ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ NỐI TIẾP TRONG ĐIỀU TRỊ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ NỐI TIẾP TRONG ĐIỀU TRỊ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG
Nguyễn Công Long1, Vũ Công Phong2
1 Trung tâm tiêu hóa gan mật bệnh viện Bạch mai
2 Phòng khám đa khoa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phác đồ nối tiếp trong tiệt trừ Helicobacter pylori (HP) được báo cáo có hiệu quả ở một số nước trên thế giới, chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ tiệt từ HP bằng phác đồ nối tiếp ở Việt nam. Đối tượng và phương pháp: Trong nghiên cứu chúng tôi tuyển chọn được 51 bệnh nhân loét hành tá tràng có HP dương tính được điều trị phác đồ nối tiếp tiệt trừ HP trong 14 ngày với 40 mg esomeprazole, 1 g of amoxicillin, hai lần/ngày trong 7 ngày, sau đó 40mg esomeprazol, 500mg clarithromycin, và 500 mg metronidazole, sử dụng 2 lần/ ngày trong 7 ngày tiếp theo. Kết quả: Tỷ lệ tiệt từ HP ở phác đồ nối tiếp của chúng tôi đạt là 82,4%, và chỉ có chủ yếu là các tác dụng phụ không đáng kể là 25,5% và trong phác đồ nối tiếp chỉ có một thuốc được thêm vào là metronidazole so với phác đồ chuẩn. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy rằng phác đồ nối tiếp là phác đồ hiệu quả và an toàn có thể áp dụng trong thực hành lâm sàng diệt HP.
Loét dạ dày-hành tá tràng là một bệnh thường gặp, bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, bệnh thường hay tái phát và có những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, thủng ổ loét, hẹp môn vị hoặc ung thư hóa… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Tỷ lệ bệnh loét dạ dày hành tá tràng gần đây có giảm so với 20 năm trước, song còn ở mức cao. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là do Helicobacter Pylori (HP)và là tác nhânquan trọng liên quan đến ung thư dạ dày[1]. Trước tình trạng kháng thuốc nêu trên, nhiều phác đồ khác nhau được đềnghị để sử dụng thay thếcho phác đồ chuẩn, trong đó có phác đồ nối tiếp được một số tác giả Ý báocáo đạt được tỷ lệ diệt trừ HP thành công đến 93,4%[2]. Theo Adachi K và cộng sự (2003), Nghiên cứu trên 120 bệnh nhân nhiễm HP với phác đồ điều trị trong 5 ngày là RAC và OAC1 và OAC2. Kết quả ghi nhận tỷ lệ diệt trừ HP (ITT, PP) ở nhóm RAC là 90% và 92% cao hơn nhóm OAC là 85% và 90%[3]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tỷlệ tiệt trừ HP ở phác đồ nối tiếp. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng:Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016tại Khoa tiêu hóaBệnh viện Bạch Mai. Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu can thiệp sử dụng số liệu tiến cứu.Là những bệnh nhân được chẩn đoán loét hành tá tràng có HP dương tính tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2015 đến 9/2016 với các tiêu chuẩn: Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán loét hành tá tràng HP (+) được khám và chẩn đoán tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Đồng ý tham gia nghiên cứu, Bệnh nhân tuân thủ điều trị, đến khám và kiểm tra đúng hẹn.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com