Đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản TW từ tháng 2 – tháng 8/2008”
Trong đời sống xă hôi loài người từ xa xưa đến nay, vô sinh là nỗi buồn và sự thất vọng của nhiều gia đình. Điều trị vô sinh là môt vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo và khoa học luôn nhân được nhiều sự quan tâm trên thế’ giới cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt điều trị vô sinh được coi là môt nôi dung quan trọng trong chiến lược dân số 2001-2010 của nước ta [2].
Sự ra đời của Louise – Brown đứa trẻ TTTON đầu tiên tại Anh năm 1978 đã đánh dấu môt bước đôt phá trong điều trị vô sinh, mang lại niềm hy vọng được làm cha, làm mẹ cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh. Kỹ thuật này ngày càng được phát triển nhanh chóng và không ngừng được hoàn thiện ở nhiều nước trên thế’ giới [29].
Từ hơn 20 năm qua, TTTON đã là phương pháp điều trị cho những cặp vợ chồng hiếm muôn với các chỉ định như bệnh lý vòi tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng, các bệnh lý vùng chậu, lạc NMTC, hiếm muôn do nam và vô sinh không rõ nguyên nhân. Đơn vị đầu tiên ở Việt Nam áp dụng thành công kỹ thuật này là bệnh viện phụ sản Từ Dũ (thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1998. Ngày 26 tháng 6 năm 2001, cháu bé đầu tiên kết quả TTTON của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cất tiếng khóc chào đời. Hiện nay ngoài hai cơ sở trên, môt số bệnh viện khác trong cả nước cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật này.
Sự thành công của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi của người phụ nữ, thời gian vô sinh, các phác đồ kích thích buồng trứng, số nang noãn phát triển…. trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là chất lượng phôi chuyển vào buồng tử cung và sự chấp nhận của nôi mạc tử cung[13],[23],[71],[82]. Mặc dù các kỹ thuật HTSS có những bước tiến bô nhanh chóng nhưng tỷ lệ có thai nói chung khoảng 25% tỷ lệ thai làm tổ 17 ^ 20% với các trường hợp chủ yếu phôi chuyển vào ngày 2. Các nghiên cứu chuyển phôi ngày 5 (giai đoạn blastocyte) cải thiên đáng kể kết quả có thai của chu kỳ TTTON. Tại trung tâm HTSS bênh viên phụ sản trung ương, 11 trường hợp chuyển phôi ngày 5 đầu tiên được tiến hành vào tháng 10/2005 có 5 trường hợp có thai. Tuy nhiên nuôi cấy phôi tới ngày 5 đòi hỏi mất công sức, thêm tủ cấy, môi trường. Nghiên cứu gần đây của Mona Bungum (2003) và Aldo Volpes và cs (2004) cho thấy tỷ lê có thai của các trường hợp chuyển phôi ngày 3 khác nhau không có ý nghĩa khi so sánh với chuyển phôi ngày 5 (63,2% và 52,5%). Như chúng ta đã biết từ ngày 3 sự phát triển của phôi từ chỗ dựa vào hoạt đông di truyền của noãn (oocyte genome activity) sang của chính bản thân phôi (embryonic genome activity). Giai đoạn chuyển tiếp này hay còn gọi là giai đoạn “ embryo block”. Do có nhiều phôi ngừng phát triển ở thời điểm này nên phôi ngày 3 có khả năng phát triển và làm tổ tốt hơn [10].
Cho đến nay ở Viêt Nam chưa có môt nghiên cứu nào tổng kết đầy đủ chi tiết về tỷ lê có thai và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả có thai sau chuyển phôi ngày 3. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản TW từ tháng 2 – tháng 8/2008” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ có thai của chuyển phôi ngày 3.
2. Đánh giá các yếu tố liên quan và giá trị của chỉ số tiên lượng đến kết quả có thai sau chuyển phôi ngày 3.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Khái niêm vô sinh 3
1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh 3
1.2.1. Trên thế giới 3
1.2.2. Ở Viêt Nam 4
1.3. Các phương pháp điều trị vô sinh 4
1.3.1. Thụ tinh nhân tạo 5
1.3.2. Thụ tinh trong ống nghiêm 5
1.4. Sự phát triển của phôi 11
1.4.1. Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ 11
1.4.2. Sự phát triển của phôi trong cơ thể và trong ống nghiêm 14
1.5. Đánh giá chất lượng của noãn bào 15
1.6. Môi trường nuôi cấy phôi 17
1.6.1. Thành phần cơ bản 17
1.6.2. Nguồn năng lượng 17
1.7. Đánh giá chất lượng phôi 18
1.7.1. Tiêu chuẩn chấm điểm phôi tiền nhân 18
1.7.2. Đánh giá chất lượng phôi ngày 2, ngày 3 20
1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả TTTON 21
1.8.1. Nguyên nhân vô sinh 21
1.8.2. Tuổi của người phụ nữ 21
1.8.3. Phác đồ điều trị 22
1.8.4. Số lượng phôi chuyển vào buồng tử cung 22
1.8.5. Chiều dày nội mạc tử cung 23
1.8.6. Chất lượng phôi 25
1.8.7. Cách thức chuyển phôi 26
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3. Địa điểm nghiên cứu 27
2.4. Chọn mẫu 28
2.5. Các bước tiến hành 28
2.6. Các tham số nghiên cứu 30
2.6.1. Môt số đặc điểm của bênh nhân 30
2.6.2. Đặc điểm của phôi 31
2.6.3. Kỹ thuật chuyển phôi 31
2.6.4. Chiều dày niêm mạc tử cung 31
2.6.5. Tiên lượng có thai dựa vào 3 chỉ số nghiên cứu 32
2.7. Xử lý và phân tích số liêu 32
2.8. Môt số sai số và cách khắc phục 32
2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33
3.1. Môt số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
3.2. Đánh giá kết quả TTTON 37
3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả có thai sau chuyển phôi ngày 3 44
3.4. Các chỉ số tiên lượng kết quả có thai sau chuyển phôi 51
Chương 4: Bàn luận 56
4.1. Môt số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57
4.2. Bàn luận về môt số kết quả của TTTON 59
4.2.1. Chiều dày NMTC vào ngày tiêm hCG theo thang điểm 59
4.2.2. Số noãn chọc hút ở bênh nhân chuyển phôi ngày 3 60
4.2.3. Số phôi chuyển vào buồng tử cung 61
4.2.4. Kết quả có thai sau chuyển phôi ngày 3 62
4.3. Các yêu tố liên quan đến kết quả có thai sau chuyển phôi ngày 3 63
4.3.1. Liên quan giữa tuổi và kêt quả có thai 63
4.3.2. Liên quan giữa nguyên nhân vô sinh và kêt quả có thai 64
4.3.3. Liên quan giữa phác đồ KTBT và kêt quả có thai lâm sàng 65
4.3.4. Liên quan giữa hình ảnh NMTC vào ngày tiêm hCG và có thai lâm sàng 67
4.3.5. Liên quan giữa số noãn thu được với có thai lâm sàng 68
4.3.6. Liên quan giữa số phôi chuyển với có thai lâm sàng 68
4.4. Các chỉ số tiên lượng kêt quả có thai sau chuyển phôi ngày 3 70
4.4.1. Liên quan giữa chất lượng phôi chuyển đên kêt quả có thai lâm sàng 70
4.4.2. Liên quan giữa kỹ thuât chuyển phôi và có thai lâm sàng 71
4.4.3. Liên quan giữa chiều dày NMTC với kêt quả có thai lâm sàng 73
4.4.4. Mối liên quan giữa điểm tiên lượng và kêt quả có thai 75
4.4.5. Phân tích hồi quy đa biên Logistic của kêt quả có thai phụ thuôc vào các yêu tố 76
Kết luận 78
Kiến nghi 79
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích