Đánh giá kết quả điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi

Đánh giá kết quả điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi.Chấn thương kín khớp gối là chấn thương thường gặp trong tai nạn thể thao và tai nạn giao thông. Trong chấn thương khớp gối tổn thương dây chằng chéo trước chiếm tỷ lệ cao. Việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi chính xác, kịp thời để tránh những di chứng không đáng có ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp [1] ,[2], [3].

Bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối là một trong ba dạng đứt dây chằng chéo trước [4]. Dây chằng chéo trước có thể bị nhổ ra khỏi nguyên ủy ở hố liên lồi cầu, có thể bị đứt ở phần thân của dây chằng hoặc bị nhổ ra khỏi điểm bám tận ở mâm chày [5]. Khi bị bong ra khỏi mâm chày, dây chằng thường kéo theo một mảnh xương nhỏ. Tuỳ theo mức độ thương tổn, mức độ di lệch của mảnh xương này, các tác giả có thể chỉ định điều trị bảo tồn như đặt ống bột bất động khớp hay điều trị bằng phẫu thuật để cố định lại. Cố định ống bột đơn thuần chỉ ứng dụng được cho những trường hợp bong điểm bám dây chằng chéo trước mà mảnh xương bong không di lệch hoặc di lệch rất ít Các phương pháp điều trị phẫu thuật kinh điển đều phải mở khớp để cố định lại mảnh xương bong đã được thực hiện trong một thời gian dài. Phẫu thuật mở đã khắc phục được những nhược điểm của phương pháp điều trị bảo tồn bằng cố định bột là xử trí triệt để thương tổn, cố định được vững chắc mảnh xương mà không phụ thuộc vào mức độ di lệch. Tuy nhiên, khi mở khớp trường quan sát hạn chế nên những thương tổn phối hợp ở phần này dễ bị bỏ qua nhưng để lại sẹo mổ lớn.
Phẫu thuật nội soi khớp gối ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX [7],[8]. Sau đó, những ứng dụng của kỹ thuật nội soi phát trịển nhanh chóng do có nhiều ưu điểm. Cùng với sự hoàn thiện các bộ dụng cụ, nhiều phẫu thuật  mới đã được đưa vào áp dụng đáp ứng nhu cầu của các phẫu thuật viên chỉnh hình. Phẫu thuật nội soi góp phần giảm thời gian nằm viện, thời gian điều trị vật lí trị liệu phục hồi chức năng sau mổ, nhanh chóng đưa bệnh nhân trở lạisinh hoạt và lao động bình thường. Ở Việt Nam, từ năm 1997, kỹ thuật nội soi đã được đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị các thương tổn tại khớp gối và đạt kết quả tốt [7]. Cố định lại điểm bám của dây chằng chéo trước cũng là một ứng dụng của nhóm kỹ thuật này. Đã có một vài báo cáo thống kê đánh giá kết quả của kỹ thuật cố định lại điểm bám của dây chằng chéo trước qua nội soi nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở số ít trường hợp. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài:
Đánh giá kết quả điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi” với mục 2 tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối.
2. Đánh giá kết quả điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 : TỔNG QUAN 3
1.1. GIẢI PHẪU KHỚP GỐI VÀ SINH CƠ HỌC CỦA DCCT 3
1.1.1. Giải phẫu khớp gối 3
1.1.2. Giải phẫu, chức năng dây chằng chéo trước 5
1.1.3. Sinh lý quá trình liền xương 9
1.2. ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TỔN GIẢI PHẪU BỆNH BONG ĐIỂM BÁM DÂY
CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI 10
1.2.1. Cơ chế tổn thương của dây chằng chéo trước 10
1.2.2. Phân loại bong điểm bám DCCT 11
1.3. CHẨN ĐOÁN 13
1.3.1. Lâm sàng 13
1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh 16
1.4. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ BONG ĐIỂM BÁM DCCT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM …. 17
1.4.1. Thế giới 17
1.4.2. Việt Nam 22
1.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 23
1.5.1. Đánh giá kết quả dựa vào cảm giác chủ quan 23
1.5.2. Đánh giá kết quả dựa vào các dấu hiệu lâm sàng khách quan 23
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu 27
2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu 28
2.2.3. Quy trình kỹ thuật mổ 28
2.2.4. Chăm sóc và tập luyện sau phẫu thuật 35
2.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả 35 
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 37
3.1.1. Tuổi, giới 37
3.1.2. Nguyên nhân chấn thương 37
3.1.3. Thời điểm phẫu thuật 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 38
3.2.1. Dấu hiệu lâm sàng chung 38
3.2.2. Khớp gối tổn thương 39
3.2.3. Đánh giá chức năng khớp gối trước mổ theo thang điểm IKDC 1993 …. 39
3.3. ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 40
3.3.1. Phân loại tổn thương 40
3.3.2. Tổn thương kèm theo 41
3.4. KẾT QUẢ 41
3.4.1. Vật liệu sử dụng cố định điểm bám DCCT 41
3.4.2. Kết quả sớm sau phẫu thuật 42
3.4.3. Kết quả khám lại sau phẫu thuật 42
3.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 45
3.5.1. Tuổi và kết quả điều trị 45
3.5.2. Thời điểm phẫu thuật và kết quả điều trị 46
3.5.3. Mức độ tổn thương và kết quả điều trị 46
3.5.4. Tổn thương kèm theo và kết quả điều trị 46
3.5.5. Vật liệu cố định và kết quả điều trị 47
Chương 4 : BÀN LUẬN 54
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 54
4.2. CHẨN ĐOÁN VÀ CHỈ ĐỊNH 55
4.2.1. Chẩn đoán 55
4.2.2. Chỉ định phẫu thuật 60
4.3. KỸ THUẬT 61
4.4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT 63 
4.5.1. Vật liệu cố định điểm bám và kết quả XQ sớm ngay sau mổ 65
4.5.2. Kết quả khám lại sau phẫu thuật 66
4.5.3. Kết quả liền xương khi BN đến khám lại 68
4.6. CÁC YỂU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 68
4.6.1. Tuổi và kết quả điều trị 68
4.6.2. Thời điểm phẫu thuật và kết quả điều trị 69
4.6.3. Mức độ tổn thương và kết quả điều trị 69
4.6.4. Tổn thương kèm theo và kết quả điều trị 70
KÉT LUẬN 72
KIÉN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment