Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh chỉ đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng một tỉ đợt tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi, với hơn hai triệu trẻ tử vong, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi [29], [60]. Tiêu chảy cấp không những gây tử vong do mất nước và điện giải, mà còn là nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tại Việt Nam, trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi mắc 0,8-2,2 đợt tiêu chảy [2], [24], [25]. Do đó tiêu chảy là gánh nặng với nền kinh tế xã hội, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển.

Ở Việt Nam, được sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy Quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 1982, tới nay chương trình đã được triển khai rộng khắp và bảo vệ được hơn 90% tổng số trẻ em trong toàn quốc nhưng tỉ lệ mắc còn cao và đứng thứ hai sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Điều trị tiêu chảy cấp bằng biện pháp bù dung dịch Oresol theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đã thực sự có hiệu quả vì làm giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy từ 3 triệu trên năm xuống còn 1,3 triệu trên năm [2], [38], [50]. Nhờ có Oresol mà hơn 25 năm qua đã cứu được hàng triệu trẻ em mắc tiêu chảy, tuy nhiên Oresol chỉ an toàn và có hiệu lực khi bù nước và điện giải ở bệnh nhân tiêu chảy chứ không ngăn chặn hay loại trừ được sự tăng tiết trong lòng ruột nên số lần đi ngoài, tốc độ đào thải phân và đặc biệt thời gian điều trị cho một trẻ bị tiêu chảy cấp còn khá dài đôi khi làm giảm lòng tin và thiếu sự kiên trì hợp tác điều trị của gia đình bệnh nhi. Hiện nay, ngoài việc bù dịch cho trẻ Hội Nhi khoa Việt Nam cũng khuyến cáo các cơ sở y tế cập nhật và sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy cấp như bổ xung kẽm, chất hấp phụ và thuốc tạo phân, men tiêu hóa và thuốc kháng tiết đường ruột.
Hidrasec (Racecadotril) được giới thiệu đầu tiên vào năm 1992 và năm 2003 được đưa vào sử dụng rộng rãi tại Châu Âu, Nam Mỹ, các nước Đông Nam Á. Hidrasec có tác dụng giảm tiết dịch ruột khi trẻ tiêu chảy, do đó làm giảm lượng nước trong phân [28], [47]. Nghiên cứu của các tác giả Cézard và Salazar-Lindo cho thấy việc sử dụng Hidrasec có tác dụng làm giảm lượng nước trong phân và rút ngắn thời gian tiêu chảy [dẫn từ 16].
Tại Việt Nam, Hidrasec được đưa vào sử dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy từ năm 2007 nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của thuốc, để góp phần vào việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc Hidrasec, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, nhằm mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.    Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bằng thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec. 
 
KHUYẾN NGHỊ
Nên phối hợp thuốc giảm tiết đường ruột Hidrasec trong hỗ trợ điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em tại các cơ sở y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
TIẾNG VIỆT

1.    Đặng Đức Anh, Vũ Đình Thiểm (2005), “Thực tế điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em theo lời khuyên của các hiệu thuốc tại Nha Trang năm 2004”, Y học dự phòng, tập XV, số 2+3(74), Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr. 11-14.
2.    Bộ Y tế (2009), “Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em”, Ban hành kèm theo quyết định số: 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2009.
3.    Bộ Y tế (2008), “Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi”, quyển 2, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã.
4.    Bộ Y tế (2008), “Điều trị trẻ bệnh” quyển 4, Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh cho cán bộ y tế phòng khám Đa khoa khu vực và trạm y tế xã.
5.    Bùi Anh Bình, Phạm Thị Minh Khoa (1994), “Tìm hiểu về sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà”, Vệ sinh phòng dịch, Tập VI, số 2 (15), Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr. 5 – 12.
6.    Bế Văn Cẩm (1995), Một số đặc điểm lâm sang bệnh tiêu chảy và kết quả ứng dụng phác đồ điều trị tiêu chảy cấp của Tổ chức Y tế thế giới tại khoa Nhi BVĐKTW Thái Nguyên, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7.    Nghiêm Thị Dinh (2006), Tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 10 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ tại thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8.    Chương trình chống bệnh tiêu chảy Quốc gia (1990), “Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy”, Tài liệu dùng cho sinh viên đại học y khoa.
9.    Nguyên Thi Viêt Ha (2001), Nghiên cứu đăc điêm lâm sang va đanh gia kêt qua điêu tri ti êu chay câp do Rota virus ơ tre em dươi 5 tuồi tai viên Nhi TW, Luân văn tot nghiêp bac sy nôi trú bênh viên , Đai hoc Y Ha Nôi, Hà Nội.
10.    Phil Haln, cách tính cỡ mẫu trong Study design, Bài giảng của GS Phil Haln ở Đại học Queen’ University, Canada, tr. 43 – 56.
11.    Hoàng Tích Huyền (2007), “Quản lý tiêu chảy ở trẻ em – Racecadotril thuốc mơi chống tiêu chảy”, Nghiên cứu khoa học, Tập 52 số 5, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội tr. 39 – 42.
12.    Nguyễn Công Khanh (2001), “Tiêu chảy cấp”, Tiếp cận chẩn đoán Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.36 – 43.
13.    Nguyễn Gia Khánh (2009), “Tiêu chảy cấp ở trẻ em”, Bài giảng Nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 305 – 321.
14.    Nguyên Gia Khanh (2008), “Tiếp cận mới trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em”, Tài liệu hội thảo chuyên đề, Hà Nội.
15.    Nguyên Gia Khanh (2008), “Cập nhật điều trị và phòng tiêu chảy cấp ở trẻ em – Khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi TW”, Tài liệu hồi thao chuyên đề, Hà Nội.
16.    Nguyên Gia Khanh (2009), “Vai trò thuốc kháng tiết đường ruột Hidrasec trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em”, Tài liệu hội thảo chuyên đề, Hà Nội.
17.    Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Bích Thủy (2000), “Cách tiến hành các công trình nghiên cứu y học”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18.    Phạm Trung Kiên (2003), Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây Kim Bảng Hà Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 
19.    Đoàn Thị Hải Lý (2000), Tìm hiểu tình hình bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã Nhật Tựu và Lê Hồ huyện Kim Bảng, Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20.    Nguyên Thu Nhan , Nguyên Công Khanh , Lê Nam Tra , Chu Tương, Be Văn Câm, Nguyên Thanh Trung , Nguyên Văn Sơn, Nguyên Đinh Hoc va công sư (2001), “Nghiên cưu thưc trang sức khoe va mô hinh bênh tât tre em Viêt Nam, đề xuất các biện pháp khắc phục “, Báo cáo tổng kết đề tài câp Nha nươc, mã số: KHCN 11-13
21.    Cao Minh Nguyệt, Khổng Ngọc Mai, Nguyễn Quốc Anh, Hà Thị Sen (2009), Một số nhận xét trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em bằng Hidrasec, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở – Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên, Thái Nguyên.
22.    Hoàng Trọng Quý, Trần Thị Minh Diễm, Võ Thị Thu Thủy (2009), “Tiêu chảy cấp do Rota virus ở trẻ dưới 24 tháng tuổi”, Y học Việt Nam, Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần thứ VIII, (số 2), Huế tháng 4/2009, tr.613- 619.
23.    Võ Thị Thu Thủy và CS (2006), “Nguyên nhân và điều trị tiêu chảy cấp ở
trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhi BV TW Huế”, Yhọc thực hành, Hội nghị Nhi khoa khu vực miền Trung mở rộng (552), tr.322-327.
24.    Tổ chức Y tế Thế giới (2008), “Kỹ năng giám sát – Điều trị tiêu chảy”, Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy.
25.    Tổ chức Y tế Thế giới (2008), “Khuyên bảo bà mẹ điều trị tiêu chảy tại nhà – Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ y tế”, Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy.
26.    Nguyễn Diệu Vinh (2008), “Tiêu chảy cấp”, Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh, tr.355-358.
 Lời cảm ơn    i

Lời cam đoan    ii
Danh mục chữ viết tắt    iii
Mục lục    iv
Danh mục bảng    vi
Danh mục biểu đồ    vii
Đặt vấn đề    1
Chương 1: Tổng quan    3
1.1.    Định nghĩa và phân loại tiêu chảy    3
1.2.    Dịch tễ học    3
1.3.    Bệnh sinh học tiêu chảy    4
1.4.    Triệu chứng lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp    8
1.5.    Triệu chứng cận lâm sàng    11
1.6.     Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp và các thuốc hỗ trợ điều trị    12
1.7.     Một số nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng    21
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    23
2.1.    Đối tượng và thời gian nghiên cứu    23
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    23
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    23
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    23
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    23
2.2.2.    Mẫu nghiên cứu    23
2.2.3.    Chỉ tiêu nghiên cứu    24
2.2.4.    Kỹ thuật thu thập số liệu và vật liệu nghiên cứu    25
2.2.5.    Xử lý số liệu    27
2.2.6.    Đạo đức trong nghiên cứu    27
Chương 3: Kết quả nghiên cứu    28
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    28
3.1.1.    Đặc điểm chung    28
3.1.2.    Đặc điểm lâm sàng    30
3.1.3.    Đặc điểm cận lâm sàng    32
3.2.    Kết quả điều trị    33
Chương 4: Bàn luận    41
4.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    41
4.2.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    43
4.3.    Hiệu quả hỗ trợ điều trị bằng thuốc giảm tiết đường ruột Hidrasec    45
Kết luận    52
Khuyến nghị    53
Tài liệu tham khảo    54
Bệnh án nghiên cứu
Danh sách bệnh nhân 
Bảng 1.1. Xác định mức độ mất nước    10
Bảng 1.2. Bù dung dịch Oresol theo phác đồ A    14
Bảng 1.3. Bù dung dịch Oresol theo phác đồ B    14
Bảng 1.4. Bù nước và điện giải theo phác đồ C    15
Bảng 2.1. Chẩn đoán mức độ mất nước trên lâm sàng    25
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu    28
Bảng 3.2. Phân bố về dân tộc và nơi sống của đối tượng nghiên cứu    29
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện    30
Bảng 3.4. Các triệu chứng kèm theo khi vào viện    31
Bảng 3.5. Tình trạng mất nước của đối tượng nghiên cứu khi vào viện    31
Bảng 3.6. Chỉ số natri và kali trong máu trước điều trị của đối tượng
nghiên cứu    32
Bảtre 3.7. Cân nặng trung bình của trẻ trước và sau điều trị    33
Bảng 3.8. Số lần đi ngoài trung bình trên ngày trước và sau điều trị    34
Bảng 3.9. Số lượng dịch Oresol trung bình được sử dụng (ml)    36
Bảng 3.10. Số lượng dịch truyền tĩnh mạch của đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3.11. Tiến triển của mức độ mất nước sau điều trị    37
Bảng 3.12. Thời gian điều trị trung bình giữa nhóm nghiên cứu và nhóm
chứng    38
Bảng 3.13. Khối lượng phân trên ngày theo nhóm tuổi của đối tượng
nghiên cứu    38
Bảng 3.14. Khối lượng phân (gram) trên cân nặng (kg) của đối tượng
nghiên cứu     39
Bảng 3.15. Chi phí điều trị trực tiếp của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 4.1. So sánh kết quả nghiên cứu về giới tính với các tác giả khác    42
Biểu đồ 3.1. Phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu    28
Biểu đồ 3.2. Phân bố về giới của đối tượng nghiên cứu    29
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện     30
Biểu đồ 3.4. Chỉ số natri và kali trong máu trước điều trị của đối tượng
nghiên cứu    32
Biểu đồ 3.5. Số lần đi ngoài trung bình của đối tượng nghiên cứu    35
Biểu đồ 3.6. Khối lượng phân trên ngày theo nhóm tuổi của đối tượng
nghiên cứu    39
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ruột non bình bình thường    5
Hình 1.2. Ruột non khi bị tiêu chảy xuất tiết    5

Leave a Comment