BIẾN CHỨNG CỦA MẠCH MÁU 24
1.6. ĐIỀU TRỊ 25
1.6.1. Nguyên tắc chung 25
1.6.2. Mục đích điều trị 25
1.6.3. Các phương pháp điều trị 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân 32
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 32
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.2.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 33
2.2.2. Chẩn đoán 36
2.2.3. Thái độ điều trị 37
2.2.4. Liệu pháp Propranolol đường uống 38
2.2.5. Xử lý số liệu 41
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 42
3.1.1. Giới 42
3.1.2. Thời điểm xuất hiện u 42
3.1.3. Kích thước u tại thời điểm phát hiện 43
3.1.4. Sự tăng kích thước của u máu trong giai đoạn trước khi điều trị . 44
3.1.5. Kích thước u tại thời điểm điều trị 45
3.1.6. Số lượng u mạch máu trên cơ thể 46
3.1.7. Vị trí của u mạch máu 46
3.1.8. Phân loại u theo lâm sàng 48
3.1.9. Màu sắc u 50
3.1.10. Các yếu tố nguy cơ 51
3.1.11. Biến chứng của u mạch máu 52
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 54
3.2.1. Tuổi lúc bắt đầu điều trị 54
3.2.2. Chỉ định điều trị 54
3.2.3. Thời gian sử dụng thuốc điều trị 55
3.2.4. Kết quả sau 1 tháng điều trị 56
3.2.5. Kết quả sau 3 tháng điều trị 56
3.2.6. Các tác dụng phụ trong quá trình điều trị 57
3.2.7. Sự hài lòng của gia đình bệnh nhân 58
3.2.8. Kết quả sau khi điều trị 58
3.2.9. Liên quan giữa loại u theo lâm sàng với kết quả điều trị 59
3.2.10. Liên quan giữa kích thước u với kết quả điều trị 60
3.2.11. Liên quan giữa tuổi lúc bắt đầu điều trị với kết quả điều trị 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 62
4.1.1. Thời điểm xuất hiện u mạch máu 62
4.1.2. Sự tiến triển của u mạch máu 63
4.1.3. Màu sắc của u mạch máu 64
4.1.4. Kích thước của u mạch máu 65
4.1.5. Vị trí của u mạch máu 66
4.1.6. Biến chứng của u mạch máu 67
4.2. ĐIỀU TRỊ UMMTE BẰNG PROPRANOLOL 68
4.2.1. Phương pháp điều trị 68
4.2.2. Chỉ định điều trị 69
4.2.3. Tuổi khi bắt đầu điều trị 70
4.2.4. Kết quả điều trị 71
4.2.5. Các tác dụng phụ trong quá trình điều trị 72
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
•
Bảng 3.1. Thời điểm xuất hiện u 42
Bảng 3.2. Sự tăng kích thước của u mạch máu trong giai đoạn trước điều trị ..44
Bảng 3.3. Kích thước u tại thời điểm bắt đầu điều trị 45
Bảng 3.4. Số lượng u mạch máu trên cơ thể 46
Bảng 3.5. Phân loại u theo lâm sàng 48
Bảng 3.6. Các yếu tố nguy cơ 51
Bảng 3.7. Biến chứng của u mạch máu 52
Bảng 3.8. Tuổi lúc bắt đầu điều trị 54
Bảng 3.9. Chỉ định điều trị 54
Bảng 3.10. Kết quả sau 1 tháng điều trị 56
Bảng 3.11. Kết quả sau 3 tháng điều trị 56
Bảng 3.12. Kết quả sau khi điều trị 58
Bảng 3.13. Liên quan giữa loại u theo lâm sàng với kết quả điều trị 59
Bảng 3.14. Liên quan giữa tuổi lúc bắt đầu điều trị với kết quả điều trị 61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Số lượng bệnh nhân theo giới 42
Biểu đồ 3.2. Kích thước u tại thời điểm phát hiện 43
Biểu đồ 3.3. Vị trí của u mạch máu 46
Biều đồ 3.4. Màu sắc u 50
Biểu đồ 3.5. Thời gian sử dụng thuốc điều trị 55
Biểu đồ 3.6. Các tác dụng phụ trong quá trình điều trị 57
Biểu đồ 3.7. Sự hài lòng của gia đình bệnh nhân 58
Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa kích thước u và kết quả điều trị 60
DANH MỤC HÌNH
U mạch máu nông ở mặt
U mạch máu hỗn hợp
U mạch máu giai đoạn tăng sinh
U mạch máu đã thoái triển
U máu da đầu
U máu ở mặt
U máu ở cổ
U máu nông
U máu hỗn hợp
U máu sâu
U máu cổ bị loét
U máu mi mắt gây cản trở tầm nhìn