Đánh giá kết quả điều trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc tại bệnh viện mắt trung ương trong 5 năm
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TTMTTVM) là bệnh lý võng mạc tương đối phổ biến (ở Mỹ, tần suất bệnh đứng thứ hai sau bệnh võng mạc tiểu đường). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 50 và là nguyên nhân gây giảm sút thị lực trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa do những biến chứng nặng nề. Bệnh xuất hiện thường kèm theo các bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, bệnh van tim, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bệnh nhân [25]. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của các bệnh lý toàn thân, thì bệnh TTMTTVM cũng có chiều hướng tăng lên.
Hình ảnh lâm sàng của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc được phát hiện từ cuối thế kỷ XIX, lúc đầu chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng và soi đáy mắt của bệnh nhân, song nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh còn chưa biết rõ, việc điều trị còn khó khăn [4], [7], [11], [17],[42].
Trong những năm gần đây, với sự ra đời của những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp mạch huỳnh quang (CMHQ), chụp cắt lớp võng mạc, đã thực sự là một cuộc cách mạng trong chẩn đoán bệnh lý võng mạc nói chung và bệnh TTMTTVM nói riêng và đồng thời cũng hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị [8], [9], [59].
Việc điều trị bệnh TTMTTVM rất khó khăn và chưa có phương pháp giải quyết triệt để tận gốc bệnh, chủ yếu là điều trị theo nguyên nhân, giúp ngăn ngừa biến chứng mà không làm tăng thị lực. Trong giai đoạn đầu, điều trị nội khoa là chính. Mục đích của việc điều trị này là giảm rối loạn tính thấm và huyết động, chống xuất huyết, giảm phù nề. Điều trị quang đông laser là phòng biến chứng xuất hiện tân mạch và làm giảm hoặc mất phù hoàng điểm. Kết quả điều trị bệnh TTMTTVM chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là kết quả thị lực không được cải thiện sau quá trình điều trị. Điều quan trọng là theo dõi tiến triển một cách cẩn thận và điều trị Laser thích hợp nếu các biến chứng xảy ra. Bên cạnh đó việc xác định các yếu tố tiên lượng thị lực, khám và điều trị các bệnh toàn thân, phối hợp với điều trị tại mắt là rất cần thiết. Vì đây là khâu hết sức quan trọng nhằm điều trị tận gốc của bệnh và giúp cải thiện chức năng thị giác của mắt.
Đã có những công trình nghiên cứu về kết quả điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh TTMTTVM. Ở Việt Nam năm 2002 Lê Văn Thà đã nghiên cứu sử dụng laser Diode đề phòng biến chứng của bệnh TTMTTVM. Tuy nhiên đây mới là kết quả theo dõi trong một năm, chưa có kết quả theo dõi lâu dài và chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố tiên lượng thị lực của bệnh TTMTTVM. Với mong muốn đóng góp thêm một số dữ liệu về kết quả điều trị lâu dài ở Việt Nam cũng như sơ bộ khảo sát các yếu tố tiên lượng thị lực của bệnh TTMTTVM, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc tại bệnh viện mắt trung ương trong 5 năm ”
với mục tiêu là:
1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc trong 5 năm.
2. Nhận xét một số yếu tố tiên lượng thị lực.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA TUẦN HOÀN VÕNG MẠC 3
1.1.1. Giải phẫu của hệ thống mạch máu nuôi võng mạc 3
1.1.2. Cấu trúc mô học của mạch máu võng mạc và hàng rào máu võng mạc.. 5
1.1.3. Sinh lý tuần hoàn võng mạc 6
1.2. BỆNH TẮC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM VÕNG MẠC 7
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc 7
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc…. 8
1.2.3. Điều trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc 17
1.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 20
1.3.1. Kết quả sớm 20
1.3.2. Kết quả lâu dài 22
1.3.3. Biến chứng 23
1.4. YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC 24
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 28
2.2.4. Qui trình nghiên cứu 29
2.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 32
2.4. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 37
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 39
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 40
3.1.1. Một số đặc điểm chung 40
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 40
3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 41
3.1.4. Đặc điểm bệnh nhân theo hình thái lâm sàng 42
3.1.5. Các yếu tố nguy cơ 42
3.1.6. Thị lực ban đầu 43
3.1.7. Thị lực trước điều trị 43
3.1.8. Nhãn áp trước điều trị 44
3.1.9. Thị trường trước điều trị 44
3.1.10. Các dấu hiệu lâm sàng trước điều trị 45
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 46
3.2.1. Phương pháp điều trị 46
3.2.2. Kết quả giải phẫu 46
3.2.3. Kết quả chức năng 51
3.2.4. Tình trạng biến chứng 54
3.3. KẾT QUẢ CHUNG 55
3.4. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC 56
3.4.1. Tiên lượng sớm 56
3.4.2. Tiên lượng lâu dài 59
Chương 4. BÀN LUẬN 66
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ 66
4.1.1. Tuổi 66
4.1.2. Giới 67
4.1.3. Các hình thái lâm sàng 68
4.1.4. Các yếu tố nguy cơ 70
4.1.5. Thị lực trước điều trị 71
4.1.6. Thị trường trước điều trị 73
4.1.7. Tình trạng nhãn áp trước điều trị 73
4.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng trước điều trị 74
4.2. KẾT QUẢ KHÁM LẠI 75
4.2.1. Phương pháp điều trị 75
4.2.2. Kết quả giải phẫu 75
4.2.3. Kết quả chức năng 78
4.2.4. Biến chứng 80
4.2.5. Kết quả chung 81
4.3. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THỊ LỰC 82
4.3.1. Tiên lượng sớm 82
4.3.2. Tiên lượng lâu dài 83
KẾT LUẬN 86
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích