Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Luận án tiến sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá hay gặp nhất, bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh với các biến chứng gây tổn thương nhiều cơ quan như mắt, tim mạch, thận và thần kinh…
Biến chứng thần kinh (TK) ngoại vi có thể xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ sau 5 năm (typ1) hoặc ngay tại thời điểm mới chẩn đoán (typ 2). Trong đó, bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ (Diabetes polyneuropathy – DPN) là một biến chứng thường gặp nhất, ở khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và nhiều khi kín đáo, dễ bị bỏ qua do đó quyết định điều trị thường muộn. DPN làm tăng nguy cơ cắt cụt chi do biến chứng biến dạng, loét. Trên thế giới cứ khoảng 30 giây lại có 1 bệnh nhân phải cắt cụt chi do ĐTĐ. Đây là biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cơ chế gây tổn thương thần kinh do ĐTĐ rất phức tạp nhưng bản chất là do tích lũy đường sorbitol trong hệ thống dây TK, kết hợp với quá trình stress oxy hóa làm tổn thương các tế bào thần kinh. Cùng với đó là tổn thương vi mạch làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng các sợi thần kinh. Hậu quả của quá trình này không chỉ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa mà còn gây tổn thương sợi trục thần kinh. Từ đó làm rối loạn dẫn truyền và gây ra các cơn đau kéo dài. Tỷ lệ mới mắc của DPN có liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như tăng triglycerid máu, BMI, tăng huyết áp, hút thuốc. 
Vai trò của stress oxy hóa trong DPN đã được nghiên cứu rộng rãi trong thực nghiệm và lâm sàng. Alpha lipoic acid (ALA) đã được chứng minh là cải thiện vận tốc dẫn truyền thần kinh vận động trong DPN thực nghiệm và để bảo vệ dây TK ngoại vi khỏi thiếu máu cục bộ ở chuột. 
So với các biến chứng vi mạch khác liên quan với bệnh ĐTĐ như bệnh võng mạc, bệnh thận, cả hai bệnh lý này có thể được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có hiệu quả. Trong  khi đó, DPN khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, hiện nay đang sử dụng nhiều phác đồ khác nhau mà hiệu quả điều trị của các phác đồ vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Để góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương” với mục tiêu:
1.     Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng biến chứng đa dây thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
2.     Đánh giá kết quả điều trị phối hợp alpha lipoic acid ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có biến chứng đa dây thần kinh.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan 
Lời cảm ơn
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng 
Danh mục biểu đồ  
Danh mục hình  
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Định nghĩa – dịch tễ học bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường    3
1.2. Phân loại    4
1.3. Cơ chế bệnh sinh của tổn thương thần kinh ngoại vi do đái tháo đường    6
1.3.1. Rối loạn chuyển hoá    7
1.3.2. Viêm    10
1.3.3. Vai trò của stress oxy hóa    10
1.3.4. Tổn thương vi mạch    12
1.3.5. Một số yếu tố khác    14
1.4. Triệu chứng bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường    16
1.5. Chẩn đoán    17
1.5.1. Chẩn đoán xác định    17
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt    22
1.6. Điều trị    23
1.6.1. Nguyên tắc điều trị    23
1.6.2. Điều trị cụ thể    23
1.7. Một số nghiên cứu về bệnh đa dây thần kinh và điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ trên lâm sàng    28
1.7.1. Một số nghiên cứu về bệnh đa dây thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ trên lâm sàng    28
1.7.2. Một số nghiên cứu về điều trị bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường với alpha lipoic acid (ALA)    30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33
2.1. Đối tượng nghiên cứu    33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    37
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân cho mục tiêu 2    38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    38
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu    38
2.2.2. Thời gian nghiên cứu    38
2.3. Phương pháp nghiên cứu    39
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    39
2.3.2. Cỡ mẫu –  chọn mẫu    39
2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị    40
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu    40
2.5. Vật liệu nghiên cứu    42
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và các tiêu chuẩn đánh giá    43
2.6.1. Phỏng vấn: hỏi trực tiếp bệnh nhân về tiền sử, bệnh sử và ghi chép đầy đủ vào mẫu bệnh án nghiên cứu.    44
2.6.2. Khám lâm sàng, đánh giá bệnh nhân bằng theo dõi các triệu chứng lâm sàng và ghi vào bệnh án nghiên cứu.    44
2.6.3. Cận lâm sàng    45
2.6.4. Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu    46
2.7. Xử lý kết quả    50
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    53
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu    53
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng biến chứng thần kinh ngoại vi của các đối tượng nghiên cứu    56
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu    56
3.2.2. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu    57
3.3. Đánh giá kết quả điều trị phối hợp alpha lipoic acid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng đa dây thần kinh    71
3.3.1. Kết quả điều trị chung của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    71
3.3.2. So sánh kết quả điều trị biến chứng đa dây thần kinh do đái tháo đường của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu    75
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    85
4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu    85
4.1.1. Tuổi    85
4.1.2. Giới    87
4.1.3. Đặc điểm BMI    88
4.1.4. Phân loại thời gian mắc bệnh và thời gian xuất hiện biến chứng    88
4.1.5. Các yếu tố nguy cơ    90
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng biến chứng đa dây thần kinh của các đối tượng nghiên cứu    90
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng    90
4.2.2. Đặc điểm về xét nghiệm sinh hóa máu    94
4.2.3. Kết quả nghiên cứu điện sinh lý ở các đối tượng nghiên cứu    97
4.3. Đánh giá kết quả điều trị phối hợp alpha lipoic acid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có biến chứng đa dây thần kinh    113
4.3.1. Kết quả điều trị chung của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    114
4.3.2. So sánh kết quả điều trị của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu    115
KẾT LUẬN    123
KHUYẾN NGHỊ    125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA  LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng    Tên bảng    Trang

1.1.     Phân chia bệnh thần kinh do đái tháo đường theo tính đối xứng    5
1.2.     Phân loại thể bệnh bệnh thần kinh ngoại vi do ĐTĐ    6
2.1.     Bộ câu hỏi sàng lọc biến chứng thần kinh ngoại vi theo Michigan    34
2.2.     Bảng điểm khám sàng lọc Michigan    35
2.3.     Bảng điểm phân độ Michigan    36
2.4.     Tiêu chuẩn BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì    47
2.5.     Phân độ tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam 2015    48
2.6.     Giá trị trung bình dẫn truyền vận động của người trưởng thành khoẻ mạnh    49
2.7.     Giá trị trung bình kết quả dẫn truyền cảm giác của người trưởng thành khoẻ mạnh    50
3.1.     Phân loại thời gian mắc bệnh và thời gian xuất hiện biến chứng    54
3.2.     Đặc điểm tiền sử gia đình của bệnh nhân nghiên cứu    55
3.3.     Đặc điểm BMI và huyết áp của các đối tượng nghiên cứu    55
3.4.     Các yếu tố nguy cơ    56
3.5.     Kết quả  khám phản xạ đối tượng nghiên cứu    56
3.6.     Kết quả khám cảm giác của các đối tượng nghiên cứu    57
3.7.     Tỷ lệ các mức độ kiểm soát đường máu    57
3.8.     Kết quả xét nghiệm lipid máu của các đối tượng nghiên cứu    58
3.9.     Giá trị trung bình kết quả dẫn truyền vận động theo giới    59
3.10.     Giá trị trung bình dẫn truyền vận động của các đối tượng nghiên cứu theo tuổi    60
3.11.     Giá trị trung bình kết quả dẫn truyền cảm giác của các đối tượng nghiên cứu theo giới    61
Bảng    Tên bảng    Trang

3.12.     Giá trị trung bình kết quả dẫn truyền cảm giác của các đối tượng nghiên cứu theo tuổi    62
3.13.     Tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi dẫn truyền vận động so với người bình thường    67
3.14.     Tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi dẫn truyền cảm giác so với người bình thường    68
3.15.     Tương quan giữa chỉ số điện sinh lý thần kinh với HbA1c của các đối tượng nghiên cứu    69
3.16.     Tương quan giữa chỉ số điện sinh lý thần kinh với thời gian mắc bệnh của các đối tượng nghiên cứu    70
3.17.     Tỷ lệ bệnh nhân của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có cải thiện về vận động sau điều trị    71
3.18.     Tỷ lệ bệnh nhân của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có cải thiện về cảm giác sau điều trị    72
3.19.     Thay đổi kết quả đo dẫn truyền vận động sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    73
3.20.     Thay đổi kết quả đo dẫn truyền cảm giác sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    74
3.21.     Đặc điểm chung bệnh nhân trước điều trị    75
3.22.     Điểm Michigan trước – sau điều trị ở nhóm chứng và nhóm nghiên cứu    76
3.23.     So sánh tỷ lệ bệnh nhân giảm vận động trước và sau điều trị của nhóm nghiên cứu    80
3.24.     So sánh tỷ lệ bệnh nhân giảm cảm giác trước và sau điều trị  nhóm nghiên cứu    81
Bảng    Tên bảng    Trang

3.25.     Thay đổi điểm MNSI của nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị    82
3.26.     Thay đổi dẫn truyền vận động sau điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    83
3.27.     Thay đổi dẫn truyền cảm giác sau điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    84
4.1.     Kết quả nghiên cứu dẫn truyền vận động, cảm giác của chúng tôi so với một số tác giả khác    103

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ    Tên biểu đồ    Trang
3.1.     Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu    53
3.2.     Phân bố bệnh nhân theo giới tính    54
3.3.    (A) Thời gian tiềm tàng vận động của các dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 so với người bình thường    63
3.3.    (B) Biên độ đáp ứng vận động của các dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 so với người bình thường    63
3.3.    (C) Tốc độ dẫn truyền vận động của các dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 so với người bình thường    64
3.3.    (D) Thời gian tiềm tàng cảm giác của các dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 so với người bình thường    65
3.3.    (E) Biên độ đáp ứng cảm giác của các dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 so với người bình thường    65
3.3.     (F) Tốc độ dẫn truyền cảm giác của các dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 so với người bình thường    66
3.4.     Tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện triệu chứng lâm sàng  và dẫn truyền thần kinh sau điều trị    76
3.5.     So sánh mức độ cải thiện theo thời gian tiềm vận động sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    77
3.6.     So sánh mức độ cải thiện biên độ đáp ứng vận động sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    77
3.7.     So sánh mức độ cải thiện tốc độ dẫn truyền vận động sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    78
3.8.     So sánh mức độ cải thiện thời gian tiềm cảm giác sau điều trị của của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    78
3.9.     So sánh mức độ cải thiện biên độ đáp ứng cảm giác sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    79
3.10.     So sánh mức độ cải thiện tốc độ dẫn truyền cảm giác sau điều trị của bệnh nhân nhóm nghiên cứu và nhóm chứng    79

Leave a Comment