Đánh giá kết quả điều trị hổ trợ bằng anastrozole (Arimidex) cho bệnh nhân UTVgiai đoạn II, III đã mãn kinh có thụ thể nội tiết dương tính

Đánh giá kết quả điều trị hổ trợ bằng anastrozole (Arimidex) cho bệnh nhân UTVgiai đoạn II, III đã mãn kinh có thụ thể nội tiết dương tính

Ung thư vú (UTV) là loại ung thư (UT) thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới và Việt Nam [1]. Tuy vây, đây là loại UT có tiên lượng chung khá tốt, điều trị có hiệu quả. Điều trị nôi tiết là một trong những phương pháp điều trị UTV bởi có khoảng 70% số trường hợp các tế’’ bào u chịu sự kích thích của nội tiết tố qua các thụ thể nội tiết có mặt tại các tế’ bào này. Việc ngăn không cho nội tiết tố tiếp xúc với thụ thể nội tiết của tế’ bào UT làm cho các tế’ bào này không phát triển và chết theo chương trình (apoptosis) là mục đích của điều trị nội tiết [57]. Trước đây, tamoxifen với cơ chế’ cạnh tranh với estrogen tại thụ thể nội tiết của tế’ bào u đã trở thành thuốc điều trị rất có hiệu quả ở phụ nữ UTV có thụ thể nội tiết dương tính. Khi điều trị bổ trợ sau mổ đối với UTV, tamoxifen cho lợi ích rõ rệt về thời gian sống thêm không bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ, giảm tỷ lệ UTV đối bên khi so với nhóm chứng hoặc dùng giả dược [69] . Khi phân tích tổng hợp trên 20 thử nghiệm lâm sàng, tamoxifen làm giảm nguy cơ tái phát 25% và giảm nguy cơ tử vong 16% [60]. Tuy nhiên, điều trị bổ trợ cần dùng thuốc tới 5 năm. Việc sử dụng thuốc này kéo dài gây những biến chứng về phụ khoa như tăng sinh nội mạc tử cung dẫn đến nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Một tác dụng phụ khác của thuốc là làm tăng nguy cơ tắc mạch huyết khối, đặc biệt khi kết hợp với thuốc hoá chất. Trong những năm gần đây, các thuốc ức chế’ aromatase (aromatase inhibitor- AI) ra đời đã giúp có thêm sự lựa chọn mới về điều trị nội tiết trong UTV. Khi phụ nữ đã mãn kinh, buồng trứng không còn sản xuất estrogen nhưng vẫn còn một lượng nội tiết tố này được tạo ra nhờ men aromatase chuyển các androgen thành estrogen. AI làm cho androgen không chuyển thành estrogen ở phụ nữ đã mãn kinh. Trong số các thuốc ức chế’ aromatase, anastrozole là một chế’ phẩm thuộc nhóm không steroid, có tác dụng chọn lọc cao. Khi nghiên cứu ở UTV giai đoạn muộn, thuốc đã chứng minh được là dung nạp tốt, cho kết quả điều trị cao hơn tamoxifen về thời gian giữ được đáp ứng lâu hơn, thời gian đến khi bênh tiên triển dài hơn so với tamoxifen, đặc biêt ở các trường hợp có thụ thể nôi tiết (TTNT) dương tính. Hơn nữa, sử dụng anastrozole giúp làm giảm nguy cơ tắc mạch huyết khối và xuất huyết tử cung của các bênh nhân (BN) trong các nghiên cứu này [37], [68]. Thử nghiêm Arimidex, Tamoxifen, Alone or in Combination ( ATAC) là môt thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên, mù kép, đa trung tâm so sánh điều trị nôi tiết bổ trợ 5 năm cho 9366 BN đã mãn kinh bị UTV còn mổ được với 3 nhóm: hoặc tamoxifen, hoặc anastrozole hoặc kết hợp hai thuốc này đã chứng minh anastrozole vượt trôi tamoxifen về thời gian sống thêm không bênh, thời gian đến khi tái phát với tác dụng phụ trên nôi mạc tử cung, tắc mạch huyết khối thấp hơn [25]. Mặc dù thử nghiêm được tiến hành ở 21 quốc gia nhưng không có sự tham gia của các nước châu Á. Phụ nữ Á Đông, đặc biêt là phụ nữ Viêt nam có những đặc điểm riêng về phong tục, dinh dưỡng, thể trọng, sinh đẻ cũng như đời sống nôi tiết và tại Viêt nam viêc điều trị anastrozole (Arimidex) cho bênh nhân UTV đã mãn kinh có thụ thể nôi tiết dương tính đã được tiến hành từ năm 2000. Tuy nhiên, viêc đánh giá hiêu quả ít nghiên cứu đề cạp đến.

Do vạy, chúng tôi thực hiên đề tài này nhằm 2 mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị hổ trợ bằng anastrozole (Arimidex) cho

bệnh nhân UTVgiai đoạn II, III đã mãn kinh có thụ thể nội tiết dương tính.

2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của thuốc Arimidex. 

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. DỊCH TÊ HỌC UNG THƯ vú 3
1.2. SINH LÝ NỘI TIẾT TUYÊN vú 4
1.3. NGUY CƠ MẮC UNG THƯ vú 5
1.4. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ vú 6
1.4.1. Chẩn đoán xác định 6
1.4.2. Phân loại mô bênh học 6
1.4.3. Xếp giai đoạn ung thư vú 8
1.5. THỤ THE NỌI TIẾT VÀ ÚNG DỤNG 10
1.5.1 .Cấu trúc và chức năng ER và PR 11
1.5.2 Xét nghiêm thụ thể nội tiết 13
1.5.3. Úng dụng ER và PR trên lâm sàng 14
1.6. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ vú 14
1.6.1. Điều trị ung thư vú giai đoạn 0 15
1.6.2. Điều trị ung thư vú giai đoạn 1 15
1.6.3. Điều trị UTV giai đoạn II 15
1.6.4. Điều trị ung thư vú giai đoạn III 16
1.6.5. Điều trị UTV giai đoạn IV 16
1.6.6. Ung thư vú đã điều trị tái phát, di căn 17
1.7. ĐIỀU TRỊ NỌI TIẾT TRONG UNG THƯ vú 17
1.7.1. Cơ sở của các biên pháp can thiệp nội tiết 17
1.7.2. Các phương pháp điều trị nội tiết trong ung thư vú 19
1.7.3. Chỉ định điều trị nội tiết trong ung thư vú 25
1.8. CÁC NGHIÊN CÚU vỀ ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT TRONG UTV 25
1.9. THUỐC sử DỤNG CHÍNH TRONG NGHIÊN CÚU ANASTROZOLE
(ARIMIDEX) 28
CHƯƠNG 2… 30
ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 30
2.2.3. Trình tự nghiên cứu (nội dung nghiên cứu) 31
2.2.4. Một số tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 32
2.3. PHÂN TÍCH VÀ sử LÝ số LIỆU 34
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 34
2.3.2. Công cụ thu thập thông tin 34
2.3.3. Đánh giá kết quả điều trị 34
2.3.4. Đánh giá các tác dụng không mong muốn 36
2.3.5. Xử lý số liêu 36
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 3ỏ
Sơ Đồ NGHIÊN CÚU 38
CHUƠNG 3 39
KÊT QUẢ NGHIÊN CÚU 39
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 39
3.1.1. Tuổi 39
3.1.2. Kích thước khối u 40
3.1.3. Giai đoạn bênh theo hê thống TNM 40
3.1.4. Tình trạng di căn hạch nách sau mổ 41
3.1.5. Đô mô học 42
3.1.6. Tình trạng thụ thể nôi tiết 42
3.1.7. Tình trạng Her- 2/neu 43
3.2. KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ 44
3.2.1. Đâc điểm tái phát- di căn 44
3.2.2. Thời gian và tỷ lê sống thêm không bênh (SKB) 46
3.2.3. Thời gian và tỷ lê sống thêm toàn bô 50
3.3. MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 55
4.1.1. Tuổi 55
4.1.2. Kích thước khối u 55
4.1.3. Tình trạng di căn hạch nách sau mổ 56
4.1.4. Đô mô học 58
4.1.5. Tình trạng thụ thể nôi tiết 58
4.1.6. Yếu tố phát triển biểu mô 60
4.1.7. Phương pháp điều trị trước nôi tiết 60
4.2. KÊT QUẢ ĐIỀU TRỊ ỏi
4.2.1. Đâc điểm tái phát, di căn 62
4.2.2. Thời gian và tỷ lê sống thêm không bênh 65
4.2.3. Thời gian và tỷ lê sống thêm toàn bô 67
4.3. MỘT SỐ TÁC DỤNG KHONG MONG MUỐN 69
KÊT LUẬN 71
TAI LIỆU THAM KHẢQ Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu.
Phụ lục 2: Một số hình ảnh minh hoạ.
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu. 
sỏ
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment