Đánh giá kết quả của phẫu thuật Longo trong điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện Việt Đức
Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tập hợp những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc của mạng mạch trĩ và các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này [7], [8]. Bệnh trĩ tuy không đe doạ đến sự sống còn, nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Trên thế giới, theo J.E Goligher (1984) hơn 50 % số người ở độ tuổi trên 50 mắc bệnh trĩ [9], [37], [93], nghiên cứu của J.Denis (1991) công bố tỷ lệ mắc bệnh trĩ từ 25- 42 % [9], [88]. Là một trong những bệnh khá thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng, Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự [24], [27] cho biết bệnh trĩ chiếm tới 45 % dân số. Đinh Văn Lực (1987) cho biết bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 85 % các bệnh lý ngoại khoa vùng hậu môn trực tràng [23].
Mục tiêu chính của điều trị bệnh trĩ là giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Điều trị trĩ trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ làm việc, vệ sinh tại chỗ, dùng thuốc đông tây y toàn thân hoặc tại chỗ, các thủ thuật điều trị trĩ (tiêm xơ, thắt vòng…) cho đến các phương pháp phẫu thuật kinh điển (Milligan- Morgan, Toupet…). Các phương pháp cắt trĩ kể trên đã được thực hiện nhiều thập kỷ nay nếu chỉ định đúng và thực hiện đúng kỹ thuật nói chung có kết quả tốt. Tuy nhiên đau sau mổ, chít hẹp hậu môn sau mổ, ỉa són sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ kéo dài vẫn là mối quan ngại cho người bệnh và phẫu thuật viên.
Tháng 8/ 1998, tại hội nghị phẫu thuật nội soi quốc tế lần thứ 6 ở Rome phẫu thuật viên người Italia, Antonio Longo đã trình bày tổng kết một phương pháp phẫu thuật để điều trị trĩ với nội dung cơ bản là cắt một vòng niêm mạc, dưới niêm mạc trực tràng trên đường lược khoảng 3 cm, nhằm kéo búi trĩ và niêm mạc trực tràng sa trở về vị trí cũ đồng thời loại bỏ nguồn máu đi từ niêm mạc tới cho các búi trĩ [35], [65].
Được đánh giá có nhiều ưu điểm như an toàn, hiệu quả, kỹ thuật dễ thực hiện đặc biệt ít đau sau mổ và nhanh chóng đưa bệnh nhân trở về sinh hoạt bình thường, phẫu thuật Longo được áp dụng ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật tại các nước có nền kinh tế phát triển [58], [62]. Tại Việt Nam đã được một số cơ sở y tế áp dụng và đã có thông báo về kết quả ban đầu [34], [35]. Tại bệnh viện Việt Đức đã có đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Longo trong điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện Việt Đức [3], thời gian đánh giá kết quả của đề tài xa nhất là 28 tháng. Nghiên cứu: So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh trĩ theo phương pháp Longo với phương pháp Milligan-Morgan [6], thời gian đánh giá kết quả bệnh nhân xa nhất là 12 tháng, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá kết quả của phẫu thuật Longo với thời gian dài hơn vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả của phẫu thuật Longo trong điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện Việt Đức’’ với mục đích:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân bị bệnh trĩ được điều trị bằng phẫu thuật Longo tại bệnh viện Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật Longo.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ỐNG HẬU MÔN 3
1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn 3
1.1.2. Sinh lý 8
1.2. TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN TRĨ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM 10
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 10
1.2.2. Tình hình chẩn đoán trĩ trên thế giới và tại Việt Nam 11
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ, KẾT QUẢ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 14
1.3.1. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ 15
1.3.2. Phẫu thuật Longo 17
1.3.3. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật Longo 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG 37
3.1.1. Tuổi, giới tính 37
3.1.2. Nghề nghiệp 38
3.1.3. Thời gian mắc bệnh trĩ 38
3.1.4. Các yếu tố liên quan tới phát sinh bệnh trĩ 39
3.1.5. Các phương pháp đã điều trị trước phẫu thuật Longo 39
3.1.6. Các triệu chứng lâm sàng và hình thái tổn thương 40
3.1.7. Các xét nghiệm cận lâm sàng 43
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG MỔ 44
3.2.1. T ính chất phẫu thuật 44
3.2.2. Thời gian phẫu thuật 45
3.2.3. Khó khăn và thuận lợi trong mổ 45
3.2.4. Xử trí bổ xung 46
3.2.5. Giải phẫu bệnh vòng cắt 47
3.3. KẾT QUẢ GẦN SAU PHẪU THUẬT LONGO 49
3.3.1. Đau sau mổ 49
3.3.2. Chảy máu sau mổ 50
3.3.3. Bí đái sau mổ 50
3.3.4. Đại tiện lần đầu sau mổ 51
3.3.5. Tính chất phân sau lần đầu đại tiện 51
3.3.6. Cảm giác lần đầu sau đại tiện 52
3.3.7. Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ 52
3.3.8. Thời gian nằm viện 53
3.4. KẾT QUẢ XA SAU PHẪU THUẬT LONGO 54
3.4.1. Tỷ lệ khám lại bệnh nhân 54
3.4.2. Thời gian trở lại công việc bình thường 54
3.4.3. Tái phát trĩ 55
3.4.4. Hẹp hậu môn sau mổ 55
3.4.5. Khả năng tự chủ hậu môn 55
3.4.6. Tự nhận định của bệnh nhân về kết quả điều trị 56
3.4.7. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn nghiên cứu 56
3.4.8. Các bệnh phối hợp 56
3.4.9. Các triệu chứng lâm sàng khác 57
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH
TRĨ 58
4.1.1. Đặc điểm chung 58
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bị bệnh trĩ 59
4.2. KẾT QUẢ GẦN SAU MỔ LONGO 60
4.2.1. Kết quả trong mổ 60
4.2.2. Kết quả giải phẫu bệnh 65
4.2.3. Kết quả gần sau mổ Longo 67
4.3. KẾT QUẢ XA SAU MỔ LONGO 73
4.3.1. Thời gian trở lại công việc bình thường 74
4.3.2. Tái phát trĩ 74
4.3.3. Hẹp hậu môn 76
4.3.4. Tự chủ hậu môn 77
4.3.5. Tắc mạch trĩ 78
4.3.6. Vấn đề của vòng cắt 79
4.3.7. Về sự hài lòng của bệnh nhân 79
4.3.8. Phân loại kết quả điều trị 79
KẾT LUẬN 8G
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích