Đánh giá kết quả của cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Đau vùng cổ gáy

Đánh giá kết quả của cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Đau vùng cổ gáy

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả của cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Đau vùng cổ gáy.Đau vùng cổ gáy (Mã ICD 10: M54.2) là một triệu chứng thường gặp trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có tới 48,5% dân số trưởng thành mắc bệnh tại một thời điểm trong đời [1], [2]. Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2019 công bố trên tạp chí Lancet (2020) cho thấy đau vùng cổ gáy là một gánh nặng bệnh tật lớn, với tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mắc mới, số năm sống mất đi do bệnh tật cao [3]. Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng cổ gáy, trong đó đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống cổ (THCSC) là nguyên nhân thường gặp trong thực hành lâm sàng [2]. Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mạn tính, tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ, do tình trạng biến đổi hóa sinh học và cơ sinh học xảy ra mạn tính ở đĩa đệm, sụn bề mặt thân đốt sống, mô xương dưới sụn, khớp liên mấu và khớp mỏm móc vùng cột sống cổ [4], [5], [6].


Tại Việt Nam, thống kê về THCSC và đau vùng cổ gáy do THCSC còn chưa nhiều, tuy nhiên theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, THCSC chiếm 14% trong bệnh lý thoái hóa khớp [7]. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 103 năm 2017 cho thấy, THCSC đứng thứ 2 và chiếm 23,6% trong các bệnh thoái hóa khớp [6].
Đau vùng cổ gáy ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống người bệnh. Cho nên nghiên cứu điều trị bệnh là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành. Theo Y học hiện đại (YHHĐ), phương pháp điều trị đau vùng cổ gáy do THCSC chủ yếu là điều trị triệu chứng, nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Mục tiêu điều trị là giảm đau, cải thiện vận động cột sống cổ, giảm tình trạng co cơ và hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh [4], [5], [6].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vùng cổ gáy do THCSC thuộc phạm vi chứng Tý. Nguyên nhân gây bệnh do vệ khí của cơ thể suy yếu, tà khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh mạch, khí huyết không lưu thông gây đau; hoặc do người già chức năng tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân, mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cơ bắp co cứng, vận động khó khăn. Do đó pháp điều trị thường là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Việc sử dụng bài thuốc uống cổ phương hay các phương pháp không dùng thuốc như điện châm, xoa bóp bấm huyệt… đã được chứng minh mang lại hiệu quả điều trị cao [8], [9].
Ôn kinh phương là chế phẩm dùng ngoài được nghiên cứu với tên gọi “Bột thuốc đắp HV”, gồm 5 vị thuốc Ngải cứu, Địa liền, Quế chi, Ô đầu, Dây gắm được sản xuất và nghiên cứu ở dạng thô tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, có tác dụng khu phong trừ hàn, thông kinh lạc, chứng minh mang lại tác dụng khả quan trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp [10], [11], [12]. Trên thực tế lâm sàng, chuyển dạng cao dán Ôn kinh phương có nhiều ưu điểm, thuận tiện trong quá trình điều trị. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả chuyển dạng cao dán Ôn kinh phương, giúp có thêm cơ sở khoa học cho bác sĩ lâm sàng có thêm sự lựa chọn trong điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả của cao dán Ôn kinh phương kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Đau vùng cổ gáy” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả của cao dán “Ôn kinh phương” kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị Đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống cổ.
2. Mô tả một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….. 3
1.1. Đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống theo Y học hiện đại……………….. 3
1.1.1. Khái niệm………………………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ………………………………………………………. 4
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng………………………………………………… 4
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị………………………………………………………………………….. 7
1.1.5. Phòng bệnh………………………………………………………………………………………… 9
1.2. Đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống theo Y học cổ truyền……………… 9
1.2.1. Bệnh danh………………………………………………………………………………………….. 9
1.2.2. Nguyên nhân…………………………………………………………………………………….10
1.2.3. Các thể lâm sàng……………………………………………………………………………….10
1.3. Tổng quan phương pháp can thiệp trong nghiên cứu ……………………….. 12
1.3.1. Cao dán Ôn kinh phương…………………………………………………………………..12
1.3.2. Điện châm ………………………………………………………………………………………..15
1.3.3. Xoa bóp bấm huyệt …………………………………………………………………………..19
1.4. Một số nghiên cứu điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ……….20
1.4.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………………..20
1.4.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………………….21
Chƣơng 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………. 23
2.1.1. Công thức cao dán Ôn kinh phương…………………………………………………..23
2.1.2. Bào chế và cách sử dụng cao dán Ôn kinh phương …………………………….23
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………………………….24
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….. 24
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………………………………………….25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………………….252.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………… 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………..26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………..26
2.3.3. Phương pháp tiến hành………………………………………………………………………27
2.3.4. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………………….29
2.4.4. Phương pháp lượng giá kết quả điều trị ……………………………………………..30
2.4. Thời gian địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………………. 33
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………….. 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 36
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………. 36
3.1.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………………..36
3.1.2. Đặc đặc điểm lâm sàng trước điều trị của đối tượng nghiên cứu………….38
3.1.3. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang …………………………….41
3.2. Hiệu quả điều trị………………………………………………………………………….. 41
3.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS sau điều trị …………………………41
3.2.2. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ sau điều trị…………………….43
3.2.3. Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm NDI…44
3.2.4. Hiệu quả điều trị chung……………………………………………………………………..45
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị ……………………. 46
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng………………………………………..46
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng………………………………….46
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………….. 48
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………. 48
4.1.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………………..48
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị của đối tượng nghiên cứu ……………….53
4.1.3. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang …………………………….55
4.2. Hiệu quả điều trị………………………………………………………………………….. 554.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS sau điều trị …………………………55
4.2.2. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ sau điều trị…………………….62
4.2.3. Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm NDI…66
4.2.4. Hiệu quả điều trị chung……………………………………………………………………..67
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị ……………………. 69
4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng………………………………………..69
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng………………………………….70
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 71
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 72
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức cao dán Ôn kinh phương ……………………………………… 23
Bảng 2.2. Phân loại đau theo VAS ………………………………………………………. 30
Bảng 2.3. Đánh giá tầm vận động của cột sống cổ ………………………………… 31
Bảng 2.4. Phân loại tầm vận động cột sống cổ ……………………………………… 31
Bảng 2.5. Đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm NDI .. 32
Bảng 2.6. Đánh giá hiệu quả điều trị chung………………………………………….. 32
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi………………………………………………… 36
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ………………………….. 37
Bảng 3.3. Phân bố mức độ đau theo VAS trước điều trị …………………………. 38
Bảng 3.4. Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị……………………………….. 39
Bảng 3.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước điều trị ………… 39
Bảng 3.6. Phân bố chức năng sinh hoạt hàng ngày theo điểm NDI trước
điều trị ………………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.7. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang trước điều trị 41
Bảng 3.8. Điểm VAS trung bình theo thời gian điều trị………………………….. 41
Bảng 3.9. Hiệu suất giảm đau sau điều trị…………………………………………….. 42
Bảng 3.10. Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị. 43
Bảng 3.11. Tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị……………………… 43
Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng …………………………… 46
Bảng 3.13. Chỉ số tổng phân tích tế bào máu ngoại vi trước và sau điều trị .. 46
Bảng 3.14. Chỉ số chức năng gan thận trước và sau điều trị …………………….. 47DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới…………………………………………….. 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ………………………………… 38
Biểu đồ 3.3. Điểm NDI trung bình theo thời gian điều trị ………………………. 44
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả điều trị chung sau 21 ngày điều trị………………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment