Đánh giá kết quả cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm trong điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần

Đánh giá kết quả cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm trong điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm trong điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.Khớp vai là khớp có tầm vận động rộng và linh hoạt nhất so với các khớp khác của cơ thể. Song cùng với sự linh hoạt đó cũng làm cho khớp vai phải chịu nhiều áp lực và rất dễ bị tổn thương do các vi chấn thương, chấn thương hoặc sự căng giãn quá mức và vấn đề thiểu dưỡng. Viêm quanh khớp vai (Periarthritis humeroscapularis) là một trong những bệnh lý nội khoa của khớp vai rất phổ biến hiện nay; trong đó viêm quanh khớp vai thể đơn thuần là thể bệnh thường gặp nhất của viêm quanh khớp vai (VQKV), chiếm khoảng 90% số bệnh nhân.
Viêm quanh khớp vai nói chung hay viêm quanh khớp vai thể đơn thuần nói riêng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo một số nghiên cứu có từ 3-5% những người có độ tuổi từ 40-60 phải gánh chịu bệnh lý này [1]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Châu và Trần Ngọc Ân tại khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1991-2000 cho thấy tỷ lệ VQKV chiếm 13,24% tổng số bệnh nhân bị bệnh khớp [2],[3].


Y học hiện đại điều trị VQKV chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ, kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Theo Y học cổ truyền, VQKV đơn thuần thuộc bệnh Kiên tý thể Kiên thống [4],[5] và điều trị thường nghiêng về điều trị bảo tồn bằng nhiều phương pháp như điện châm, giác hơi, xoa bóp bấm huyệt, uống thuốc sắc, đắp cao… Hiện nay nhiều đơn vị y tế đã áp dụng phối hợp các phương pháp với nhau nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, trong đó đã có những nghiên cứu về các bài thuốc nghiệm phương, thuốc nam kết hợp điện châm đã và đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp và đã đạt được những hiệu quả tích cực, hạn chế tái phát và giảm thiểu chi phí cho người bệnh [6],[7],[8].
2
Trên cơ sở đó, Khoa Dược, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu và sản xuất thành công cao dán Ôn kinh phương. Cao dán là bài thuốc nghiệm phương với tên gọi cũ ở dạng bào chế thô là Bột thuốc đắp HV, công thức gồm: Ngải cứu, Địa liền, Quế chi, Ô đầu, Dây gắm, Tá dược. Sau khi chuyển dạng bào chế đã NC thử tính kích ứng da, khẳng định an toàn trên động vật thực nghiệm và có hiệu quả trong điều trị các chứng đau do cơ xương khớp [9],[21],[25]. Phương pháp này sau khi được ứng dụng trên lâm sàng đã có được hiệu quả điều trị khả quan cũng như giải phóng sức lao động, tiện lợi và an toàn khi sử dụng trên người bệnh. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phương pháp này với các bệnh lý nói chung và viêm quanh khớp vai thể đơn thuần nói riêng còn chưa nhiều. Với mục đích nâng cao sự tiện dụng cho người bệnh cũng như mở rộng phạm vi sử dụng, chúng tôi đã chuyển dạng bào chế từ bột thuốc đắp sang dạng cao thuốc dán đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V. Theo đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm trong điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần” để làm sáng tỏ hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm trong điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………. 3
1.1. Viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại ……………………………………… 3
1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ………………………………………………………..3
1.1.3. Các thể lâm sàng………………………………………………………………………………….5
1.1.4. Điều trị………………………………………………………………………………………………..8
1.2. Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần theo Y học cổ truyền……………. 10
1.2.1. Bệnh danh………………………………………………………………………………………… 10
1.2.2. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh……………………………………………………… 10
1.2.3. Biện chứng luận trị …………………………………………………………………………… 10
1.2.4. Các thể bệnh và điều trị………………………………………………………………………11
1.3. Tổng quan về cao dán Ôn kinh phương……………………………………….. 13
1.3.1. Nguồn gốc Cao dán Ôn kinh phương………………………………………………… 13
1.3.2. Thành phần Cao dán Ôn kinh phương ………………………………………………. 14
1.3.3. Phân tích bài thuốc cao dán Ôn kinh phương…………………………………….. 15
1.3.4. Chỉ định và cách dùng thuốc …………………………………………………………….. 15
1.4. Tổng quan về điện châm……………………………………………………………… 16
1.4.1. Khái niệm về điện châm …………………………………………………………………… 16
1.4.2. Nguồn gốc và ứng dụng của điện châm…………………………………………….. 16
1.4.3. Cơ chế và tác dụng của điện châm…………………………………………………….. 17
1.5. Các nghiên cứu điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần……….. 18
1.5.1. Nghiên cứu trong nước …………………………………………………………………….. 18
1.5.2. Nghiên cứu tại nước ngoài………………………………………………………………… 20
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU22
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………… 222.1.1. Công thức cao dán Ôn kinh phương………………………………………………….. 22
2.1.2. Quy trình bào chế và cách sử dụng cao dán Ôn kinh phương……………… 23
2.1.3. Công thức huyệt điện châm………………………………………………………………. 24
2.1.4. Phương tiện nghiên cứu ……………………………………………………………………. 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 26
2.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………….. 26
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………. 26
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ra khỏi nghiên cứu………………………………………………. 27
2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 28
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….. 28
2.4.2. Phương pháp tiến hành……………………………………………………………………… 29
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 31
2.4.4. Phương pháp lượng giá kết quả…………………………………………………………. 31
2.5. Xử lý số liệu và phương pháp khống chế sai số…………………………….. 35
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………… 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 37
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………………….. 37
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….. 37
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý VQKV của đối tượng nghiên cứu………………………….. 41
3.2. Kết quả điều trị…………………………………………………………………………… 47
3.2.1. Tác dụng giảm đau theo thang điểm VAS………………………………………….. 47
3.2.2. Sự thay đổi tầm vận động khớp vai …………………………………………………… 49
3.2.3. Sự thay đổi chức năng khớp vai theo Constant C.R và Murley…………… 55
3.2.4. Sự biến đổi một số triệu chứng trong YHCT……………………………………… 58
3.2.5. Kết quả điều trị chung theo B.Amor………………………………………………….. 59
3.2.6. Sự biến đổi một số kết quả cận lâm sàng …………………………………………… 60
3.3. Tác dụng phụ không mong muốn………………………………………………… 62Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………. 64
4.1. Bàn luận về đặc điểm đối tượng nghiên cứu ………………………………… 64
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….. 64
4.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị …………… 68
4.2. Bàn luận về tác dụng điều trị của cao dán Ôn kinh phương kết hợp
điện châm trên đối tượng nghiên cứu ………………………………………………… 71
4.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị……. 71
4.2.2. Sự thay đổi về tầm vận động khớp vai trước và sau điều trị ……………….. 74
4.2.3. Sự thay đổi về chức năng khớp vai theo thang điểm Constant C.R và
Murley A.H.G trước và sau điều trị…………………………………………………………….. 77
4.2.4. Sự thay đổi về các triệu chứng y học cổ truyền trước và sau điều trị…… 78
4.2.5. Sự thay đổi về kết quả cận lâm sàng trước và sau điều trị…………………… 79
4.2.6. Thay đổi về kết quả điều trị chung theo B.Amor ……………………………….. 80
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của cao dán Ôn kinh phương
kết hợp điện châm trên lâm sàng và cận lâm sàng ……………………………… 80
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 82
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………… 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. 84
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần Cao dán Ôn kinh phương………………………………………. 14
Bảng 2.1. Công thức cho mỗi 01kg cao dán Ôn kinh phương dạng thô……….. 22
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS………………………………. 32
Bảng 2.3. Đánh giá tầm vận động khớp vai theo McGill – McROMI ………….. 33
Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị chung theo Constant C.R và Murley ……. 34
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hiệu quả điều trị …………………………………………… 34
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi……………………………………………….. 37
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh……………………………… 39
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương khớp vai ……………………. 40
Bảng 3.4. Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị……………. 41
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo động tác dạng trước điều trị …………………. 42
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo động tác xoay trong trước điều trị…………. 43
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo động tác xoay ngoài trước điều trị ………… 44
Bảng 3.8. Đặc điểm siêu âm khớp vai của bệnh nhân trước điều trị ……………. 45
Bảng 3.9. Các nghiệm pháp thăm khám gân cơ dương tính……………………….. 45
Bảng 3.10. Đặc điểm các triệu chứng Y học cổ truyền trước điều trị…………… 46
Bảng 3.11. Biến đổi giá trị trung bình mức độ đau theo thang điểm VAS ……. 47
Bảng 3.12. Biến đổi tầm vận động dạng khớp vai trước và sau điều trị……….. 49
Bảng 3.13. Biến đổi tầm vận động xoay trong khớp vai trước và sau điều trị…….51
Bảng 3.14. Biến đổi tầm vận động xoay ngoài khớp vai trước và sau điều trị……53
Bảng 3.15. Biến đổi giá trị trung bình chức năng khớp vai theo Constant C.R và
Murley………………………………………………………………………………… 55
Bảng 3.16. Biến đổi giá trị trung bình tổng điểm chức năng khớp vai theo
Constant C.R và Murley ……………………………………………………….. 56
Bảng 3.17. Kết quả điều trị chung theo Constant C.R và Murley ……………….. 57
Bảng 3.18. Biến đổi một số triệu chứng trong YHCT ……………………………….. 58
Bảng 3.19. Biến đổi hình ảnh siêu âm khớp vai sau điều trị ………………………. 60
Bảng 3.20. Biến đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu …………………… 61
Bảng 3.21. Tác dụng phụ không mong muốn trên lâm sàng ………………………. 62
Bảng 3.22. Tác dụng phụ không mong muốn trên cận lâm sàng…………………. 63DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính…………………………………………. 38
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu………………….. 38
Biểu đồ 3.3. Phân loại mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị ……48
Biểu đồ 3.4. Biến đổi mức độ hạn chế vận động dạng khớp vai theo McGillMcROMI trước và sau điều trị …………………………………………… 50
Biểu đồ 3.5. Biến đổi mức độ hạn chế vận động xoay trong khớp vai theo McGillMcROMI trước và sau điều trị …………………………………………… 52
Biểu đồ 3.6. Biến đổi mức độ hạn chế vận động xoay ngoài khớp vai theo
McGill- McROMI trước và sau điều trị ………………………………. 54
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị chung theo B.Amor …………………………………….. 59DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cao dán Ôn kinh phương ………………………………………………………… 23
Hình 2.2. Quy trình bào chế cao dán Ôn kinh phương ………………………………. 23
Hình 2.3. Máy điện châm M8 Bệnh viện Châm cứu Trung ương ……………….. 25
Hình 2.4. Thước đánh giá đau nhìn hình đồng dạng VAS (Astra- zeneca)……. 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment