Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu xa hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu xa hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn.Gãy đầu xa hai xương cẳng chân là loại gãy thuộc vùng hành xương, nằm trong giới hạn một đoạn 4 – 5 cm tính từ khe khớp cổ chân [26], [43], [45]. Đây là loại thương tổn thường gặp và luôn đặt ra những khó khăn, thách thức trong điều trị. Theo số liệu thống kê gãy hai xương cẳng chân chiếm 18% các loại gãy xương, trong đó gãy đầu xa hai xương cẳng chân chiếm tỷ lệ 7- 10% các thương tổn hai xương cẳng chân [18], [39]. Nguyên nhân thường gặp do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động nhưng gặp nhiều nhất là tai nạn giao thông. Phương tiện tham gia giao thông ở nước ta hiện nay tăng rất cao mà cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp thời với sự gia tăng, thêm vào đó là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao đã làm cho tình trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Điều trị gãy đầu xa hai xương cẳng chân bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh kín, bó bột đã được Bohler đề xướng và thu được nhiều thành công với khung kéo nắn của Bohler, tạo ra sự chùng các khối cơ ở cẳng chân, nắn chỉnh để đạt được về mặt giải phẫu, sau đó bó bột. Tuy nhiên khi ổ gãy phức tạp, đường gãy chéo xoắn dễ di lệch thứ phát trong bột, nhất là sau khi hết phù nề.
Điều trị phẫu thuật bao gồm: mở ổ gãy kết hợp xương bên trong, nắn chỉnh kín hoặc mở ổ gãy kết hợp xương bên ngoài bằng khung cố định ngoại vi và nắn chỉnh kín kết hợp xương bên trong dưới màn tăng sáng. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, kết hợp xương bên trong có mở ổ gãy gây tổn thương thêm phần mềm xung quanh, cũng như màng xương, làm tổn thương mạch máu nuôi xương…[4]. Do đó, nguy cơ chảy máu sau mổ, nguy cơ nhiễm trùng cao, chậm liền xương. Phương pháp kết hợp xương bên ngoài có ưu điểm có thể cố định ổ gãy vững chắc và tạo liền xương kỳ đầu, tuy nhiên hay gặp biến chứng nhiễm trùng chân đinh và di lệch ổ gãy thứ phát do lỏng đinh, tỳ đè sớm. Đặc biệt vấn đề nhiễm trùng sau mổ đã gây không ít khó khăn trong điều trị, nhất là khi viêm xương [4]. So với hai phương pháp trên thì nắn chỉnh kín kết hợp xương bên trong dưới màn tăng sáng có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Trong đó nắn kín và kết hợp xương bằng nẹp xâm lấn tối thiểu là một lựa chọn. Phẫu thuật viên chỉ rạch da tối thiểu nắn chỉnh lại ổ gãy và luồn dụng cụ kết hợp xương. Do vậy, hạn chế thương tổn thêm da và tổ chức phần mềm dưới da cũng như xương và màng xương, khối máu tụ quanh ổ gãy và những mảnh xương vụn được giữ gần như nguyên vẹn, giúp cho sự liền xương nhanh, giảm cần thiết về ghép xương thì đầu, hạn chế nhiễm khuẩn, nề và rối loạn dinh dưỡng sau mổ, giảm nguy cơ phải chuyển cơ che xương [2].
Chính vì vậy để làm sáng tỏ những ưu nhược điểm của phương pháp kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu xa hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X Quang gãy đầu xa hai xương cẳng chân
2. Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu xa hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn tại Bệnh viện Việt Đức
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hồ Văn Bình (2005), Ðánh giá tác dụng KCÐN FESSA trong điều trị GHHXCC tại bệnh viện Việt Ðức, Luận văn bác sĩ Chuyên khoa cấp II.
2. Ðặng Kim Châu, Ngô Văn Toàn (1995), “Ðiều trị vết thương phần mềm và gãy xương hở”, Tập san Ngoại khoa, tr. 200-202.
3. Trần Ðình Chiến (1984), “Quá trình liền xương và các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình liền xương”, Bệnh học Ngoại khoa, giáo trình sau đại học – Học viện Quân Y, tập 2, tr. 623-630.
4. Phí Mạnh Công, Nguyễn Quốc Bảo, Bùi Mạnh Tiến, Hoàng Ngọc Vân (2003), “Kết quả điều trị gãy mới thân xương cẳng chân do chấn thương tại bệnh viện 19-8 trong 5 năm (từ 4/1998- 4/2003)”, Tạp chí Y học Việt Nam số đặc biệt tháng 10 năm 2003, tr. 183 – 188.
5. Thái Văn Di (1977), “Bài giảng gãy xương chi dưới và cột sống”, Học viện Quân Y, tr. 65 – 78.
6. Thái Văn Di (1977), “Bài giảng đại cương chấn thương chỉnh hình”, Học viện Quân Y, tr. 3 – 10.
7. Bùi Văn Ðức (2008), Chấn thương chỉnh hình chi dưới, Nhà xuất bản Phương Ðông.
8. Hoàng Thanh Hà, Trần Chí Khôi (2013),” Ðiều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít, phẫu thuật ít xâm lấn”, Tạp chí Hội nghị thường niên lần XX Hội CTCH Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 81 – 83.
9. Nguyễn Viết Huấn (2011), Nhận xét kết quả điều trị gãy trật hở khớp cổ chân tại bệnh viện Việt Ðức, Luận văn thạc sĩ Y học.
10. Nguyễn Quang Long (1987), “Một số vấn đề cơ bản của xương chày liên quan tới gãy xương và kĩ thuật điều trị”, Tổng quan chuyên khảo Y Dược
11. Nguyễn Quang Long (1995), “Ðiều trị bảo tồn gãy xương”, Tạp chí Hội nghị khoa học Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, tr. 60 – 65.
12. Nguyễn Quang Long, Trần Văn Bé Bảy, Đỗ Phước Hùng, Lương Đình Lâm, Trịnh Xuân Lê, Cao Thỉ, Trần Minh Thông, Nguyễn Quốc Toàn, Nguyễn Anh Tuấn, Trương Quang Tuấn (2001), “Kinh nghiệm 5 năm điều trị gãy thân xương đùi bằng nẹp các bon (1992 – 1995), tìm hiểu tính năng của nẹp tổ hợp Các bon”, Ngoại khoa số 1/2001, tr. 32-37.
13. Nguyễn Quang Long, Trần Văn Bé Bảy, Đỗ Phước Hùng, Lương Đình Lâm, Trịnh Xuân Lê, Cao Thỉ, Trần Minh Thông, Nguyễn Quốc Toàn, Trương Quang Tuấn (2000), “Khảo sát sự liền xương gãy được điều trị phẫu thuật bằng nẹp tổ hợp cácbon”, Ngoại khoa số 2/2000, tr. 24-31.
14. Phạm Văn Luyện (1995), Nhận xét kết quả điều trị cấp cứu gãy hở thân hai xương cẳng chân tại bệnh viện Việt Ðức, Luận án thạc sĩ khoa học Y Dược.
15. Trịnh Văn Minh (2004), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học. tập I.
16. Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Tiến Bình (2009), Ðiều trị gãy hở và di chứng hai xương cẳng chân, Nhà xuất bản Y học.
17. Bộ môn Ngoại trường Ðại học Y Hà Nội, “Gãy xương hở”, Bệnh học Ngoại khoa (nội dung ôn thi sau đại học), Nhà xuất bản Y học, tr. 149 – 158.
18. Bộ môn Ngoại trường Ðại học Y Hà Nội , “Gãy xương cẳng chân”, Bệnh học Ngoại khoa. Tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 31 – 34.
19. Nguyễn Ðình Phú, Nguyễn Hữu Tâm (2008), “Kết quả bước đầu ứng dụng cố định ngoài gần khớp cải biên trong điều trị gãy hở 1/3 dưới hai xương cẳng chân”, Hội nghị chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Ðức Phúc, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Xuân Thùy, Ngô Văn Toàn (2004), Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học
21. Nguyễn Ðức Phúc (2004), “Liền xương, liền gân và dây chằng”, Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học, tr. 164 – 173.
22. Nguyễn Ðức Phúc (2004), “Xương gãy chậm liền và không liền”, Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học, tr. 486 – 506.
23. Trương Xuân Quang (2003), Ðánh giá kết quả điều trị gãy hai xương cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh Sign kín có chốt ngang, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
24. Vũ Tam Tinh (1987), “Ðiều trị gãy hở hai xương cẳng chân bằng KCÐN”, Tổng quan và chuyên khảo Y dược TPHCM
25. Ngô Bá Toàn (2012), “Phẫu thuật gãy kín đầu xa hai xương cẳng chân”, Bệnh viện Việt Ðức.
26. Nguyễn Văn Trường (2012), Ðánh giá kết quả điều trị gãy hở đầu xa hai xương cẳng chân bằng cố định ngoài tại bệnh viện hữu nghị Việt Ðức, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
27. Trần Hoàng Tùng (2006), Ðiều trị kết hợp xương nẹp vít gãy kín hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội