Đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát

Đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát

Đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát.Ung thư gan nguyên phá thay ung thư biểu mô tế bào gan, đứng vị trí thứ 6 về tỷ lệ mắc, đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong do ung thư trên toàn cầu. Theo Globocan 2018, mỗi năm trên thế giới có 841.080 ca mới mắc, 83% trong số đó thuộc về các nước đang phát triển. Tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong gần tương đương với tỷ lệ mắc. Tại Việt Nam, bệnh đứng đầu về tỷ lệ mắc, đứng thứ 4 trên thế giới, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 39,0/100.000 dân, ở nữ là 9,5/100.000 dân, đa số bệnh chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển (>40%) [1], [2].

Trong những năm gần đây, những hiểu biết về đặc điểm sinh học phân tử của ung thư gan nguyên phát đã có những tiến bộ đáng kể song các biện pháp điều trị còn mang lại kết quả hạn chế. Sự phối hợp của bệnh trên nền gan xơ có thể xảy ra những biến chứng nặng và làm phức tạp thêm việc điều trị bệnh.Đối với giai đoạn sớm điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ghép gan, biện pháp tại chỗ, thời gian sống có thể đạt tới 5 năm, tuy nhiên 70% trong số đó sẽ tái phát. Đối với giai đoạn trung gian không mổ được, điều trị tại chỗ bằng nút mạch giúp cải thiện thời gian sống trung bình có thể đến 2 năm, tuy nhiên khả năng thất bại điều trị cao và đối diện nguy cơ suy gan trên nền gan xơ đã có sẵn. Riêng đối với ung thư gan giai đoạn tiến triển nếu không điều trị thời gian sống chỉ đạt 3 tháng. Ở giai đoạn này ít các lựa chọn điều trị, hoá trị toàn thân không chứng minh được lợi ích. Các nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị mới dựa trên đặc điểm sinh học phân tử liên tục được thực hiện từ những năm 1970, tuy nhiên mãi đến năm 2007, sorafenib (thuốc ức chế đa tyrosine kynase đường uống) là thuốc đầu tiên chứng minh được lợi ích về thời gian sống qua hai nghiên cứu SHARP (Sorafenib Hepatocellular Carcinoma Assessment Randomized Protocol) và AP (Asia-Pacific). Kết quả nghiên cứu cho thấy sorafenib làm giảm 31% nguy cơ tử vong, cải thiện thời gian bệnh tiến triển trung bình 5,5 tháng so với nhóm giả dược là 2,8 tháng, tăng thời gian sống toàn bộ trung bình 10,7 tháng [3],[4].
Sau sorafenib, nhiều thuốc mới được nghiên cứu song chưa có thuốc nào chứng minh được lợi ích vượt trội so với sorafenib trong điều trị bước 1 ung thư gan nguyên phát giai đoạn bệnh tiến triển. Tuy nhiên gánh nặng từ chi phí điều trị lớn, nguy cơ xuất hiện nhiều độc tính trên nền xơ gan mạn tính, chỉ định sorafenib cần được cân nhắc xem xét thận trọng cho từng trường hợp cụ thể. Trải qua hơn 10 năm thực tế điều trị, nhiều nghiên cứu trên thế giới được thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng, dự báo kết quả điều trị của thuốc như: giai đoạn, chức năng gan, tình trạng viêm gan virus, liều thuốc, độc tính và một số yếu tố sinh học…, song chưa có yếu tố tiên lượng nào được thực sự xác định rõ ràng. Tại Việt Nam, sorafenib được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng điều trị ung thư gan từ năm 2009, đã có 1 số nghiên cứu đánh giá hiệu quả bước đầu của thuốc với kết quả thời gian sống toàn bộ từ 5,2 đến 10,7 tháng [5],[6],[7]. Tuy nhiên các nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ từ 15 đến 35 bệnh nhân, do vậy không đánh giá được đầy đủ hiệu quả của sorafenib và chưa tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị của thuốc đặc biệt trên đối tượng người bệnh Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát” với 2 mục tiêu:
1.    Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát.
2.    Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của sorafenib.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.     Nguyễn Thị Thu Hường, Ngô Quốc Duy, Lê Văn Quảng (2017). Kết quả điều trị ung thư gan nguyên phát bằng Sorafenib và một số yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 1- 2017, trang 388-393.
2.     Nguyễn Thị Thu Hường, Lê Văn Quảng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Đức Toàn (2018). Yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị của sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát chức năng gan Child-Pugh A.Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 4-2018, trang 322-328.
3.     Nguyễn Thị Thu Hường, Lê Văn Quảng (2019). Đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 1-2019, trang 365-373.
4.     Nguyễn Thị Thu Hường, Lê Văn Quảng (2019). Ảnh hưởng của liều thuốc khởi điểm của sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát. Tạp chí nghiên cứu y học, số 121 (5)-2019, trang 56-63.
5.     TTH Nguyen, VH Nguyen, et al (2019). Role of baseline Albumin-Bilirubin Grade on Predict overall survival among sorafenib-treated patients with hepatocellular carcinoma in Vietnam. Cancer Control, 25(1).

MỤC LỤC Đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Dịch tễ học và nguyên nhân sinh bệnh    3
1.2. Chẩn đoán    4
1.2.1. Hướng dẫn chẩn đoán    4
1.2.2. Chẩn đoán giai đoạn    6
1.2.3. Những tiến bộ trong chẩn đoán    8
1.3. Điều trị    8
1.3.1. Các phương pháp điều trị    9
1.3.2. Điều trị ung thư gan nguyên phát giai đoạn bệnh tiến triển    15
1.4. Vai trò của sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát    23
1.4.1. Cơ chế hoạt động phân tử của sorafenib    23
1.4.2. Vai trò sorafenib đơn trị    24
1.4.3. Vai trò sorafenib sau TACE và ghép gan    27
1.4.4. Vai trò của sorafenib phối hợp với các phương pháp khác    28
1.4.5. Các nghiên cứu trong nước đánh giá vai trò của sorafenib    29
1.5. Sorafenib và các vấn đề tranh cãi    30
1.6. Sorafenib và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    34
1.6.1. Giai đoạn bệnh    34
1.6.2. Chức năng gan    35
1.6.3. Nồng độ AFP    36
1.6.4. Tình trạng  viêm gan virus B, C    37
1.6.5. Liều thuốc dùng khởi điểm    37
1.6.6. Độc tính trong quá trình điều trị    38
1.6.7. Các yếu tố tiên lượng khác    38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    41
2.1. Đối tượng nghiên cứu    41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    42
2.2. Phương pháp nghiên cứu    42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    42
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    43
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu    43
2.2.4. Các bước tiến hành    43
2.2.5. Xử trí các tình huống thường gặp trong quá trình điều trị    52
2.3. Phân tích số liệu    54
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu    55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    57
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    57
3.1.1. Đặc điểm chung    57
3.1.2. Đặc điểm điều trị    61
3.2. Kết quả điều trị    63
3.2.1. Kết quả đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1    63
3.2.2. Đáp ứng theo AFP    63
3.2.3. Kết quả thời gian sống bệnh không tiến triển    64
3.2.4. Thời gian sống toàn bộ    65
3.2.5. Tác dụng không mong muốn (độc tính) của sorafenib    66
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    71
3.3.1. Ảnh hưởng của tuổi và giới    71
3.3.2. Ảnh hưởng của tình trạng viêm gan virus    72
3.3.3. Ảnh hưởng của chỉ số toàn trạng trước điều trị    73
3.3.4. Ảnh hưởng của AFP trước điều trị    74
3.3.5. Ảnh hưởng của số lượng và kích thước u gan    75
3.3.6. Ảnh hưởng của tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa    76
3.3.7. Ảnh hưởng của ttình trạng di căn xa ngoài gan    77
3.3.8. Ảnh hưởng của men gan trước điều trị    78
3.3.9. Ảnh hưởng của chức năng gan trước điều trị    79
3.3.10. Ảnh hưởng của liều sorafenib khởi điểm    82
3.3.11. Ảnh hưởng của tác dụng không mong muốn (độc tính)    83
3.3.12. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả PFS    87
3.3.13. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả OS    89
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    91
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    91
4.2. Kết quả điều trị    94
4.2.1. Kết quả đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1    94
4.2.2. Kết quả đáp ứng theo AFP    95
4.2.3. Thời gian sống bệnh không tiến triển    96
4.2.4. Thời gian sống toàn bộ    97
4.2.5. Tác dụng không mong muốn (độc tính) của sorafenib    98
4.2.6. Thời gian xuất hiện và kéo dài độc tính    104
4.2.7. Tính phụ thuộc liều của một số độc tính thường gặp    104
4.3. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    106
4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi và giới    106
4.3.2. Ảnh hưởng của tình trạng viêm gan virus    107
4.3.3. Ảnh hưởng của chỉ số toàn trạng trước điều trị    109
4.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ AFP trước điều trị    110
4.3.5. Ảnh hưởng của số lượng, kích thước u gan    111
4.3.6. Ảnh hưởng của tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa    113
4.3.7. Ảnh hưởng của tình trạng di căn xa ngoài gan    115
4.3.8. Ảnh hưởng của men gan trước điều trị    116
4.3.9. Ảnh hưởng của chức năng gan trước điều trị    117
4.3.10. Ảnh hưởng của liều sorafenib khởi điểm    122
4.3.11. Ảnh hưởng của một số độc tính tới kết quả điều trị    124
4.3.12. Các yếu tố ảnh hưởng độc lập khi phân tích đa biến    128
KẾT LUẬN    130
KIẾN NGHỊ    132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.     Phân chia giai đoạn bệnh theo BCLC    7
Bảng 1.2.     Kết quả các nghiên cứu sorafenib phối hợp điều trị tại chỗ    29
Bảng 2.1.     Phân độ ALBI    47
Bảng 2.2.     Cách xử trí một số độc tính thường gặp    53
Bảng 3.1.     Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu    57
Bảng 3.2.     Đặc điểm điều trị bệnh nhân nghiên cứu    61
Bảng 3.3.     Đặc điểm thông tin bệnh nhân và thời gian theo dõi    62
Bảng 3.4.     Tỷ lệ đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1    63
Bảng 3.5.     Thời gian sống bệnh không tiến triển    64
Bảng 3.6.     Đặc điểm tiến triển của bệnh    65
Bảng 3.7.     Thời gian sống toàn bộ    65
Bảng 3.8. Đặc điểm chung về độc tính    66
Bảng 3.9.     Độc tính  trên toàn thân    67
Bảng 3.10.    Độc tính trên da    67
Bảng 3.11.     Độc tính trên hệ tiêu hoá    68
Bảng 3.12.     Độc tính trên hệ tạo huyết    68
Bảng 3.13.     Các biến cố khác trong quá trình điều trị    69
Bảng 3.14.     Thời gian xuất hiện và kéo dài độc tính    69
Bảng 3.15.     Mối liên quan giữa liều thuốc khởi điểm với độc tính    70
Bảng 3.16.     Liên quan tăng liều, giảm liều thuốc  với liều thuốc khởi điểm    70
Bảng 3.17.     Kết quả DCR, PFS và OS theo tuổi và giới    71
Bảng 3.18.     Kết quả DCR, PFS và OS theo tình trạng viêm gan virus    72
Bảng 3.19.     Kết quả DCR,  PFS và OS theo chỉ số toàn trạng trước điều trị    73
Bảng 3.20.     Kết quả DCR,  PFS và OS theo AFP trước điều trị    74
Bảng 3.21.     Kết quả DCR, PFS, OS theo số lượng, kích thước  u gan    75
Bảng 3.22.     Kết quả PFS và OS theo tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa    76
Biểu đồ 3.7. Kết quả thời gian PFS và OS theo tình trạng huyết khối TMC    76
Bảng 3.23.     Kết quả OS theo phân typ huyết khối tĩnh mạch cửa    77
Bảng 3.24.     Kết quả PFS và OS theo tình trạng di căn xa ngoài gan    77
Bảng 3.25.     Kết quả PFS, OS theo số lượng vị trí di căn    78
Bảng 3.26.     Kết quả PFS và OS theo nồng độ men gan trước điều trị    78
Bảng 3.27.     Kết quả DCR, PFS và OS theo Child-Pugh A, B    79
Bảng 3.28.     Kết quả PFS và OS theo điểm Child-Pugh    80
Bảng 3.29.     Kết quả DCR, PFS và OS theo độ ALBI    81
Bảng 3.30.     Mối liên quan giữa Child-Pugh và độ ALBI    82
Bảng 3.31.     Kết quả DCR, PFS và OS theo liều sorafenib khởi điểm    82
Bảng 3.32.     Kết quả DCR, PFS và OS theo phản ứng da tay chân    83
Bảng 3.33.     Kết quả DCR, PFS và OS theo độc tính tăng men gan    84
Bảng 3.34.     Kết quả DCR, PFS, OS theo độc tính viêm miệng    85
Bảng 3.35.     Kết quả DCR, PFS, OS theo độc tính tăng huyết áp    86
Bảng 3.36.    Kết quả DCR, PFS, OS theo độc tính mệt mỏi    86
Bảng 3.37.     Kết quả DCR, PFS, OS theo độc tính ỉa chảy    87
Bảng 3.38.     Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PFS    87
Bảng 3.39.    Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả OS    89
Bảng 4.1.     So sánh tỷ lệ gặp phản ứng da tay chân trong 1 số nghiên cứu    100

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đáp ứng theo AFP    63
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thời gian sống bệnh không tiến triển    64
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống toàn bộ    66
Biểu đồ 3.4. Thời gian PFS và OS  theo tình trạng VGB    72
Biểu đồ 3.5. Thời gian PFS và OS theo chỉ số toàn trạng trước điều trị    74
Biểu đồ 3.6. Thời gian PFS và OS theo nồng độ AFP trước điều trị    75
Biểu đồ 3.7. Kết quả thời gian PFS và OS theo tình trạng huyết khối TMC    76
Biểu đồ 3.8. Thời gian PFS và OS theo men gan trước điều trị    79
Biểu đồ 3.9. Thời gian PFS và OS theo Child-Pugh A, B    80
Biểu đồ 3.10. Thời gian PFS và OS theo độ ALBI    81
Biểu đồ 3.11. Thời gian PFS và OS theo liều sorafenib khởi điểm    83
Biểu đồ 3.12. Thời gian PFS và OS theo phản ứng da tay chân    84
Biểu đồ 3.13. Thời gian PFS và OS  theo độc tính tăng men gan    85

Leave a Comment