Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật
Luận văn Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật. Theo số liệu công bố của WHO, hiện nay bệnh glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa trên phạm vi toàn thế giới. Năm 2010, thế giới có khoảng 8,4 triệu người mù 2 mắt do glôcôm. Theo Quigley, đến năm 2020 thế giới sẽ có khoảng 79,6 triệu người mắc bệnh glôcôm, trong đó riêng khu vực Châu Á có 49,3 triệu người, chiếm 61,9% tổng số người bị glôcôm trên thế giới [1].
Mục đích chính của phương pháp điều trị glôcôm hiện nay là làm hạ nhãn áp xuống giới hạn an toàn, không còn khả năng gây tổn hại thêm cho các tế bào hạch của võng mạc. Đối với những trường hợp phải chỉ định phẫu thuật, cho đến nay các nhà nhãn khoa trên thế giới đều thống nhất rằng phẫu thuật cắt bè củng – giác mạc theo phương pháp của Cairn (1968) vẫn là lựa chọn hàng đầu [2].
Theo Watson, Grierson và nhiều tác giả khác tỷ lệ thành công của phẫu thuật cắt bè là khoảng 80% sau 5 năm theo dõi [3],[4] và tỷ lệ này còn tiếp tục giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại là do tăng sinh tổ chức xơ gây bít tắc lỗ rò mới được tạo thành [5]. Hiện tượng này đặc biệt hay gặp trên những bệnh nhân trẻ tuổi và những bệnh nhân có cơ địa sẹo xơ. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng xơ hóa vết mổ như cắt bỏ bao Tenon, hớt bỏ lớp thượng củng mạc (Nesterop, 1986), tiêm Hydrocortison dưới kết mạc (Giangiocoma, 1986). Tuy nhiên, cho đến nay việc sử dụng thuốc chống chuyển hoá để hạn chế tăng sinh xơ gây bít tắc lỗ rò vẫn là biện pháp đem lại kết quả khả quan và đáng tin cậy nhất.
Có hai loại thuốc chống chuyển hoá thường được sử dụng trong phẫu thuật glôcôm là 5Fluorouracil (5FU) và Mitomycin C (MMC). Nhưng với ưu điểm là chất có khả năng diệt các nguyên bào xơ một cách triệt để hơn trên thực nghiệm nên MMC được nhiều tác giả ưa thích hơn 5FU trên lâm sàng trong những trường hợp glôcôm có nguy cơ thất bại cao. Có thể dùng thuốc MMC theo nhiều cách khác nhau như tiêm dưới kết mạc trước phẫu thuật, áp thuốc trong phẫu thuật, tiêm dưới kết mạc sau phẫu thuật hoặc tra thuốc hàng ngày sau phẫu thuật.
Chen (1983) là người đầu tiên sử dụng MMC trong phẫu thuật cắt bè bằng phương pháp áp vào vùng phẫu thuật nhưng chỉ giới hạn ở một số trường hợp đặc biệt [6]. Năm 1995, Hung đã giới thiệu phương pháp tiêm MMC dưới kết mạc trước mổ 24-72 giờ trên thỏ với kết quả tốt [7]. Chỉ từ sau nghiên cứu của Khaw (1996) MMC mới được áp dụng phổ biến cho những trường hợp có nguy cơ thất bại cao [8]. Năm 1997, Apostolow đã thực hiện nghiên cứu tiêm 0,01mg MMC dưới kết mạc sau mổ cắt bè cho những bệnh nhân glôcôm nguy cơ cao. Sau 9 tháng theo dõi, tỷ lệ thành công là 86% và không gặp những biến chứng nguy hiểm như hoại tử vết mổ, rò vết mổ và nhãn áp thấp [9].
Ở Việt Nam, từ năm 1972, GS Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự cũng đã bắt đầu sử dụng phẫu thuật cắt bè củng – giác mạc điều trị cho bệnh nhân glôcôm và đến nay, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở tất cả các cơ sở nhãn khoa trên toàn quốc. Tuy nhiên, sau một thời gian theo dõi tỷ lệ không hạ được nhãn áp xuống mức an toàn ngày một tăng lên và tỷ lệ thất bại vẫn là một vấn đề cần được quan tâm. Năm 2001, Trương Tuyết Trinh, Đỗ Tấn đã áp dụng phương pháp áp MMC lên nắp củng mạc trong phẫu thuật cắt bè để điều trị cho các bệnh nhân glôcôm tái phát và glôcôm người trẻ. Tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn còn nhiều biến chứng như rò vết mổ, nhãn áp thấp, đục thể thủy tinh, viêm màng bồ đào, bong hắc mạc [10].
Với mong muốn tìm hiểu về một biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho những bệnh nhân glôcôm có nguy cơ thất bại cao sau phẫu thuật cắt bè, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả tiêm Mitomycin C dưới kết mạc sau phẫu thuật cắt bè điều trị một số hình thái glôcôm có nguy cơ cao.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật
1. HA Quigley, AT Broman (2006), “World view the number of peolle with glaucoma wordwide in 2010 and 2020 ”, Br J Ophthalmol, 90:262-267.
2. Trần Thị Nguyệt Thanh, Phạm Thị Thu Thủy (2004), “Glôcôm”, Nhãn khoa giản yếu, tập 2, NXB Y học Hà Nội, trang 219-288.
3. Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Năng, Lê Hoàng Mai, Trương Tuyết Trinh, Đoàn Cao Minh “Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, chỉ định kỹ thuật, kết quả”, Nhãn khoa số 1, 1978.
4. Collignon N.J (2005), Wound healing after glaucoma surgery: how to manage it Ophthalmol 295, pp 55-99.
5. Welsh N.H (1970), “Failure of filtering operations in the African”, Br J Ophthalmol, 54, pp 594-598.
6. Chen CW(1983), “Enhanced intraocular pressure controlling effectiveness of trabeculectomy by local application of mitomycin C”, Trans Asia Pac Acad Ophthalmol, 9, 172-177.
7. Hung PT. Lin LL, Hsich Jw, Jwang TH (1995), “Preoperative Mitomycin c subconjunctival injection and glaucoma filtering surgery”, Joucul pharmacol, 11(3): pp 233-341.
8. Khaw P.T (1996), “Current techniques in wound healing modulation in glaucoma surgery”, Curr Opin Ophthalmol, 7 (2), pp 24-33.
9. Apostolov Siarov.(1997), “Subconjunval injection of low-dose Mitomycin C for treatment of failing human trabeculectomies”, Int Opthalmol, pp 101-105.
10. Đỗ Tấn (2001), “Nghiên cứu áp mitomycin c trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm tái phát”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. E.M.V.Buskirk.(1992), “Mechanisms and management of filtration bleb failure”, Australia and New Zealand Journal of Ophthalmology, 20 (3), 157-162.
12. Labbe A, Harmard P (2007), “Utility OCT in the follow up of glaucoma surgery”, J.Fr. Ophthalmol, 30(3), 223 – 231.
13. Addicke E. M., Quigley H. A., Green W.R., Robin A. L.(1983), “ Histologic characteristics of filtering blebs in glaucomatous eyes”, Arch Ophthalmol, 101, 795 – 798.
14. Gwynn D., William C. S., Pits R. A. (1993), “Conjunctival stucture and cell counts and the results of filtering surgery ’’, Am J ophthalmol, 116, 464 – 468.
15. Jampel H. D., Lotrain J. B., Guigan M.(1988), “Cellular proliferation after experimantal glaucoma filtering surgery”, Arch Ophthalmol, 106, 89-94.
16. Shields M.B (2000), Text book of Glaucoma, CV Mosby, St Louis.
17. Tamni E.R (2004), “ The mechanisms of intraocular pressure increase in primany open – angle glaucoma”, Glaucoma therapy current Issuea and Controversies, 17 – 25.
18. Clark R.A (1993), “Regulation of fibroplasia in cutaneous wound repair”, Am JMedSci, 306(1), 42 – 48.
19. Crowston J.G, Akbar A.N (1998), “Antimetabolite – induced apoptosis in Tenon’s capsule fibroblasts”, Invert Ophthamol Vis Sci, 39, 449-454.
20. Fluck J, Cremer A (1998), “Normal human primary fibroblasts undergo apoptosis in three – dimansional contractile collagen gels”, J Invert Dermatol, 110, 153-157.
21. Cantor LB, Mantravadi A, WuDunn D, Swamynathan K, Cortes A (2003), “Morphologic classification of filtering blebs after glaucoma filtration surgery: the Indiana Bleb Appearance Grading Scale”, J Glaucoma 12, pp 266-271.
22. Kronfeld FC (1952), “The chemical demonstration of transconjunctival passage of aqueous after tiglaucomatous operations”, Am Jophthalmol, 35, pp 38-45.
23. Wells AP, Crowston JG, Marks J, Kirwan JF, Smith G, Clarke JC, et al (2004), “A pilot study of a system for grading of drainage blebs after glaucoma surgery”, J Glaucoma, 13, pp 454-460.
24. Kanski J.J (1994), The Glaucoma, clinical ophthalmology, Butterworth – Heinemanb, 233 – 284.
25. Yamamoto T, Salcuma T, Kitazawa Y (1995), “An ultrasound biomicroscopic study of filtering blebs after mitomycin C trabeculectomy”, Ophthalmology, 102, 1770-1776.
26. Singh M, Chew PT, Friedman DS, Nolan WP, See JL, Smith SD, et al
(2007) , “Imaging of trabeculectomy blebs using anterior segment optical coherence tomography”, Ophthalmology, 114, 47-53.
27. Savini G, Zanini M, Barboni P (2005), “Filtering blebs imaging by OCT”, Clinical Exp Ophthalmol, 35 (5), pp 483-489.
28. Zhang Yi, WU Qiang, Zhang Min, Song Bei-wen, DU Xin-hua and LU Bin
(2008) , “Evaluating subconjunctival bleb function after trabeculectomy using slit-lamp optical coherence tomography and ultrasound biomicroscopy”, As Chinese Medical Journal, 121(14), 1274-127.
29. Welsh N.H (1970), “Failure of filtering operations in the African”, Br J Ophthalmol, 54, pp 594-598.
30. Josk W, Chen T (1996), “ long – term result of trbeculectomy in eyes that were initially successful”, Trans. Am.Ophthalmol Soc, 94, 147-164.
31. Trần Nguyệt Thanh, Đào Lâm Hường, Trương Tuyết Trinh,(1991), “Kết quả bước đầu của phẫu thuật lỗ rò trên mắt glôcôm tái phát do sẹo xơ”, Kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật nghành mắt, tr. 14-24.
32. Yablonski M, Masonson HN, el-SayyadF, Dennis PH, Hargrave S, ColenmanDJ (1987), “Use of therapeutic ultrasound to restore failed trabeculectomies”, Am J Ophthalmol, 103(4), 492-6
33. TuracliE, Gunduz K, Aktan G, Tamer C (1996), “A comparative clinical trial of mitomycin C and cyclosporin A in trabeculectomy”, Eur J Ophathalmol, 6(4), 398-401.
34. Giangiacomo J, Dueker DK, Adelstein E (1986), “The effect of preoperative subconjunctival triamcinolone administration on glaucoma filtration. I. Trabeculectomy following subconjunctival triamcinolone”, Arch Ophthalmol, 104(6), 838- 41.
35. Miet H. (1996), “The toxicology of Mitomycin C on theciliary body”, Curr Opin Opthalmol, 7(2), 72-79.
36. Kaufman P. L, Mittag T. W.(1994), Glaucoma, C.V Mosby, St louis.
37. Jampel H. D.(1992), “Effect of brief exposure to Mitomycin C on viability and proliferation of culterd human Ternon’capsule fibroblasts”, Ophthalmology, 99, pp. 1471-1476.
38. Khaw P.T (1992), “The long-term effects of 5 flurouracil or sodium butarate”, Invest Ophthalmol Vis Sc pp, 2043-2052.
39. Khaw P.T.(1993), “Effects of intraoperative 5Fluoracil or Mitomycin C on glaucoma filtration surgery in the rabbit”, Ophthlmology, 110, pp.367-372.
40. Kitazawa Y.(1993), “Low-dose and high- dose Mitomycin trabeculectomy as an initial surgery in primary open-angle glaucoma”, Ophthlmology, 100, 1624-1628.
41. Megevand G.S.(1996), “The toxicology of reducing the exposure time of Mitomycin C in glaucoma filtering surgery”, Ophthlmology, 102, pp. 84-90.
42. Kay E. D. K (1998), “Inderect mitogenic effect of tranforming growth factor-P on cell proliferation of subconjunctival fibroblasts”, Invest Ophthalmol Vis Sci, 39, pp.481 – 486.
43. Nuyts R.M. M.(1994), “Histopathologic effects of Mitomycin C after tabeculectomy in human glaucoma eyes with persistent hypotony’’, Am J Ophthalmol, 118, pp. 225-237.
44. Zacharia P.T.(1993), “Ocular hypotony after trabeculectomy with Mitomycin C”, Am J Ophthalmol, 166, pp. 314-326.
45. MietZ H (1996), “The toxicology of Mitomycin on the ciliary body”, Curr opin Opthalmology, 7(2), 72 – 9.
46. Ayca Sari MD, Merih Onol MD(2005), “Effect of mitomycin C on ciliary body and intraocular pressure with various application depths: an experimental study”, Clinical & Experimental Ophthalmology, 33,169-175.
47. Xiax, Huang P, Lius. (1998), “Apraliminary report of antiscar for mation effect by subconjunctival injection of Mitomycine be fore trabecolectomy in glaucoma”, Opthalmology, 23(3), pp. 292 -294.
48. Lee. E. (2008), “Trabrculectomynsurgery augmented with Intra tenon injection of mitomicin c”, Acta ophathalmol , 86(8), 866 – 70.
49. Megevand G.S.(1995), “The effect of reducing the exposure time of Mitomycin C in glaucoma filtering surgery”, ophthlmology 102, pp. 84-90.
50. Ghoneim, Ehab Mahmoud MD; Abd El Hameed, Mohamed M. (2011), “Needling Augmented With Topical Application of Mitomycin C for Management of Bleb Failure” J Glaucoma, 20(8), 528-32.
51. Isester M, Ravinet E, Mermoud A. (2002), “Postoperative subconjunctival mitomycine c injection after non-penetrating glaucoma surgery”, Opthalmology, 18(4), pp. 307 – 312.
52. Anand N, Khan A. (2009), “ Long – term outcomes of needle revision of trabeculectomy blebs with mitomycin c and 5-fiuouracil: a comparative safety and efficacy report’, Opthalmology, 18(7), pp. 513 – 520.
53. Ali Mostafaei (2011), “ Augmenting trabeculectomy in glaucoma with subconjuntival mitomycin c versus subconjuntival 5- fluorouacil: a randomized clinical trial”, Clinical Ophthamology, 5, 491-494
54. Thanaa Helmy Mohamed Elsayed, Tamer Mohamed El-Raggal (2010) “Mitomycin-C needle bleb revision in congenital glaucoma”, Department of Ophthalmology , 4, 369-373.
55. Heloisa A. Maestrini (2011), “Late neening of flat filtering belebs with adijunctive mitomycin c: Efficacy and safety for the corneal endothelium”, Ophthalmology, 118, 755-762.
56. EM Ghoneim, M. Abd El Hameed.(2011), “Evaluation of bovine metal filter, a replacement therapy in patients trabeculectomizados”, Glaucoma, 20 (8), 528-32.
57. Pakravan M, Miraftabi A, Yazdanis, Koohestain N, Yaseri M. (2011), “Topical mitomycine C versur subconjunvai 5 Fu for managent of blob failure”, Jophthalmic visres, 6, 78-86.
58. Nguyễn Trọng Thông (2003), “Thuốc chống ung thư”, Dược lý học lâm sàng, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 550-566.
59. Panda A 1 , Pe’er J , Aggarwal A , Das H , Kumar A , Mohan S (2008), “Effect of Yamada endothelium”, Am J Ophthalmol, 145(4), 635-638.
60. Anand N1, Arora S, Clowes M(2006), “Mitomycin C augmented
glaucoma surgery: evolution of filtering bleb avascularity,
transconjunctival oozing, and leaks”, Br J Ophthalmol, 90(2), 175-80.
61. Takeo Fukuchi, Hidenobu Matsuda,Jun Ueda, Akiko Yamada, Kieko Suda, Haruki Abe(2010), “Corneal lamellar grafting to repair late complications of mitomycin C trabeculectomy”,Clinical Ophthalmology, 4, 197-202.
62. Zacharia PT, Deppermann SR, Schuman JS (1993), “Ocular hypotony after trabeculectomy with mitomycin C” American Journal of Ophthalmology, 116(3), 314-326.
63. Reddy, Salim(2012), “Diagnosis and Management of Choroidal Effusions”, American Academy of Ophthalmology.
64. Akira Haga, Masaru Inatani, Kohei Shobayashi, Sachi Kojima, Toshihiro Inoue, and Hidenobu Tanihara (2013), “Risk factors for choroidal detachment after trabeculectomy with mitomycin C” Clin Ophthalmol, 7, 1417-1421.
65. Zacharia PT, Deppermann SR, Schuman JS (1993), “Ocular hypotony after trabeculectomy with mitomycin C.”, American Journal of Ophthalmology, 116(3),314-326.
66. Iwao K, Inatani M, Seto T, Takihara Y, Ogata-Iwao M, Okinami, Tanihara H.(2014), “Long-term outcomes and prognostic factors for trabeculectomy with mitomycin C in eyes with uveitic glaucoma: a retrospective cohort study”, J Glaucoma,. 23(2), 88-94.
67. DeBry PW, Perkins TW, Heatley G, Kaufman P, Brumback LC, (2002) “Incidence of late-onset bleb-related complications following trabeculectomy with mitomycin”, Arch Ophthalmol, 120(3), 297-300.
68. Cairns JE (1968), “Trabeculectomy preliminary repor of new method”, Am Jophthalmol, 168, 673- 679.
69. Trần Nguyệt Thanh, Dương Quỳnh Chi, Trần Hoàng Nga (2007), “Kết quả tiêm 5 fluoroucrail dưới kết mạc sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc”, Tạp chí Y học thực hành, số 4, tập 569 – 570, trang 68 – 70.
70. Vũ Thị Thái, Nguyễn Thị Hà Thanh (2008), “Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát”, Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, số 11, trang 78 – 85.
71. The Fluorouracil Filtering Surgery Study (1996), “Five year follow-up of ths fluorouracil filtering surgery study”, Am J Ophathamol, 121, pp. 349-366.
72. Broadway DC, Bloom PA, Bunce C, Thiagarajan M, Khaw PT(2004), “ Needle revision of failing and failed trabeculectomy blebs with adjunctive 5-fluorouracil: survival analysis”, Ophthalmology, 111 (4), 665-673
73. Sheha H, Taha H (2008), “Amniotic membrane transplantation in trabeculectomy with mitomycin c for refactory glaucoma”, Glaucoma, 17(4), 303-307.
74. Ronald L. Radius, M.D., Jonathan Herschler, M.D., Alice
Claflin, Ph.D., Gilbert Fiorentino, B.S(1980), “Aqueous Humor Changes After Experimental Filtering Surgery”, American Journal of Ophthalmology, 89, 250 – 254.
75. Kitazawa.(1996), “surgery for refactory glaucoma”, AJ Opthamol, 24, 327- 332.
ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạc phối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC 3
1.1.1. Lịch sử 3
1.1.2. Cơ chế dẫn lưu thủy dịch sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc 3
1.1.3. Quá trình liền sẹo sau phẫu thuật cắt bè củng – giác mạc 4
1.1.4. Sự hình thành sẹo bọng và các phương pháp đánh giá sẹo bọng … 6
1.1.5. Sự thất bại của phẫu thuật lỗ rò 12
1.1.6. Các biện pháp hạn chế thất bại của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc. 13
1.2. MMC VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM 15
1.2.1. Cơ chế hoạt động của MMC 15
1.2.2. Tác dụng của MMC với quá trình liền sẹo sau phẫu thuật cắt bè
củng giác mạc 16
1.2.3. Tác động của MMC lên tế bào nội mạc của mạch máu 17
1.2.4. Tác động của MMC lên thể mi và các mô khác của nhãn cầu 18
1.2.5. Các phương pháp sử dụng MMC trong phẫu thuật glôcôm trên thế
giới 19
1.2.6. Các biến chứng của thuốc MMC 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 28
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 29
2.3.1. Hỏi bệnh 29
2.3.2. Khám trước khi phẫu thuật 29
2.3.7. Các chỉ số nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 38
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 38
3.1.2. Phân bố lâm sàng về hình thái glôcôm 39
3.1.3. Thời gian tái phát, số lần mổ lỗ rò thất bại và các phương pháp
phẫu thuật đã làm trên bệnh nhân glôcôm tái phát 39
3.1.4. Số lần mổ lổ rò thất bại 40
3.1.5. Thị lực với kính trước mổ 40
3.1.6. Tình trạng nhãn áp trước mổ 41
3.1.7. Tình trạng thị trường trước mổ 41
3.1.8. Tình trạng lõm gai trước điều trị 42
3.1.9. Giai đoạn glôcôm trước điều trị 42
3.2. KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ 43
3.2.1. Kết quả thị lực 43
3.2.2. Kết quả nhãn áp sau điều trị 44
3.2.3. Kết quả thị trường sau mổ 1 tháng và tháng 3 47
3.2.4. Biến đổi gai thị 47
3.2.5. Tình trạng sẹo bọng 48
3.2.6. Biến chứng 52
3.2.7. Đánh giá kết quả điều trị 53
3.3.8. Số lần tiêm thực hiện trên các mắt glôcôm 54
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ 54
3.3.1. Mối liên quan nhãn áp trung bình với một số yếu tố 54
3.3.2. Mối liên quan giữa sẹo bọng và một số yếu tố khác 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. NHẬN XÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 62
4.1.1. Tuổi 62
4.1.2. Giới 62
4.1.3. Hình thái glôcôm 63
4.1.4. Số lần phẫu thuật thất bại 63
4.1.5. Thời gian tái phát 63
4.1.6. Tình trạng thị lực trước mổ 64
4.1.7. Tình trạng nhãn áp trước mổ 64
4.1.8. Tình trạng lõm đĩa trước phẫu thuật 65
4.2. KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ 65
4.2.1. Kết quả thị lực 65
4.2.2. Kết quả nhãn áp 66
4.2.3. Kết quả thị trường 70
4.2.4. Kết quả sẹo bọng 71
4.2.5. Biến chứng 73
4.2.6. Đánh giá kết quả chung của điều trị 76
4.2.7. Số lần tiêm 76
4.3. NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN 76
4.3.1. Mối liên quan giữa điều chỉnh nhãn áp, sẹo bọng với độ tuổi 76
4.3.2. Mối liên quan giữa nhãn áp, sẹo bọng với hình thái glôcôm 77
4.3.3. Mối liên quan giữa kết quả sẹo bọng, nhãn áp với thời gian tái phát77
4.3.4. Mối liên quan giữa kết quả sẹo bong, nhãn áp với số lần thất bại 78
4.4.5. Mối liên quan giữa kết quả sẹo bọng với giai đoạn glôcôm 79
4.4.6. Mối liên quan giữa số lần tiêm và kết quả sẹo bọng, nhãn áp, giai
đoạn glôcôm 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 38
Bảng 3.2. Phân loại thời gian tái phát 39
Bảng 3.3. Tổn thương thị trường trước mổ 41
Bảng 3.4. Các giai đoạn glôcôm trước mổ 42
Bảng 3.5. Thị lực có chỉnh kính trước và sau phẫu thuật 43
Bảng 3.6. Biến đổi thị lực sau điều trị so với trước điều trị 44
Bảng 3.7. Tình trạng nhãn áp trước và sau điều trị (mmHg) 44
Bảng 3.8. Mức hạ nhãn áp trung bình sau mổ so với trước mổ 45
Bảng 3.9. Mức điều chỉnh nhãn áp sau điều trị 46
Bảng 3.10. Biến đổi thị trường sau mổ 3 tháng 47
Bảng 3.11. Biến đổi gai thị sau mổ 47
Bảng 3.12. Tình trạng sẹo bọng trên lâm sàng theo Kanski sau điều trị 48
Bảng 3.13. Chiều cao bọng, độ rộng, mạch máu 48
Bảng 3.14. Tình trạng sẹo bọng trên OCT 49
Bảng 3.15. Chiều cao bọng thấm 51
Bảng 3.16. Kết quả điều trị tại các thời điểm 53
Bảng 3.18. Nhãn áp trung bình và thời gian tái phát khác nhau 55
Bảng 3.19. Liên quan giữa nhãn áp trung bình và hình thái glôcôm 55
Bảng 3.20. Liên quan nhãn áp trung bình và số lần phẫu thuật 56
Bảng 3.21. Liên quan nhãn áp trung bình và số lần tiêm 56
Bảng 3.22. Liên quan giữa tình trạng sẹo bọng và độ tuổi 57
Bảng 3.23. Liên quan giữa tình trạng sẹo bọng và giới 58
Bảng 3.24. Tình trạng sẹo bọng và hình thái glôcôm 58
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng sẹo bọng và giai đoạn bệnh 59
Bảng 3.26. Liên quan giữa sẹo bọng và thời gian tái phát 59
Bảng 3.27. Liên quan giữa sẹo bọng và số lần thất bại 60
Bảng 3.29. Mối liên quan sẹo bọng và nhãn áp tại các thời điểm 61
Bảng 4.1. Nhãn áp trung bình trước phẫu thuật 64
Bảng 4.2. Tình trạng lõm đĩa trước phẫu thuật 65
Bảng 4.3. Đối chiếu kết quả hạ nhãn áp của các phương pháp khác nhau …. 67
Bảng 4.4. Đối chiếu kết quả nhãn áp với các tác giả tiêm MMC sau mổ 69
Bảng 4.5. Đối chiếu kết quả tạo sẹo bọng 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 38
Biểu đồ 3.2. Phân bố hình thái glôcôm 39
Biểu đồ 3.3. Số lần phẫu thuật cắt bè thất bại 40
Biểu đồ 3.4. Thị lực trước mổ 40
Biểu đồ 3.5. NA trước mổ 41
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ lõm đĩa trước phẫu thuật 42
Biểu đồ 3.7. Độ phản âm bên trong sẹo bọng 50
Biểu đồ 3.8. Khoang dịch dưới kết mạc và dịch trên vạt củng mạc 50
Biểu đồ 3.9. Khoang dịch dưới vạt củng mạc và lỗ mở bè 51
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: A sẹo bọng trên OCT, B sẹo bọng trên UBM, C sẹo bọng trên SHV 11
Hình 1.2: Sơ đồ minh họa vai trò của nguyên bào xơ trong làm sẹo 16