Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần của sinh viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội

Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần của sinh viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội

Luận án tiến sĩ y học Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần của sinh viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.Sẽ không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần – There’s no health without mental health” (Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc, 2011). Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn thế giới hiện có khoảng 450 triệu người mắc các rối loạn tâm thần (RLTT) (mental disorders) và nhiều hơn con số đó là những người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) (mental health problems); 75% người mắc RLTT không được điều trị hiện đang sống ở các nước đang phát triển; các RLTT chiếm khoảng 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn (1). Ở Việt Nam, báo cáo từ kết quả nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và tuổi thọ khỏe mạnh (2019) cho thấy: các RLTT chiếm 4,93% trong tổng gánh nặng bệnh tật (2). Cũng trong báo cáo này, hơn 1/3 tổng gánh nặng do tàn tật ở các nhóm tuổi từ 14 trở lên ở nam giới là do các bệnh tâm thần kinh và ở nữ giới cũng tương tự như vậy. Các vấn đề SKTT thường khởi phát sớm và nếu không có các biện pháp dự phòng sớm hoặc không được can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cá nhân.

Các giải pháp giải quyết các vấn đề SKTT hiện nay đi theo hai hướng là điều trị và dự phòng, trong đó chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc và trị liệu về tâm lý; các biện pháp dự phòng chưa được đề cập nhiều. Trong những năm 1970, khái niệm “năng lực sức khỏe” (health literacy) xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ và trở thành một chủ đề được đề cập nhiều từ những năm 1990. Từ đó đến nay có nhiều khái niệm về năng lực sức khỏe đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra. Năm 2012, tác giả Kristine Sorensen và cộng sự đã tổng hợp và phân tích 17 khái niệm năng lực sức khỏe để đưa ra định nghĩa như sau: “Năng lực sức khỏe có liên quan đến khả năng đọc viết và bao hàm kiến thức, động cơ và khả năng của cá nhân để tiếp cận, hiểu, đánh giá, và ứng dụng các thông tin về sức khỏe để có những nhận định, từ đó đưa ra các quyết định trong việc phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống trong suốt cuộc đời” (3). Các nhà nghiên cứu hiện nay đã chuyển sang hướng nghiên cứu năng lực2 sức khỏe để tìm hiểu kiến thức, động cơ và khả năng của người dân trong cộng đồng trong việc tiếp cận, hiểu, đánh giá và ứng dụng các thông tin về một vấn đề sức khỏe nào đó để tự quyết định hành vi của mình.
Năm 1997 khái niệm “năng lực SKTT” (mental health literacy) lần đầu tiên được đề cập đến trong các nghiên cứu về SKTT. Theo đó, năng lực SKTT được định nghĩa là “hiểu biết và niềm tin của cá nhân về các RLTT để từ đó hỗ trợ cá nhân trong việc phát hiện, quản lý và phòng ngừa” (4). Khái niệm này nhấn mạnh đến vai trò của hiểu biết và niềm tin của cá nhân về các vấn đề SKTT trong việc phát hiện ra các vấn đề SKTT và biết cách dự phòng. Khi cá nhân nhận biết được các dấu hiệu của vấn đề SKTT hoặc khi họ có người thân/bạn bè gặp các vấn đề SKTT sẽ có xu hướng cố gắng tìm cách xử lý vấn đề. Các dự định về giải pháp để xử lý các vấn đề SKTT (làm gì để hỗ trợ) phụ thuộc rất nhiều vào năng lực SKTT của cá nhân đó.
WHO đã nhấn mạnh vào vấn đề can thiệp nâng cao SKTT cho nhóm người trẻ tuổi bởi đây là nhóm có nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề SKTT (5). Các vấn đề SKTT thường khởi phát sớm và nếu không có các biện pháp dự phòng sớm hoặc không được can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài cho cá nhân. Khoảng một nửa số người có các vấn đề SKTT nói rằng vấn đề SKTT của họ khởi phát từ trước tuổi 18 (6). Theo thống kê của tổ chức NAMI (National Alliance on Mental Illness) ở Mỹ (7), hơn 25% sinh viên đại học (18-24 tuổi) được chẩn đoán và điều trị bởi người có chuyên môn tâm thần; hơn 11% sinh viên mắc rối loạn lo âu và khoảng 10% mắc trầm cảm; 73% sinh viên có trải nghiệm với khủng hoảng tinh thần trong quá trình học tại trường nhưng 34,2% nói rằng bạn bè họ không biết gì về các vấn đề mà họ đang gặp phải. Nghiên cứu về các vấn đề SKTT trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề SKTT (như stress, lo âu, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, rối nhiễu hành vi) trong nhóm người trẻ tuổi rơi vào khoảng 25-75% (8-12). Ở Việt Nam, tỷ lệ thanh niên (trong đó có nhóm sinh viên) có xuất hiện các triệu chứng khác nhau của các vấn đề SKTT khoảng 25-60% (13, 14). Nhận biết sớm về các vấn đề SKTT và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp sẽ chỉ có được khi những người trẻ tuổi có đủ năng lực về vấn đề này.3
Nghiên cứu của Jorm (2000) đã chỉ ra rằng phần lớn người dân nói chung đều có hiểu biết rất hạn chế về các vấn đề SKTT: họ không xác định được đúng các RLTT, họ không nêu được nguyên nhân gây ra các vấn đề SKTT đó, nhiều người cảm thấy sợ những người có các vấn đề SKTT, họ không tin vào hiệu quả của các can thiệp, thường chần chừ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp, và không biết hỗ trợ những người khác như thế nào (4). Khả năng nhận biết dấu hiệu của các vấn đề SKTT được cho là một yếu tố quan trọng bởi việc không xác định được các vấn đề SKTT sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp (15). Người dân nói chung biết đến các vấn đề SKTT như trầm cảm, lo âu nhưng lại không coi các vấn đề SKTT phổ biến này là nghiêm trọng (4). Thái độ của mọi người đối với các vấn đề SKTT thường liên quan đến định kiến, kì thị. Người có các vấn đề SKTT rất sợ sự kì thị của xã hội và điều này làm ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sự trợ giúp (16). Liên quan đến hành vi tìm kiếm sự trợ giúp, một số nghiên cứu đã cho thấy số người tìm đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn đang tăng dần trong những năm vừa qua mặc dù đây vẫn là con số vô cùng nhỏ trong số những người có các vấn đề SKTT (17-19). Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp chịu ảnh hưởng bởi hiểu biết của cá nhân về vấn đề, về nguyên nhân gây ra vấn đề đó và chẩn đoán vấn đề.
Can thiệp nâng cao năng lực SKTT nhằm giúp đối tượng có kiến thức về bệnh, có khả năng hành động phù hợp để phòng ngừa và phát hiện sớm vì thế có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực y tế công cộng. Mặc dù vậy, đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu năng lực SKTT trên các nhóm đối tượng khác nhau tại cộng đồng. Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là người trẻ tuổi ở Việt Nam, trong đó có nhóm sinh viên đại học, có hiểu biết thế nào về các vấn đề SKTT phổ biến (cụ thể là rối loạn lo âu và trầm cảm)? Họ có khả năng nhận biết dấu hiệu của các vấn đề SKTT phổ biến như thế nào? Họ đã từng tham gia một chương trình nâng cao sức khỏe nào tập trung vào cácvấn đề SKTT chưa? Sinh viên đã từng ứng phó ra sao khi cảm thấy bản thân đang có vấn đề về SKTT hoặc khi thấy bạn học của mình có vấn đề SKTT? v.v. Để có thể trả lời được những câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo tiếp cận của y tế công cộng,4 với thiết kế nghiên cứu can thiệp trước-sau có nhóm chứng “Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần của sinh viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội“. Việc thực hiện nghiên cứu này sẽ góp phần cho thấy hiểu biết của nhóm người trẻ tuổi về các vấn đề SKTT như thế nào để từ đó có những định hướng can thiệp phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định tính giá trị của các giải pháp can thiệp nâng cao năng lực SKTT.5
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tính giá trị (bề mặt, nội dung, cấu trúc) của bộ công cụ mô tả năng lực sức khỏe tâm thần;
2. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về rối loạn lo âu và trầm cảm của sinh viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………………………. iii
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………………………….. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………………………………. xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ………………………………………………………………………………………………….. xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………. 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………………….. 6
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu……………………………………………………………….. 6
1.1.1. Sức khỏe tâm thần, vấn đề sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần ……. 6
1.1.2. Năng lực sức khỏe tâm thần …………………………………………………………………………….. 8
1.2. Một số vấn đề sức khỏe tâm thần đề cập trong nghiên cứu …………………………………….. 11
1.2.1. Rối loạn lo âu ………………………………………………………………………………………………. 11
1.2.2. Trầm cảm…………………………………………………………………………………………………….. 13
1.3. Nghiên cứu về năng lực về rối loạn lo âu và trầm cảm…………………………………………… 15
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài……………………………………………………………………………. 15
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ……………………………………………………………………………. 24
1.4. Công cụ đo lường năng lực SKTT ………………………………………………………………………. 25
1.5. Các chương trình can thiệp nâng cao năng lực SKTT của sinh viên ………………………… 28
1.6. Phương pháp đánh giá bộ công cụ/thang đo …………………………………………………………. 31
1.7. Khung lý thuyết………………………………………………………………………………………………… 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………….. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………… 37
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………….. 37
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………………… 38
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………………… 40
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………… 42
2.6. Biến số/Chủ đề nghiên cứu…………………………………………………………………………………. 44vii
2.7. Xử lý và phân tích số liệu…………………………………………………………………………………… 45
2.8. Chiến lược can thiệp………………………………………………………………………………………….. 57
2.9. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………………………… 61
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………. 62
3.1. Đánh giá tính giá trị (bề mặt, nội dung, và cấu trúc) của bộ công cụ………………………… 62
3.2. Sự thay đổi năng lực SKTT về rối loạn lo âu và trầm cảm của sinh viên Khoa Xã hội học
ở hai trường trước và sau can thiệp ……………………………………………………………………… 66
3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 66
3.2.2. Thay đổi về nhận biết dấu hiệu của RLLA và trầm cảm……………………………………… 68
3.2.3. Thay đổi trong hiểu biết về người trợ giúp cho người mắc RLLA và trầm cảm …….. 73
3.2.4. Thay đổi trong hiểu biết về biện pháp hỗ trợ cho người mắc RLLA và trầm cảm ….. 79
3.2.5. Thay đổi trong hiểu biết về các hoạt động tự giúp mình (self-help) để thoát khỏi tình
trạng RLLA và trầm cảm ……………………………………………………………………………….. 83
3.2.6. Thay đổi trong hiểu biết về vai trò của người có chuyên môn về SKTT trong việc giúp
đỡ vấn đề RLLA và trầm cảm …………………………………………………………………………. 88
3.2.7. Thay đổi về thái độ đối với RLLA và trầm cảm…………………………………………………. 94
3.2.8. Đánh giá sự thay đổi năng lực SKTT về RLLA và trầm cảm của ĐTNC trước và sau
can thiệp ……………………………………………………………………………………………………… 97
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………………. 100
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 100
4.2. Tính giá trị của bộ công cụ mô tả năng lực SKTT………………………………………………….. 101
4.2.1. Tham khảo và phát triển bộ công cụ mô tả năng lực SKTT ………………………………….. 101
4.2.2. Tính giá trị của bộ công cụ mô tả năng lực SKTT về RLLA và trầm cảm……………….. 104
4.3. Bàn luận về kết quả can thiệp nâng cao năng lực SKTT……………………………………….. 106
4.3.1. Sự thay đổi năng lực SKTT của ĐTNC về RLLA và trầm cảm…………………………… 107
4.3.2. Bàn luận về các hoạt động can thiệp……………………………………………………………… 111
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 112
4.5. Tính mới và đóng góp của luận án …………………………………………………………………….. 113
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………….. 115
1. Tính giá trị của bộ công cụ mô tả năng lực SKTT…………………………………………………….. 115
2. Kết quả can thiệp nâng cao năng lực SKTT cho sinh viên…………………………………………. 115
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………… 117viii
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU ………………………… 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………… 119
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………………. 134
Phụ lục 1. Bảng biến số định lượng……………………………………………………………………………. 134
Phụ lục 2: Email cho phép sử dụng bộ công cụ của tác giả……………………………………………. 138
Phụ lục 3: Tóm tắt kết quả thử nghiệm bộ công cụ với ĐTNC và chuyên gia………………….. 139
Phụ lục 4. Bộ công cụ thu thập số liệu định lượng ……………………………………………………….. 144
Phụ lục 5. Hướng dẫn thảo luận nhóm ĐTNC trước-sau can thiệp…………………………………. 170
Phụ lục 6. Sách mỏng “Bạn biết gì về rối loạn lo âu và trầm cảm?”……………………………….. 172
Phụ lục 7. Hình ảnh và một số nội dung trên phần mềm ShiningMind……………………………. 173
Phụ lục 8. Hình ảnh buổi tập huấn về rối loạn lo âu và trầm cảm cho ĐTNC ………………….. 177ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về năng lực SKTT liên quan đến rối loạn lo âu và trầm
cảm của người trẻ tuổi >18 tuổi ………………………………………………………………………….19
Bảng 3.2. Kết quả thử nghiệm đoạn mô tả RLLA và trầm cảm với chuyên gia…………63
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC tham gia khảo sát…………………………..66
Bảng 3.4. Tỷ lệ ĐTNC dự định hỗ trợ cho RLLA và trầm cảm ………………………………71
Bảng 3.5. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn người “có thể giúp được” cho vấn đề RLLA …………74
Bảng 3.6. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn người “có thể giúp được” cho vấn đề trầm cảm……..76
Bảng 3.7. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn biện pháp hỗ trợ “có thể giúp được” …………………….79
Bảng 3.8. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn biện pháp hỗ trợ “có thể giúp được” cho vấn đề trầm
cảm …………………………………………………………………………………………………………………82
Bảng 3.9. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn hoạt động có thể thực hiện để tự giúp bản thân vượt qua
tình trạng RLLA……………………………………………………………………………………………….84
Bảng 3.10. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn hoạt động có thể thực hiện để tự giúp bản thân vượt
qua tình trạng trầm cảm……………………………………………………………………………………..86
Bảng 3.11. Hiểu biết của ĐTNC về sự thay đổi của người mắc RLLA nếu CÓ sự giúp
đỡ của người có chuyên môn về SKTT ……………………………………………………………….89
Bảng 3.12. Hiểu biết của ĐTNC về sự thay đổi của người mắc RLLA nếu KHÔNG CÓ
sự giúp đỡ của người có chuyên môn về SKTT…………………………………………………….90
Bảng 3.13. Hiểu biết của ĐTNC về sự thay đổi của người mắc trầm cảm nếu CÓ sự giúp
đỡ của người có chuyên môn về SKTT ……………………………………………………………….92
Bảng 3.14. Hiểu biết của ĐTNC về sự thay đổi của người mắc trầm cảm nếu KHÔNG
CÓ sự giúp đỡ của người có chuyên môn về SKTT………………………………………………93
Bảng 3.15. Tỷ lệ ĐTNC “đồng ý” về một số quan điểm đối với RLLA …………………..94
Bảng 3.16. Tỷ lệ ĐTNC “đồng ý” về một số quan điểm đối với trầm cảm……………….96
Bảng 3.17. Kết quả phân tích DID đánh giá kết quả của can thiệp đến nhận biết dấu hiệu
của RLLA của ĐTNC ở trường can thiệp và trường chứng ……………………………………97x
Bảng 3.18. Kết quả phân tích DID đánh giá kết quả của can thiệp đến nhận biết dấu hiệu
của trầm cảm của ĐTNC ở trường can thiệp và trường chứng………………………………..98
Bảng 3.19. Kết quả phân tích DID đánh giá kết quả của can thiệp đến năng lực SKTT về
RLLA của ĐTNC ở trường can thiệp và trường chứng………………………………………….98
Bảng 3.20. Kết quả phân tích DID đánh giá kết quả của can thiệp đến năng lực SKTT về
trầm cảm của ĐTNC ở trường can thiệp và trường chứng ……………………………………..99xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn các tài liệu/kênh truyền thông phù hợp với ĐTNC
(n=724)……………………………………………………………………………………………………………59
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ĐTNC nhận biết dấu hiệu của RLLA, trước và sau can thiệp ………68
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ ĐTNC nhận biết đúng dấu hiệu của RLLA, theo nhóm trường,……69
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ĐTNC nhận biết dấu hiệu của trầm cảm, trước và sau can thiệp…..70
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ĐTNC nhận biết dấu hiệu của trầm cảm, theo nhóm trường, ……….71
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ĐTNC có năng lực SKTT về RLLA và trầm cảm, ……………………..72
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ĐTNC có năng lực SKTT về RLLA và trầm cảm theo trường, trước
và sau can thiệp ………………………………………………………………………………………………..73
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết …………………………………………………………………………………..36
Sơ đồ 2: Các giai đoạn thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………..39
Sơ đồ 3: Quy trình đánh giá tính giá trị của bộ công cụ …………………………………………54
Sơ đồ 4: Khung logic của chương trình can thiệp………………………………………………….5

https://thuvieny.com/danh-gia-ket-qua-can-thiep-thu-nghiem-nang-cao-nang-luc-suc-khoe-tam-than-cua-sinh-vien/

Leave a Comment