Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ sau mổ ung thư lưỡi tại bệnh viện K
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ sau mổ ung thư lưỡi tại bệnh viện K.Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng, chiếm tỷ lệ 30-40%, bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 7100 trường hợp ung thư lưỡi mới mắc. Theo Bùi Diệu ghi nhận ung thư năm 2010 cho thấy hàng năm ở Việt Nam có khoảng 3500 trường hợp ung thư khoang miệng mới mắc, trong đó tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng ở nam là 4,6/100000 dân/năm, ở nữ là 1,7/100000 dân/năm [1].
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh, song một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng… Những tiến bộ của sinh học phân tử ung thư, người ta xác định được một số gen liên quan đến ung thư lưỡi như Gen Bcl-2, Bax, P53[2].
về điều trị, từ những năm 1940- 1950, điều trị ung thư lưỡi bằng tia xạ vẫn được coi là phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên với sự tiến bộ của phẫu thuật thì hiện nay phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên đối với ung thư lưỡi di động. Ở nước ta trước đây điều trị ung thư lưỡi giai đoạn I,II chủ yếu bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc phẫu thuật kết hợp với xạ trị cho kết quả rất khả quan. Theo Nguyễn Đức Lợi nghiên cứu trên 290 bệnh nhân ung thư lưỡi di động điều trị tại bệnh viện K từ 1992 – 2002 thì thời gian sống thêm 5 năm với giai đoạn T1 và T2 là 62,7% và tỷ lệ tái phát tại chỗ là 10,8%[3]. Theo Decroix nghiên cứu trên 602 bệnh nhân ung thư lưỡi di động điều trị tại Viện Curie (Pháp) thì tỷ lệ sống thêm 5 năm với T1 là 80% và T2 là 56% [4]. Tại bệnh viện K việc điều trị xạ trị bổ trợ hậu phẫu ung thư lưỡi giai đoạn sớm I,II vẫn chưa có chỉ định rõ ràng và phụ thuộc vào đánh giá trong mổ của phẫu thuật viên. Theo Ngô Xuân Quý (2010) đánh giá tỷ lệ tái phát hạch của 130 bệnh nhân điều trị phẫu thuật ung thư lưỡi giai đoạn I, II tại bệnh viện K từ 2005- 2010 cho thấy tỷ lệ tái phát hạch của giai đoạn I là 29,8% và của giai đoạn II là 13,3%[5]. Bên cạnh đó theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi tỷ lệ di căn hạch âm thầm là 23,7% (tỷ lệ di căn hạch vi thể với những trường hợp không sờ thấy hạch trên lâm sàng)[3]. Theo nghiên cứu của Shabbir Athtar trên 94 bệnh nhân ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II thì tỷ lệ di căn hạch âm thầm của giai đoạn I là 28%, còn ở gia đoạn II là 34 %[6].
Qua đó việc điều trị bổ trợ sau mổ ung thư lưỡi bằng tia xạ đơn thuần hay tia xạ kết hợp với hóa chất với những trường hợp diện cắt dương tính hoặc có di căn hạch âm thầm là chỉ định cần thiết. Các nghiên cứu về ung thư lưỡi nói chung nhận định nguyên nhân gây tử vong là do tái phát và tiến triển tại chỗ. Việc tái phát u và hạch sẽ gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo và làm giảm thời gian sống thêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào theo dõi riêng việc điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với xạ trị bổ trợ hay nghiên cứu riêng về những biến chứng của xạ trị hay hóa trị như viêm niêm mạc miệng, khô miệng, khít hàm, bỏng da vùng tia, buồn nôn, mệt mỏi… là nguyên nhân làm gián đoạn cuộc điều trị và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ sau mổ ung thư lưỡi tại bệnh viện K” với mục tiêu:
- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư lưỡi T1-2 N0- 1 M0 sau phẫu thuật có điều trị bổ trợ.
- Đánh giá kết quả điều tri.
MỤC LỤC
ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………. 3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ LIÊN QUAN ðỊNH KHU………………………………… 3
1.1.1. Hình thể ngoài …………………………………………………………………. 3
1.1.2. Cấu tạo…………………………………………………………………………… 3
1.1.3. Mạch máu……………………………………………………………………….. 4
1.1.4. Thần kinh ……………………………………………………………………….. 5
1.1.5. Bạch huyết………………………………………………………………………. 6
1.2. MÔ HỌC, SINH LÝ HỌC ………………………………………………………. 8
1.2.1. Mô học…………………………………………………………………………… 8
1.2.2. Sinh lý học …………………………………………………………………….10
1.3. DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ……………………10
1.3.1. Dịch tễ học …………………………………………………………………….10
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh……………………………………………………..11
1.4. CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ, SỰ TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN
CỦA UNG THƯ LƯỠI……………………………………………………………….13
1.4.1. Các tổn thương tiền ung thư ………………………………………………13
1.4.2. Sự tiến triển tự nhiên………………………………………………………..13
1.5. ðẶC ðIỂM BỆNH HỌC……………………………………………………….14
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng……………………………………………………….14
1.5.2. Cận lâm sàng………………………………………………………………….16
1.6. CHẨN ðOÁN ……………………………………………………………………..18
1.6.1. Chẩn ñoán xác ñịnh………………………………………………………….18
1.6.2. Chẩn ñoán phân biệt…………………………………………………………18
1.6.3. Chẩn ñoán giai ñoạn…………………………………………………………18
1.7. ðIỀU TRỊ……………………………………………………………………………20
1.7.1. Phẫu thuật………………………………………………………………………20
1.7.2. Xạ trị…………………………………………………………………………….2 2
1.7.3. Hoá chất………………………………………………………………………..25
1.7.4. ðiều trị tái phát……………………………………………………………….28
1.8. MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG …………………………………………..28
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..30
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân…………………………………………..30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân…………………………………………….30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………….30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………….30
2.2.2. Chọn mẫu………………………………………………………………………30
2.2.3. Các bước tiến hành ………………………………………………………….31
2.2.4. ðánh giá kết quả ñiều trị …………………………………………………..35
2.2.5. ðánh giá thời gian sống thêm, tái phát, di c ăn ……………………….38
2.2.6. Xử lý số liệu …………………………………………………………………..39
2.3. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU …………………….39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………41
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG…………………………….41
3.1.1. Tuổi và giới……………………………………………………………………41
3.1.2. Tiền sử bản thân………………………………………………………………42
3.1.3. Triệu chứng ñầu tiên ………………………………………………………..42
3.1.4. Thời gian phát hiện bệnh…………………………………………………..43
3.1.5. Triệu chứng cơ năng khi ñến viện……………………………………….44
3.1.6. Toàn trạng ……………………………………………………………………..44
3.1.7. Vị trí u…………………………………………………………………………..4 5
3.1.8. ðặc ñiểm hạch trên lâm sàng……………………………………………..46
3.1.9. Tình trạng hạch trước và sau mổ…………………………………………47
3.1.10. Giai ñoạn bệnh trước mổ …………………………………………………47
3.1.11. Phương pháp ñiều trị sau mổ ……………………………………………48
3.2. KẾT QUẢ ðIỀU TRỊ ……………………………………………………………48
3.2.1. ðộc tính của ñiều trị…………………………………………………………48
3.2.2. Sống thêm …………………………………………………………………….54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………..61
4.1. ðẶC ðIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG…………………………….61
4.1.1. Tuổi, giới……………………………………………………………………….61
4.1.2. Tiền sử và các thói quen sinh hoạt liên quan ñến ung thư lưỡi…..62
4.1.3. Lý do ñến viện và thời gian phát hiện bệnh …………………………..62
4.1.4. Triệu chứng cơ năng khi ñến viện……………………………………….64
4.1.5. Chỉ số toàn trạng trước ñiều trị…………………………………………..65
4.1.6. Vị trí và hình thái tổn thương u…………………………………………..65
4.1.7. ðặc ñiểm hạch trên lâm sàng và tình trạng di căn hạch ……………66
4.1.8. Giai ñoạn bệnh………………………………………………………………..67
4.1.9. Phương pháp ñiều trị………………………………………………………..67
4.2. KẾT QUẢ ðIỀU TRỊ ……………………………………………………………69
4.2.1. ðộc tính của xạ trị……………………………………………………………69
4.2.2. Kết quả sống thêm …………………………………………………………..79
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………8 1
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………..8 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bùi Diệu và CS (2014). Báo cáo tình hình hoạt động phòng chống ung thư giai đoạn 2011- 2014 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 2- 2014.
- Nguyễn Đức Lợi (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếutố tiên lượng bệnh ung thư lưỡi điều trị tại bệnh viện K. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội.
- Ngô Xuân Quý (2010). Đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi giai đoạnI,II tại bệnh viện K từ năm 2005- 2010. Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
- Đỗ Xuân Hợp (1976). Lưỡi. Giải phẫu đại cương- Giải phẫu đầu mặt cổ, Nhà xuất bản Y học, tr. 403-408.
- Nguyễn Văn Huy (2001). Lưỡi và nền miệng. Giải phẫu học lâm sàng(sách dịch), Nhà xuất bản Y học, 316-320.
- Nguyễn Bá Đức và CS (2010). Tình hình mắc ung thư ở Việt Nam năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí ung thư học Việt Nam, (số 2-2010), 73-77.
- Nguyễn Văn Vi, Huỳnh Anh Lan (2000). Khảo sát một số đặc điểmlâm sang và yếu tố nguy cơ của ung thư miệng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng- Hàm- mặt, trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 107-122.
- Nguyễn Quốc Bảo (2007). Ung thư biểu mô khoang miệng. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, 113-131.
- Trần Thị Hợp (1997). Ung thư lưỡi. Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản y học, 104-108.
- Trịnh Văn Quang (2002). Ung thư khoang miệng. Bách khoa ung thư học, Nhà xuất bản y học, 231-241.
- Lê Đình Roanh (2001). Cấu trúc của một số u phổ biến. Bệnh học các khối u, Nhà xuất bản Y học, 129-155. 4
- Vi Huyền Trác (2000). U ác tính hay ung thư. Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản y học, 115-129.
- Trần Văn Công, Phạm Đình Tuân(1995). Nhận xét đặc điểm lâm sàng 35 bệnh nhân ung thư lưỡi tại BVK từ năm 1989- 1994. Tạp chí y học thực hành, chuyên san ung thư học, 22-25.
- Trần Đặng Ngọc Linh (1998). Khảo sát dịch tễ học, bệnh học, lâm sàng, điều trị ung thư hốc miệng. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, trường Đại học y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Đoàn Hữu Nghị, Phạm Hoàng Anh, Trần Kim Chi (1995). Bước đầunhận xét giai đoạn bệnh những ung thư thường gặp tại BVK 1992-1994. Chống đau ung thư và điều trị triệu chứng, Hà Nội, 15-17.
- Nguyễn Quốc Bảo, Hàn Thị Vân Thanh, Bùi Thị Xuân (1997). Chẩnđoán điều trị ung thư lưỡi tại bệnh viện K 1988-1995. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề ung thư, 167-171.
- Nguyễn Hữu Thợi (2003). Ung thư đầu mặt cổ. Thực hành xạ trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, 215-225.
- Chiu M. Ho, Kam H.Lam, Wei I.W, et al (1992). Occult lympho node metastasis in small oral tongue cancers. Head and Neck, 359-363