Đánh giá kết quả của phương pháp dẫn lưu bể thận qua da

Đánh giá kết quả của phương pháp dẫn lưu bể thận qua da

Thận ứ nước là hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho đài thận rồi bể thận có thể cả niệu quản giãn dần ra dẫn đến kích thước thận to lên so với bình thường. Khi ứ nước bể thận, niệu quản sẽ gây tăng áp lực và có thể gây nhiễm trùng tại thận. Nếu nhiễm trùng nặng có thế dẫn đến tình trạng ứ mủ bể thận. Tùy theo nguyên nhân thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện lâm sàng có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong những trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và không có khả năng hồi phục.

Thận ứ nước là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi do những nhóm nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu gặp ở trẻ em là do hẹp bẩm sinh niệu quản và ở người lớn hay gặp do sỏi niệu quản và chít hẹp niệu quản thứ phát sau các phẫu thuật can thiệp vào niệu quản [21]. Hiện nay, sỏi tiết niệu vẫn là bệnh tương đối thường gặp ở người lớn. Tiến triển của bệnh dẫn đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối là nguyên nhân gây tử vong chiếm 5¬10% tổng số các trường hợp tử vong trên thế giới [49].

Hậu quả của thận ứ nước, ứ mủ là sự hủy hoại về cấu trúc và dẫn đến suy giảm chức năng thận. Trong thời gian đầu thận bị ứ nước cấp tính, chức năng thận có thể vẫn được bảo tồn nếu tình trạng tắc nghẽn được giải quyết sớm. Tuy nhiên nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài và không được giải quyết sẽ dẫn đến mức lọc cầu thận suy giảm mà hậu quả cuối cùng là tiến triển đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và cần phải điều trị thay thế thận như lọc máu, lọc màng bụng và ghép thận. Hiện tại, chi phí cho các phương pháp điều trị thay thế thận đang là gánh nặng cho tất cả các quốc gia. Do đó phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giảm bớt tỷ lệ bệnh thận mạn tính có thể tiến triển đến suy thận không hồi phục là vấn đề rất cần sự quan tâm của các nhà lâm sàng thận học.

Điều trị thận ứ nước, ứ mủ quan trọng nhất là giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nguyên nhân cũng được chẩn đoán chính xác ngay và không phải bệnh nhân nào cũng cho phép giải quyết nguyên nhân gây bệnh bằng phẫu thuật ngay do thể trạng yếu, do hội chứng ure máu cao….Chính vì vậy việc giải quyết nguyên nhân tắc nghẽn tạm thời bằng những kỹ thuật xâm lấn tối thiểu mang lại những hiệu quả khá khả quan: bảo tồn được chức năng thận, giải quyết được tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, ngăn chặn khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn như nhiễm trùng máu, kéo dài thời gian để nâng thể trạng cho bệnh nhân từ đó tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân. Những trường hợp nguyên nhân không thể giải quyết được nhiều bệnh nhân đã phải lựa chọn việc dẫn lưu tạm thời thành biện pháp lâu dài để tránh việc phải lọc máu ngắt quãng.

Dẫn lưu bể thận qua da (Percutaneous Nephrostomy-PCN) là thủ thuật được biết đến từ năm 1955 bởi William Goodwin và C.S. [56]. Từ đó đến nay kỹ thuật này đã không ngừng được cải tiến và áp dụng khá rộng rãi đem lại một số kết quả tốt trong điều trị cho bệnh nhân ứ nước, ứ mủ bể thận. Trong các kỹ thuật dẫn lưu bể thận thì dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng sonde BioTeq Pigtail cho thấy có nhiều ưu điểm, kỹ thuật thực hiện đơn giản và ít tai biến cho bệnh nhân.

Hiện tại ở Việt Nam có thể đã có nhiều nơi thực hiện thủ thuật PCN tuy nhiên chúng tôi chưa tham khảo thấy những báo cáo về đánh giá kết quả của PCN dưới hướng dẫn siêu âm. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ứ nước, ứ mủ bể thận.

2. Đánh giá kết quả của phương pháp dẫn lưu bể thận qua da ở những bệnh nhân trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10

1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU THẬN, NIỆU QUẢN 10

1.1.1 Thận 10

1.1.1.1 Nhu mô thận 11

1.1.2 Niệu quản 12

1.2 SINH LÝ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN 12

1.2.1 Sinh lý bài tiết nước tiểu

12

1.2.2 Sự lưu chuyển của nước tiểu 13

1.2.3 Áp lực trong đường bài xuất trên 13

1.2.4 Tính chất co bóp 14

1.2.5 Vai trò của hệ thần kinh trong hoạt động sinh lý của đường

bài xuất

14

1.3 NHỮNG TỔN THƯƠNG TẠI THẬN DO TẮC NGHẼN ĐƯỜNG

TIẾT NIỆU TRÊN

14

1.3.1 Sinh lý bệnh của tắc nghẽn đường tiết niệu trên 14

1.3.2 Giải phẫu bệnh trong tắc nghẽn đường tiết niệu trên 15

1.4 BỆNH THẬN Ứ NƯỚC, Ứ MỦ 16

1.4.1 Đại cương

16

1.4.2 Một số nguyên nhân gây ứ nước, ứ mủ bể thận 16

1.4.3 Sinh lý bệnh của ứ nước, ứ mủ bể thận 17

1.4.4 Chẩn đoán thận ứ nước, ứ mủ 19

1.4.5 Chỉ định điều trị thận ứ nước, ứ mủ 23

1.5 DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA 24

1.5.1 Khái niệm 24

1.5.2 Lịch sử dẫn lưu thận kinh điển 25

1.5.3 Lịch sử phát triển kỹ thuật dẫn lưu thận qua da 25

1.5.4 Một số nghiên cứu về PCN 26

1.5.5 Kỹ thuật PCN 29

1.5.6 Chỉ định và chống chỉ định của PCN 30

1.5.7 Các biến chứng của PCN 31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 35

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 36

2.2.2 Các tiêu chuẩn phân loại áp dụng trong nghiên cứu 37

2.2.3 Dẫn lưu bể thận qua da 38

2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 41

Chương 3; KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 42

3.1.1 Đặc điểm về giới 42

3.1.2 Đặc điểm về tuổi 42

3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính 43

3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 44

3.2.1 Triệu chứng lâm sàng khi vào viện 44

3.2.2 Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu trên 45

3.3 CẬN LÂM SÀNG 45

3.3.1 Tình trạng thiếu máu của bệnh nhân khi vào viện 45

3.3.2 CRP và Bạch cầu máu của BN khi nhập viện 46

3.3.3. Kết quả ure, creatinin của BN khi vào viện 47

3.3.4 Xét nghiệm nước tiểu của BN khi nhập viện 47

3.3.5. Kết quả nuôi cấy nước tiểu khi vào viện 48

3.3.6 Kết quả xạ hình thận khi vào viện 48

3.3.7. Kết quả chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị 49

3.3.8 Kết quả siêu âm thận tiết niệu khi vào viện 49

3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA 50

3.4.1 Dẫn lưu bể thận qua da 50

3.4.2 Đánh giá khả năng phục hồi chức năng thận sau PCN 52

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 57

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN Ứ NƯỚC, Ứ MỦ BỂ

THẬN 57

4.1.1 Đặc điểm về giới của các đối tượng nghiên cứu 57

4.1.2 Đặc điểm về tuổi của các đối tượng nghiên cứu 57

4.1.3 Phân chia đối tượng nghiên cứu theo tuổi bị bệnh và giới 57

4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 58

4.2.1 Đau hông lưng 58

4.2.2 Thận to 58

4.2.3 Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu trên 59

4.3 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 60

4.3.1 Tình trạng thiếu máu của bệnh nhân khi vào viện 60

4.3.2 Tình trạng nhiễm trùng của BN khi vào viện 60

4.3.3 Kết quả chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị 61

4.3.4 Tình trạng giãn đài bể thận của BN khi nhập viện 61

4.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA DẪN LƯU THẬN QUA DA 63

4.4.1 Tình trạng ứ nước, ứ mủ của BN sau PCN 63

4.4.2 Kỹ thuật PCN 64

4.4.3 Biến chứng của PCN 68

4.4.4 Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn sau PCN 70

4.4.5 Sự phục hồi chức năng thận sau PCN 71

KẾT LUẬN 72

KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment