ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU HỞ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT LEVOFLOXACIN 1.5%

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU HỞ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT LEVOFLOXACIN 1.5%

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU HỞ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT LEVOFLOXACIN 1.5%
Giang Lan Anh1, Thẩm Trương Khánh Vân1
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 50 mắt chấn thương nhãn cầu hở được điều trị khoa Chấn thương mắt bệnh viện Mắt Trung Ương từ 8/2021 đến 4/2022. Kết quả: Tỷ lệ giới nam/ nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 2,6/1. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 34,84±14,15 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi và lớn tuổi nhất là 62 tuổi). Trong đó, 2 nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm 16-45 tuổi (68%) và 46- 60 tuổi (18%). Phần lớn bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động chân tay (70,0%). Đa số các trường hợp có hoàn cảnh chấn thương là tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 64%, 32% là tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông 4%. Tỷ lệ chấn thương mắt phải/ mắt trái là tương đương nhau 50% và 50%. Tỉ lệ viêm mủ nội nhãn sau khi dự phòng bằng kháng sinh nhỏ tại chỗ Levofloxacin 1.5% là 4,0% (2/50). Trong đó, cả 2 trường hợp có bệnh nguyên là vi khuẩn gram (+). Các yếu tố nguy cơ viêm mủ nội nhãn  sau chấn thương bao gồm dị vật nội nhãn, đục vỡ thể thủy tinh, chấn thương ở vùng nông thôn, kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ và chấn thương ở Zone I. Yếu tố không ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm mủ nội nhãn là kích thước vết thương và thời gian đóng vết thương. Kết luận: Sử dụng kháng sinh tra tại chỗ Levofloxacin 1.5% là biện pháp ít hiệu quả trong dự phòng viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment