Đánh giá kết quả của thở máy không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
Đề cương luận văn thạc sĩ Đánh giá kết quả của thở máy không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.Sự chuyển từ môi trường lỏng trong tử cung người mẹ ra môi trường bên ngoài là một mốc rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Lúc này phổi bắt đầu làm nhiệm vụ trao đổi khí qua bề mặt biểu mô của mình. Suy hô hấp (SHH) là một hội chứng rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, nhất là trong những ngày đấu sau khi sinh, trong thời gian trẻ tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Tại các đơn vị hồi sức, nguyên nhân nhập viện do SHH chiếm tỷ lệ 15% với trẻ đẻ đủ tháng và 29% với trẻ đẻ non, đặc biệt là trẻ đẻ non dưới 34 tuần thì tỷ lệ này còn cao hơn [1], [2]. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung [3], [4], trong đó 56% tử vong sơ sinh là do SHH [5].
Đối với trẻ đẻ non bị SHH cấp thì thở máy xâm nhập qua nội khí quản và liệu pháp thay thế surfactant là hai biện pháp điều trị quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong [6]. Mặc dù tăng tỷ lệ sống nhưng thở máy xâm nhập cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm phổi thở máy [7]. Thời gian thở máy xâm nhập kéo dài lại làm tăng tỷ lệ tử vong, di chứng thần kinh và bệnh loạn sản phổi (BPD) ở sau giai đoạn sơ sinh [8]. Ngay cả việc cố gắng rút nội khí quản sớm thì việc thất bại lại thường xuyên xảy ra vì trẻ đẻ non rất dễ bị giảm thông khí phổi và xẹp phổi, dẫn đến ngừng thở kéo dài [9], [10], [11]. Điều này làm tăng gánh nặng cho ngành y tế và cả xã hội. Vì vậy nỗ lực làm giảm sự cần thiết phải thở máy xâm nhập và các biến chứng tiếp theo trở thành thách thức đối với các nhà sơ sinh [12].
Cho đến nay, việc sử dụng sớm các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập được xem là con đường hiệu quả để làm giảm các nguy cơ trên. So với thở máy xâm nhập, thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) làm giảm nguy cơ BPD và các vấn đề bất thường về thần kinh, tuy nhiên chỉ có 60% tỷ lệ thành công, tránh đặt nội khí quản ở trẻ đẻ non SHH [13]. Thở máy áp lực dương ngắt quãng không xâm nhập (N-SIMV) cho thấy hiệu quả hơn NCPAP, làm giảm cả tỷ lệ thở máy xâm nhập, BPD và cả tử vong sơ sinh [14].
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của NCPAP trong điều trị SHH ở trẻ đẻ non nhưng có ít nghiên cứu về hiệu quả của thở N-SIMV trong điều trị sớm SHH ở trẻ đẻ non. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả của thở máy không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” nhằm hai mục tiêu:
1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của nhóm bệnh nhân đẻ non suy hô hấp cấp phải thở máy không xâm nhập tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
2. Nhận xét kết quả điều trị và các yếu tố liên quan của thở máy không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về suy hô hấp sơ sinh 3
1.1.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ đẻ non 3
1.1.2. Định nghĩa suy hô hấp 4
1.1.3. Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 4
1.1.4. Các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 5
1.1.5. Nguyên tắc điều trị suy hô hấp sơ sinh 7
1.2. Tổng quan về thở máy 9
1.2.1. Định nghĩa về thở máy 9
1.2.2. Quá trình thông khí ở phổi 9
1.2.3. Nguyên tắc chung thở máy cho trẻ sơ sinh 10
1.2.4. Thở máy không xâm nhập 12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thở máy 14
1.3.1. Các yếu tố cá thể 14
1.3.2. Các yếu tố về đặc điểm bệnh lý trước nhập viện và lúc nhập viện 14
1.3.3. Do trẻ mắc các bệnh nặng 15
1.3.4. Do trẻ mắc thêm các bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.3. Một số định nghĩa/khái niệm có liên quan. 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 18
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 18
2.4.3. Nội dung nghiên cứu 18
2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.4.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 20
2.5. Kỹ thuật khắc phục sai số và nhiễu 22
2.6. Phân tích và xử lý số liệu 22
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 22
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Mục tiêu 1 23
3.1.1. Đặc điểm tuổi thai và cân nặng 23
3.1.2. Đặc điểm về giới 23
3.1.3. Điều trị tuyến dưới 24
3.1.4. Tình trạng khi nhập viện 24
3.1.5. Chẩn đoán bệnh 25
3.2. Mục tiêu 2. 26
3.2.1. Kết quả điều trị 26
3.2.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 28
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 30
4.1. Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 30
4.2. Về mục tiêu 1 30
4.3. Về mục tiêu 2 30
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 30
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ số Apgar 4
Bảng 1.2: Chỉ số Silverman 5
Bảng 1.3: Các nguyên nhân tại phổi 6
Bảng 1.4: Chỉ định và chống chỉ định 12
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi thai và cân nặng 23
Bảng 3.2: Điều trị tuyến dưới 24
Bảng 3.3: Tình trạng khi nhập viện 24
Bảng 3.4: Chẩn đoán bệnh 25
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa yếu tố cá thể với kết quả điều trị của thở máy không xâm nhập 28
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tiền sử của mẹ, xử trí trước vào viện và kết quả điều trị của thở máy không xâm nhập 28
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng khi vào viện với kết quả điều trị của thở máy không xâm nhập 29