Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF+3TC+LPV/r ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (2008 – 2012)

Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF+3TC+LPV/r ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (2008 – 2012)

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF+3TC+LPV/r ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (2008 – 2012).Hiện nay, HIV/AIDS vẫn đang gây đại dịch trên toàn cầu. Mặc dù loài người đã có những tiến bộ đáng kể trong hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, nghiên cứu ra nhiều loại thuốc điều trị, … nhưng vẫn chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi HIV. Nhờ có liệu pháp điều trị kháng vi rút hoạt tính cao (Highly Active Anti Retroviral Therapy – HAART) được áp dụng từ năm 1997, đã đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân HIV/AIDS, như cải thiện sức khỏe, kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật và tử vong liên quan đến HIV/AIDS, đặc biệt ở các nước phát triển [22],[28],[51],[60]. Điều trị thuốc kháng vi rút (Antiretroviral – ARV) cũng đặt ra một số thách thức như các tác dụng không mong muốn của thuốc, xuất hiện kháng thuốc và thất bại điều trị. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị cũng như các tác dụng không mong muốn của thuốc ARV luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu.

Tại Việt Nam, từ năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS” và triển khai các chương trình chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc. Số lượng bệnh nhân HIV/AIDS được tiếp cận điều trị thuốc ARV ngày càng tăng lên [2],[12]. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị, cũng như các tác dụng không mong muốn của thuốc ARV trên người Việt Nam là rất cần thiết.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BV BNĐTƯ) là Bệnh viện đầu ngành về bệnh truyền nhiễm và cũng là cơ sở đầu ngành về chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS ở Việt Nam. Điều trị thuốc ARV ở đây được bắt đầu từ tháng 05/2005. Từ tháng 10/2007 đến nay, tất cả các bệnh nhân HIV/AIDS điều trị thuốc ARV tại BV BNĐTƯ đều được theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm đo tải lượng vi rút (Viral load – VL) mỗi 6 tháng 1 lần và được làm xét nghiệm gen kháng thuốc khi VL > 1.000 bản sao/mL. Việc theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bằng tải lượng vi rút là chỉ số đáng tin cậy để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như giúp phát hiện sớm thất bại điều trị [1],[61].

Tính đến tháng 07 năm 2012, tích lũy có 1.308 bệnh nhân HIV/AIDS đã và đang điều trị bằng các phác đồ ARV bậc 1 và bậc 2 tại BV BNĐTƯ, trong đó 132 bệnh nhân (10,1%) được điều trị bằng các phác đồ ARV bậc 2. Hiện nay, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam, phác đồ TDF + 3TC + LPV/r là phác đồ ARV bậc 2 được khuyến cáo ưu tiên sử dụng [3],[61]. Cho đến nay, chưa có nhiều báo cáo về kết quả điều trị cũng như các tác dụng không mong muốn của phác đồ TDF + 3TC + LPV/r tại Việt Nam. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF + 3TC + LPV/r ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (2008 – 2012) ”, với hai mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF + 3TC + LPV/r về lâm sàng, miễn dịch và vi rút học.

2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ TDF + 3TC + LPV/r.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN  3

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIV/AIDS 3

1.1.1. Bệnh nguyên 3

1.1.2. Sinh bệnh học 4

1.1.3. Các giai đoạn lâm sàng và miễn dịch 6

1.2. ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS 9

1.2.1. Lịch sử điều trị HIV/AIDS 9

1.2.2. Các nhóm thuốc và cơ chế tác dụng 11

1.2.3. Các phác đồ điều trị ARV bậc 1  16

1.2.4. Các phác đồ điều trị ARV bậc 2  16

1.2.5. Tình hình điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam 17

1.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC THUỐC PHÁC ĐỒ TDF + 3TC + LPV/r

VÀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÁC ĐỒ ARV BẬC 2 CÓ LPV/r 19

1.3.1. Đặc điểm các thuốc phác đồ TDF + 3TC + LPV/r 19

1.3.2. Một số nghiên cứu về phác đồ ARV bậc 2 có LPV/r  23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  25

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu  25

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 25

2.1.2. Thời gian nghiên cứu  25

2.2. Đối tượng nghiên cứu 25

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân  25

2.2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân  25

2.3.  Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26

2.3.2. Cỡ mẫu  26

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu 26

2.3.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá 28

2.3.5. Các kỹ thuật xét nghiệm 30

2.3.6. Phương tiện thu thập số liệu và xử lý số liệu 33

2.4. Hạn chế của đề tài 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  34

3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân nghiên cứu 35

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, tuổi  35

3.1.2. Tình trạng đồng nhiễm vi rút viêm gan B, C  36

3.1.3. Thời gian điều trị và các loại thất bại điều trị với các phác đồ

ARV bậc 1 của các bệnh nhân nghiên cứu  36

3.2. Kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF + 3TC + LPV/r ….38

3.2.1. Kết quả điều trị về lâm sàng 39

3.2.2. Kết quả điều trị về miễn dịch học 41

3.2.3. Kết quả điều trị về vi rút học 43

3.2.4. Kết quả điều trị khác  45

3.2.5. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân 47

3.3. Tác dụng không mong muốn của phác đồ TDF + 3TC + LPV/r ..47

3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 47

3.3.2. Tác dụng không mong muốn về xét nghiệm 51

Chương 4: BÀN LUẬN  55

4.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân nghiên cứu 55

4.2. Kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF + 3TC + LPV/r … 58

4.3. Tác dụng không mong muốn của phác đồ TDF + 3TC + LPV/r .. 70

KÉT LUẬN 77

1. Kết quả điều trị của phác đồ ARV bậc 2 TDF + 3TC + LPV/r …. 77

2. Tác dụng không mong muốn của phác đồ TDF + 3TC + LPV/r … 78

KIÉN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 

Leave a Comment