Đánh giá kết quả của Thuốc đắp HV kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh đau vùng cổ gáy

Đánh giá kết quả của Thuốc đắp HV kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh đau vùng cổ gáy

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả của Thuốc đắp HV kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh đau vùng cổ gáy.Thoái hóa cột sống cổ là một thuật ngữ bao gồm một loạt các thay đổi thoái hóa tiến triển ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của cột sống cổ. Đây là một quá trình lão hóa tự nhiên và xuất hiện ở phần lớn mọi người sau năm mươi tuổi. Các triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ biểu hiện như đau cổ gáy và hạn chế vận động cột sống cổ và có thể đi kèm với các triệu chứng lan tỏa. Đau vùng cổ gáy là một tình trạng phổ biến và hay gặp thứ hai sau đau thắt lưng [1]. Do gánh nặng bệnh tật liên quan đến giảm chất lượng cuộc sống và chi phí kinh tế khi điều trị đáng kể, nên cần một chiến lược điều trị cho các bệnh nhân này.
Chiến lược điều trị đau vùng cổ gáy ở bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng. Trong trường hợp không có các triệu chứng báo hiệu nguy hiểm, mục tiêu của điều trị là giảm đau, cải thiện sự hạn chế vận động cột sống cổ và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho các cấu trúc thần kinh [2].


Cùng với y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, nền Y học cổ truyền (YHCT) hàng nghìn năm lịch sử, xác định nguyên nhân phổ biến của cơn đau và hạn chế vận động cột sống cổ là do khí trệ và huyết ứ. Hơn nữa, các yếu tố gây bệnh khác như đàm và thấp có thể được xác định là yếu tố gây tắc nghẽn. Điện châm và xoa bóp có thể giảm đau bằng cách thúc đẩy lưu thông khí huyết tại chỗ và toàn thân bằng cách loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Thao tác tại vùng cổ gáy có thể loại bỏ sự ứ đọng cục bộ của khí huyết và thúc đẩy sự lưu thông của chúng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện châm và xoa bóp có thể làm giảm đau bằng cách giảm viêm và cải thiện tổn thương [3].
Hiện đã có nghiên cứu về việc kết hợp đắp chườm nóng thuốc Y học cổ truyền với các phương pháp truyền thống điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ [4]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu tương tự nào.
Thuốc đắp HV là sự kết hợp các vị thuốc có tác dụng làm nóng các mô cục bộ, chống viêm, tiêu sưng và giảm phản xạ co cơ, đã được nghiên cứu kiểm soát lâm sàng đau quanh khớp vai [5] và đau thắt lưng [6] khi kết hợp với điện châm.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả của Thuốc đắp HV kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh đau vùng cổ gáy” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của Thuốc đắp HV kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị này

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
1.1. ĐAU VÙNG CỔ GÁY VÀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ………….. 3
1.1.1. Đau vùng cổ gáy ………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống cổ………… 5
1.1.3. Các đánh giá về bệnh thoái hóa cột sống cổ …………………………….. 7
1.1.4. Điều trị đau do thoái hóa cột sống cổ ……………………………………… 9
1.2. TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ… 11
1.3. ĐAU VÙNG CỔ GÁY VÀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN………………………………………………………………………… 12
1.3.1. Bệnh danh …………………………………………………………………………. 12
1.3.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ…………………………………………………………. 13
1.3.3. Các thể bệnh và điều trị ………………………………………………………. 13
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG
CỔ…………………………………………………………………………………………………. 16
1.4.1. Nghiên cứu ở nước ngoài…………………………………………………….. 16
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam …………………………………………………….. 16
1.5. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU ………………………………………………………………………………………………. 17
1.5.1. Tổng quan về thuốc đắp HV ………………………………………………… 17
1.5.2. Phương pháp điện châm………………………………………………………. 19
1.5.3. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt………………………………………….. 20
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU …………………………………………………………………………………………………. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 212.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu…………………………………………………………. 21
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………. 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………… 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 22
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………….. 22
2.2.3. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………….. 23
2.2.4. Các bước tiến hành……………………………………………………………… 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU …………………………………………… 33
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………… 35
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới……………………………………… 35
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ……………………………………. 36
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau và thời gian xác định bệnh ….. 36
3.1.4. Đặc điểm tổn thương cột sống cổ trên phim X-quang……………… 37
3.2. KẾT QUẢ CỦA THUỐC ĐẮP HV TRONG ĐIỀU TRỊ……………. 38
3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau tại các thời điểm đánh giá…………………. 38
3.2.2. Thay đổi tầm vận động cột sống cổ tại các thời điểm đánh giá…. 41
3.2.3. Sự thay đổi chức năng cột sống cổ theo thang điểm NDI ………… 48
3.2.4. Kết quả điều trị chung…………………………………………………………. 49
3.2.5. Sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm và tác dụng không mong
muốn………………………………………………………………………………………….. 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………. 52
4.1.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu…………………………………………… 52
4.1.2. Tuổi và giới tính…………………………………………………………………. 534.1.3. Hình ảnh X quang cột sống cổ……………………………………………… 54
4.1.4. Nghề nghiệp của bệnh nhân…………………………………………………. 54
4.2. KẾT QUẢ GIẢM ĐAU VÀ TĂNG KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG CỘT
SỐNG CỔ CỦA THUỐC ĐẮP HV…………………………………………………. 55
4.2.1. Giảm triệu chứng đau………………………………………………………….. 55
4.2.2. Cải thiện khả năng vận động cột sống cổ ………………………………. 64
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN ……………………………………… 67
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 69
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần Thuốc đắp HV …………………………………………………… 17
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS……………. 28
Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý …………………………. 30
Bảng 2.3. Đánh giá chỉ số chức năng cột sống cổ theo thang điểm NDI ……. 30
Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị ………………………………………………………. 32
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi………………………………………………….. 35
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm nghề nghiệp…………………………….. 36
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian khởi phát triệu chứng đến khi
nhập viện…………………………………………………………………………… 36
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ……………………………. 37
Bảng 3.5. Hình ảnh tổn thương trên phim X-quang cột sống cổ ……………….. 37
Bảng 3.6. Đặc điểm vị trí tổn thương trên phim X-quang cột sống cổ……….. 38
Bảng 3.7. Mức độ đau trước điều trị……………………………………………………… 38
Bảng 3.8. Kết quả của Thuốc đắp HV đối với đau sau 3 ngày điều trị ………. 39
Bảng 3.9. Kết quả của Thuốc đắp HV đối với đau sau 7 ngày điều trị ………. 40
Bảng 3.10. Kết quả của Thuốc đắp HV đối với đau sau 14 ngày điều trị …… 40
Bảng 3.11. Tầm vận động cột sống cổ của 2 nhóm trước điều trị ……………… 41
Bảng 3.12. Tầm vận động cột sống cổ của 2 nhóm sau 3 ngày điều trị ……… 46
Bảng 3.13. Tầm vận động cột sống cổ của 2 nhóm sau 7 ngày điều trị ……… 46
Bảng 3.14. Tầm vận động cột sống cổ của 2 nhóm sau 14 ngày điều trị ……. 47
Bảng 3.15. Chức năng cột sống cổ theo thang điểm NDI…………………………. 48
Bảng 3.16. Sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm của nhóm nghiên cứu……. 50
Bảng 3.17. Sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm của nhóm đối chứng……… 51
Bảng 3.18. Tác dụng không mong muốn……………………………………………….. 51DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ……………………………………….. 35
Biểu đồ 3.2. Thay đổi mức độ đau tại các thời điểm đánh giá ………………….. 39
Biểu đồ 3.3. Thay đổi tầm vận động động tác cúi …………………………………… 42
Biểu đồ 3.4. Thay đổi tầm vận động động tác ngửa ………………………………… 42
Biểu đồ 3.5. Thay đổi tầm vận động động tác nghiêng phải …………………….. 43
Biểu đồ 3.6. Thay đổi tầm vận động động tác nghiêng trái………………………. 44
Biểu đồ 3.7. Thay đổi tầm vận động động tác quay phải …………………………. 44
Biểu đồ 3.8. Thay đổi tầm vận động động tác quay trái …………………………… 45
Biểu đồ 3.9. Đánh giá chức năng cột sống cổ tại các thời điểm điều trị bằng
thang điểm NDI………………………………………………………………….. 48
Biểu đồ 3.10. Đánh giá kết quả điều trị …………………………………………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment