ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỂU TRỊ BỆNH TẮC TÁ TRÀNG
13 bênh nhi (7 nam, 6 nữ), tuổi trung bình 31 ngày, tắc tá tràng bẩm sinh được phẫu thuật tại Bênh viên Nhi TW từ 5 – 2008 đến 6 – 2010, sử dụng 3 trocar (1 trocar optic và 2 trocar cho dụng cụ phẫu thuật), bơm hơi áp lực 8 mmHg, lưu lượng khí 3 lít/phút.
Kết quả: tắc tá tràng do màng ngăn: 10 bênh nhân (BN), teo tá tràng: 1 BN, tắc tá tràng do tụy nhẫn: 2 BN. Triệu chứng: nôn dịch mật (100%), vàng da (61,3%), chướng bụng trên rốn (46,2%), chậm ỉa phân su (36,4%). Dấu hiệu hai mức nước hơi điển hình 92,3%, tắc tá tràng hoàn toàn trên phim chụp transit 15,4%. Dị tật phối hợp 23,1%. Thời gian mổ nội soi trung bình 90 phút, không có BN nào phải chuyển mổ mở, 1 BN tử vong sau mổ do rò miệng nối. Tắc tá tràng (TTT) là một bệnh lý tương đối hiếm, chiếm tỷ lệ từ 1/10.000 – 1/40.000 ở trẻ mới sinh [1]. Tỷ lệ bệnh không khác nhau giữa con trai và con gái. TTT thường gặp là teo tá tràng (lòng tá tràng tắc hoàn toàn hoặc gián đoạn) hoặc do hẹp tá tràng (lòng tá tràng bị bít tắc không hoàn toàn). TTT có thể do nguyên nhân bên trong (do màng ngăn, do teo tá tràng) hoặc nguyên nhân bên ngoài (do dây chằng, do tụy nhẫn, do dị dạng mạch máu). Điều trị TTT kinh điển thường mổ mở. Dùng đường rạch ngang dưới sườn phải, tiếp theo là thủ thuật Kocher Maneuver để bộc lộ toàn bộ khung tá tràng, cắt dây chằng Ladd (nếu có) và nối tá tràng-tá tràng hình thoi. Kết quả sau mổ tốt. Tuy nhiên, rất ít báo cáo về phẫu thuật nội soi (PTNS) trong việc trị TTT ở trẻ em [2, 4]. Vì vậy, mục đích của bài báo này là mô tả kỹ thuật, đánh giá kết quả điều trị ban đầu của PTNS điều trị TTT tại Khoa Ngoại Bệnh viện Nhi TW.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất