Đánh giá kết quả chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực cho Điều dưỡng
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG THEO CHUẨN NĂNG LỰC CHO ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2013 -2015
TRANG THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN
Tên đề tài luận án: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG THEO CHUẨN NĂNG LỰC CHO ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2013 -2015
Điều dưỡng (ĐD) đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh (CSNB), góp phần nâng cao chất lượng điều trị trong đó có chăm sóc vết thương (CSVT). Chăm sóc vết thương được coi là một trong những kỹ thuật cơ bản chăm sóc người bệnh (NB) của ĐD, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị [36], [80]. Thống kê tại Anh cho thấy CSVT chiếm tới 3% tổng ngân sách chi cho dịch vụ y tế, ước tính khoảng 2,3 đến 3,1 tỉ bảng Anh mỗi năm [47].
Tại Mỹ có khoảng hơn 5,7 triệu NB có VT mãn tính có thể ngăn ngừa được biến chứng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, cắt cụt chi, loét do tì đè nếu ngay từ đầu được các nhân viên y tế chăm sóc tốt [95]. Kiến thức và năng lực của ĐD về CSVT và quản lý VT cũng rất quan trọng, nó quyết định đến việc thực hành của ĐD. Do vậy vấn đề cập nhật kiến thức về CSVT là rất cần thiết. Nghiên cứu của Geraldine năm 2012 trên 150 đối tượng là ĐD cho biết 38,6% ĐD cập nhật kiến thức về CSVT trong vòng hai năm trước thời điểm NC, 40% đánh giá năng lực ở mức thấp (< 4 trong thang 1-10) những ĐD thực hiện CSVT trong tuần nhiều hơn thì có năng lực tốt hơn. Lê Đại Thanh (2008) cho thấy trên 200 lần thay băng, không có lần nào ĐD thực hiện đúng toàn bộ các tiêu chí đánh giá trong quy trình thay băng [28]. Đỗ Thị Hương Thu (2005) chỉ ra 200 lần thực hành, có 21 % ĐD thực hành chưa đúng toàn bộ các tiêu chí đánh giá quy trình thay băng [13]. Trong báo cáo của Ngô thị Huyền (2012) cho biết trên 162 ĐD thực hành thay băng có 61,1% thực hành sai ít nhất 1 trong các bước của quy trình [16]. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc của ĐD nhất là về CSVT, đào tạo liên tục (ĐTLT) là biện pháp có hiệu quả và tác dụng bền vững. Đào tạo liên tục không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà còn góp phần nâng cao chất lượng thực hành và cần có giải pháp đồng bộ. Nghiên cứu (NC) tại Ấn Độ đánh giá kiến thức và thực hành về CSVT mãn tính của ĐD cho biết điểm kiến thức đạt 73% trong khi đó thực hành chỉ đạt 63% [69]. Sally Sutherland-Fraser (2012) theo dõi 70 ĐD phòng mổ tham gia cả hai cuộc điều tra trước và sau can thiệp, thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng mô tả đúng các giai đoạn của vết thương (VT) loét tì đè (p < 0,05) [81]. Trong NC của Phan Thị Dung (2012), NC đánh giá kết quả thực hiện CSVT của nhóm ĐD tham gia chương trình đào tạo (CTĐT) giảng dạy lâm sàng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (BVHNVĐ) cho thấy nhóm ĐD được đào tạo (ĐT) có khả năng nhận định tình trạng VT và nhu cầu CSNB lập kế hoạch CSVT và thực hiện đúng quy trình thay băng tốt hơn so với nhóm ĐD không được ĐT [24].
Cho đến hiện nay, tại các cơ sở y tế Việt Nam cũng như BVHNVĐ việc đánh giá CSVT chủ yếu dựa vào bảng kiểm trên quy trình kỹ thuật thay băng. Ưu điểm chính của bảng kiểm này là thời gian đánh giá ngắn, nhưng do ĐD thiếu kiến thức trong CSVT nên chưa xác định đúng vai trò trong quản lý VT bằng quy trình ĐD, lựa chọn phương pháp giúp giảm đau khi CSVT chưa phù hợp, chưa xác định và quản lý tốt nguy cơ trong thực hiện biện pháp hỗ trợ chăm sóc (CS), giao tiếp chưa hiệu quả với NB và nhóm CS, hạn chế về tư vấn và giáo dục sức khoẻ cho NB .v.v.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện đặc biệt tuyến cuối về ngoại khoa với quy mô hơn 1500 giường bệnh, 52 phòng mổ tiêu chuẩn và mỗi ngày bệnh viện thực hiện trên 200 ca mổ thuộc nhiều chuyên khoa. Riêng ĐD thực hiện CS khoảng 1000 VT mỗi ngày. Tuy vậy, kiến thức và thực hành của ĐD còn hạn chế do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa áp dụng CSVT theo Chuẩn năng lực đã được Bộ Y Tế ban hành “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam” năm 2012 [2]. Một trong những nguyên nhân chính là CTĐT dựa trên năng lực được coi là nguyên nhân cốt lõi để cải thiện chất lượng CSVT chưa được xây dựng. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá kết quả chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực cho Điều dưỡng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2013-2015” góp phần đào tạo ĐD tại BVHNVĐ theo năng lực CSVT chuẩn quốc gia nhằm mục đích nâng cao chất lượng CSNB.
PHẦN NỘI DUNG
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá thực trạng/ tình hình chăm sóc vết thương theo năng lực và một số yếu tố liên quan của Điều dưỡng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2014
2. Đánh giá kết quả triển khai chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo lực của Điều dưỡng.
3. Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp trong cải thiện năng lực chăm sóc vết thương của Điều dưỡng sau một năm đào tạo.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, can thiệp đánh giá trước-sau kết hợp định lượngvà định tính. Được tiến hành trên 145 ĐD tại 7 khoa lâm sàng thuộc BVHNVĐtrực tiếp CSNB bằng 48 câu hỏi phát vấn xác định điểm TB và điểm đạt vềkiến thức, năng lực CSVT của ĐD trước can thiệp và một số yếu tố liên quan của ĐD. Đồng thời PVS 14 cuộc để can thiệp bằng CTĐT nâng cao kiến thức, năng lực thực hành cho ĐD về CSVT.
Các kết quả chính Điểm TB về CSVT thấp nhất là kiến thức về cắt chỉ vết khâu (8,65 ± 3,19).Tỷ lệ ĐD có năng lực không đạt về CSVT từ 24,8% đến 76,7%.Hoạt động can thiệp đã cải thiện có ý nghĩa về kiến thức và năng lực CSVT của ĐD (p <0,001).
Kết luận và Khuyến nghị Năng lực chăm sóc vết thương của Điều dưỡng đạt ở mức dưới trung bình trước can thiệp. Chương trình và tài liệu CSVT phù hợp, khả thi, có hiệu quả. Sau can thiệp năng lực về chăm sóc vết thương của điều dưỡng đã cải thiện rõ rệt.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Đánh giá kết quả chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực cho Điều dưỡng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2013-2015
Cung cấp bằng chứng về hiệu quả CTĐT CSVT theo năng lực. Lần đầu tiên có chương trình ĐT theo chuẩn năng lực về CSVT gồm: 1) Chương trình; 2) Tài liệu.
MỤC LỤC
Lời cam đoan …………………………………………………………………………………………………. i
Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………………………………………………. ii
Mục lục ………………………………………………………………………………………………………. iii
Danh mục bảng ………………………………………………………………………………………….. vii
Danh mục hình …………………………………………………………………………………………….. ix
Danh mục sơ đồ …………………………………………………………………………………………….. x
Danh mục biểu đồ ………………………………………………………………………………………… xi
Tóm tắt luận án …………………………………………………………………………………………… xii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU …………………………………………………………………………………………………… 3
1. Mục tiêu chung ………………………………………………………………………………….. 3
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………… 3
3. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………… 4
1.1. Một số khái niệm ……………………………………………………………………………….. 4
1.1.1. Khái niệm vết thương …………………………………………………………………………. 4
1.1.2. Khái niệm chăm sóc điều dưỡng ………………………………………………………….. 7
1.1.3. Khái niệm chăm sóc vết thương …………………………………………………………… 7
1.2. Chăm sóc vết thương ………………………………………………………………………….. 7
1.2.1. Kỹ thuật chăm sóc vết thương ……………………………………………………………… 7
1.2.2. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc vết thương ………………………………… 8
1.2.3. Lợi ích của việc chăm sóc vết thương …………………………………………………… 8
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của ĐD về CSVT…….. 14
1.2.5. Yếu tố của người bệnh ảnh hưởng đến chất lượng CSVT . …………………….. 15
1.3. Sự cần thiết phải có chương trình đào tạo CSVT ………………………………….. 16
1.3.1. Sơ lược về công tác đào tạo y khoa liên tục …………………………………………. 16
1.3.2. Sự cần thiết cần phải đào tạo liên tục và phát triển chuyên môn ……………… 17
1.3.3. Đào tạo liên tục chăm sóc vết thương …………………………………………………. 19
1.4. Chương trình và tài liệu CSVT theo chuẩn năng lực ĐD ……………………………. 23
iv
1.4.1. Quy trình phát triển chương trình và tài liệu đào tạo …………………………….. 24
1.4.2. Một số nghiên cứu về chương trình can thiệp đào tạo Điều dưỡng …………. 27
1.5. Lý do tiến hành nghiên cứu ……………………………………………………………….. 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………. 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………. 33
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 33
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………… 33
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 33
2.4. Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 34
2.4.1. Nghiên cứu trước can thiệp ……………………………………………………………….. 34
2.4.2. Nghiên cứu can thiệp ……………………………………………………………………….. 34
2.4.3. Nghiên cứu so sánh trước – sau 1 năm can thiệp ĐT …………………………….. 35
2.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 35
2.5.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ……………………………………………………………… 35
2.5.2. NC can thiệp ……………………………………………………………………………………. 36
2.5.3. Nghiên cứu so sánh trước- sau 1 năm can thiệp ĐT ……………………………… 46
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………. 47
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………………………. 47
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………….. 53
2.6.3. Các chỉ số nghiên cứu ………………………………………………………………………. 54
2.6.4. Cách tính điểm ………………………………………………………………………………… 54
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………….. 55
2.7.1. Nghiên cứu định lượng ……………………………………………………………………… 55
2.7.2. Nghiên cứu định tính ………………………………………………………………………… 55
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu …………………………………………………………. 56
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ………………………… 56
2.9.1. Hạn chế của NC ………………………………………………………………………………. 56
2.9.2. Sai số của NC …………………………………………………………………………………. 56
2.9.3. Biện pháp khắc phục sai số ……………………………………………………………….. 57
v
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 58
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 58
3.2. Đánh giá thực trạng CSVT theo năng lực và một số yếu tố liên quan
của ĐD năm 2014 …………………………………………………………………………….. 59
3.2.1. Thực trạng CSVT theo năng lực của ĐD năm 2014 ……………………………… 59
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến năng lực thực hành của ĐD về CSVT ………….. 67
3.3. Đánh giá kết quả triển khai CTĐT theo năng lực …………………………………. 69
3.4. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nhằm cải thiện năng lực
CSVT của ĐD sau 1 năm ĐT …………………………………………………………….. 76
3.4.1. Đánh giá kiến thức của ĐD về CSVT trước và sau 1 năm ĐT ……………….. 76
3.4.2. Đánh giá năng lực thực hành của ĐD về CSVT trước và sau 1 năm
can thiệp ĐT ……………………………………………………………………………………. 78
3.4.3. Đánh giá năng lực giao tiếp, làm việc nhóm của ĐD về CSVT trước
và sau 1 năm ĐT ……………………………………………………………………………… 84
3.4.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp sau 1 năm ĐT ………………………………………….. 85
CHƯƠNG 4. BÀNLUẬN ……………………………………………………………………………. 89
4.1. Đánh giá thực trạng/tình hình CSVT theo năng lực và một số yếu tố
liên quan của ĐD tại BVHNVĐ năm 2014 …………………………………………. 89
4.1.1. Đánh giá kiến thức …………………………………………………………………………… 89
4.1.2. Đánh giá thực trạng năng lực của ĐD về chăm sóc vết thương …………….. 90
4.1.3. Những yếu tố liên quan đến năng lực thực hành CSVT ………………………… 92
4.2. Đánh giá kết quả triên khai CTĐT chăm sóc ……………………………………….. 96
4.2.1. Đánh giá xây dựng chương trình và biên sọan tài liệu ………………………….. 96
4.2.2. Đánh giá chương trình đào tạo …………………………………………………………. 101
4.3. Đánh giá hiệu quả của CTĐT trong cải thiện năng lực CSVT của ĐD
sau 1 năm ĐT. ……………………………………………………………………………….. 104
4.3.1. Đánh giá điểm kiến thức …………………………………………………………………. 106
4.3.2. Đánh giá điểm năng lực thực hành …………………………………………………… 106
4.3.3. Đánh giá năng lực giao tiếp và làm việc theo nhóm ……………………………. 107
4.3.4. Điểm đánh giá theo chỉ số hiệu quả ………………………………………………….. 108
vi
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 110
1. Thực trạng điều dưỡng về chăm sóc vết thương tại BVHNVĐ…………….. 110
2. Thực hiện chương trình can thiệp đào tạo chăm sóc vết thương theo
năng lực ………………………………………………………………………………………… 110
3. Kết quả chương trình can thiệp đào tạo chăm sóc vết thương theo năng lực … 111
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………… 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………… 113
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Phụ lục 1.1. Bộ câu hỏi kiến thức điều dưỡng về CSVT
Phụ lục 1.2. Tính điểm kiến thức
Phụ lục 1.3. Lịch học
Phụ lục 1.4. Lịch giảng thực hành tại các khoa cho lớp 1
Phụ lục 1.5. Kế hoạch buổi báo cáo khóa đào tạo chăm sóc vết thương
Phụ lục 1.6. Mẫu phiếu chấm điểm
Phụ lục 1.7. Đánh giá chương trình đào tạo về CSVT
Phụ lục 2. BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Phụ lục 2.1. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu điều dưỡng trưởng
Phụ lục 2.2. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu giáo viên
Phụ lục 2.3. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu điều dưỡng
Phụ lục 3. KẾT HỢP NĂNG LỰC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phụ lục 3.1. Kết hợp giữa nội dung, phương pháp giảng dạy, lượng giá với
năng lực chung của điều dưỡng Việt Nam
Phụ lục 3.2. Khung logic nghiên cứu
Phụ lục 4. NĂNG LỰC CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG
Phụ lục 5. MẪU PHIẾU THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 5.1. Giấy đồng ý tham gia phỏng vấn sâu
Phụ lục 6. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CSVT