Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 1/3 giữa cẳng chân bằng vạt nửa trong cơ dép tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 1/3 giữa cẳng chân bằng vạt nửa trong cơ dép tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân là một tổn thương thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đặc biệt trong tình hình hiện nay chúng ta đối mặt với tai nạn giao thông năng lượng cao gây tổn thương gãy hở nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, khuyết hổng phần mềm do gãy xương hở vùng cẳng chân có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như thiểu dưỡng, hoại tử vùng chi gãy, nhiễm trùng, viêm xương, loét, dò mãn tính, chậm liền, khớp giả, mất chức năng chi, và nguy cơ cắt cụt chi[3],[23], [31].
Các phương pháp điều trị khuyết hổng phần mềm được đề cập từ rất sớm như ghép da tự do, tạo hình cuống vạt ngẫu nhiên, trám một phần cơ vào ổ khuyết[[12], [17], [36 ]. Các phương pháp trên tuy đáp ứng được yêu cầu che phủ phần mềm nhưng lại có những khuyết điểm không thể sửa chữa được là không che phủ được những khuyết hổng có kích thước lớn, không chống được nhiễm trùng và không kích thích liền xương. Từ đó, các tác giả đã nghiên cứu và đi đến thống nhất phương pháp sử dụng vạt cơ tại chỗ có cuống mạch liền là phương pháp điều trị rất hiệu quả các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân, đặc biệt do gãy xương hở. Với kỹ thuật không quá phức tạp nó không chỉ nhanh chóng che phủ xương, thúc đẩy quá trình liền xương, phục hồi về mặt hình thái và chức năng chi thể mà còn có hiệu quả cao trong điều trị viêm xương, một biến chứng rất khó điều trị[1],[15].
Ở cẳng chân, vạt cơ bụng chân và cơ dép đã được nghiên cứu từ giữa thế kỷ XX[6],[19],[43] và được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Các vạt này tỏ rõ ưu thế trong điều trị các khuyết hổng phần mềm do gãy xương hở. Vạt cơ bụng chân có ưu điểm ở nông hơn, dễ tạo vạt hơn, ít gây tổn thương các thành phần khác khi phẫu tích tạo vạt. Do đó nó có ưu thế tuyệt đối trong điều trị các khuyết hổng phần mềm ở 1/3 trên cẳng chân[1],[21]. Tuy nhiên, đối với các gãy xương hở có tổn khuyết phần mềm ở vùng thấp hơn, vạt cơ bụng chân khó vươn tới, có nhiều nguy cơ hơn vạt cơ dép. Mặt khác trong tình hình hiện nay các chấn thương do tai nạn giao thông có động năng cao gây nên tình trạng gãy hở phức tạp, cơ bụng chân thường bị tổn thương từ đụng dập đến mất đoạn. Khi đó sử dụng cơ bụng chân che phủ khuyết hổng phần mềm là một việc làm mạo hiểm, khó khăn và cơ dép là một lựa chọn tối ưu[15],[21].
Tại bệnh viện Việt Đức hàng năm tiếp nhận rất nhiều trường hợp gãy hở 2 xương cẳng chân, trong đó gãy hở yêu cầu chuyển vạt cơ che phủ xương chiếm một tỉ lệ tương đối cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 1/3 giữa cẳng chân bằng vạt nửa trong cơ dép tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” nhằm 2 mục đích:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương của khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân được điều trị bằng vạt nửa trong cơ dép cuống trung tâm.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật che phủ khuyết hổng phần mềm bằng vạt nửa trong cơ dép cuống trung tâm.MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………3
1.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG VÙNG CẲNG CHÂN- CƠ DÉP………………………………………………………………………….3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng cẳng chân………………………………………..3
1.1.2. Giải phẫu, chức năng cơ dép…………………………………………………..5
1.2. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ GÃY HỞ THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN.10
1.2.1. Chẩn đoán gãy xương hở……………………………………………………..10
1.2.2. Phân loại gãy xương hở theo Gustilo……………………………………..10
1.2.3. Các nguyên tắc điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân………..11
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG CẲNG CHÂN…………………………………………………………………16
1.3.1. Các phương pháp kinh điển…………………………………………………..16
1.3.2. Phương pháp sử dụng vạt có cuống mạch liền…………………………19
1.4. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN VẠT NỬA TRONG CƠ DÉP CUỐNG TRUNG TÂM, CƠ SỞ GIẢI PHẪU, CHỈ ĐỊNH, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG……………………………..27
1.4.1. Cơ sơ giải phẫu……………………………………………………………………27
1.4.2. Chỉ định……………………………………………………………………………..29
1.4.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng vạt cơ dép…………..30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn…………………………………………………………….33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………33
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..33
2.1.4. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………..34
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………34
2.2.1. Tiến hành nghiên cứu…………………………………………………………..34
2.3. XỬ LÍ SỐ LIỆU…………………………………………………………………………44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………45
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU……………………….45
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi, giới và nghề nghiệp…………………45
3.1.2. Đặc điểm tổn thương khuyết hổng phần mềm…………………………47
3.1.3. Các tổn thương phối hợp………………………………………………………52
3.1.4. Cách thức xử trí ở tuyến trước………………………………………………53
3.2. CÁCH THỨC PHẪU THUẬT…………………………………………………….54
3.2.1 Thời gian từ lúc tai nạn đến lúc phẫu thuật tạo vạt……………………54
3.2.2 Vị trí với cách thức sử dụng vạt……………………………………………..54
3.2.3 Kích thước vạt NTCDCTT ……………………………………………………55
3.2.4 Cách cố định chi…………………………………………………………………..56
3.3. ĐIỀU TRỊ SAU MỔ……………………………………………………………………56
3.3.1. Thời gian hậu phẫu………………………………………………………………56
3.3.2. Dùng kháng sinh………………………………………………………………….57
3.3.3. Thời gian ghép da mỏng……………………………………………………….57
3.4. KẾT QUẢ CHUYỂN VẠT………………………………………………………….58
3.4.1. Kết quả gần…………………………………………………………………………58
3.4.2 Thời gian từ lúc tai nạn đến lúc phẫu thuật tạo vạt ảnh hưởng tới kết quả điều trị gần……………………………………………………………58
3.4.3. Diện tích KHPM lộ xương sau khi cắt lọc ảnh hưởng tới kết quả điều trị……………………………………………………………………………..59
3.4.4. Tính chất khuyết hổng phần mềm ảnh hưởng đến kết quả điều trị..60
3.4.5. Theo dõi xa…………………………………………………………………………61
3.4.6 Kết quả vạt khi khám lại……………………………………………………….62
3.4.7 Kết quả liền xương……………………………………………………………….63
3.4.8 Chức năng khớp cổ chân……………………………………………………….64
3.4.9 Chức năng chi thể khi khám lại………………………………………………64
3.4.10 Tình trạng sẹo nơi cho vạt……………………………………………………65
3.4.11. Kết quả phục hồi chức năng của bệnh nhân sau mổ……………….66
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………….67
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU……………………….67
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp và nguyên nhân gây tổn thương KHPM………………………………………………………………….67
4.1.2. Đặc điểm tổn thương KHPM………………………………………………..68
4.2. ĐẶC ĐIỂM VẠT NỬA TRONG CƠ DÉP CUỐNG TRUNG TÂM .72
4.2.1. Lí do lựa chọn vạt………………………………………………………………..72
4.2.2. Kích thước và khả năng xoay của vạt…………………………………….75
4.2.3. Một số đặc điểm về kĩ thuật………………………………………………….76
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ …………………………………………………………………78
4.3.1. Kết quả gần…………………………………………………………………………78
4.3.2. Kết quả xa…………………………………………………………………………..80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment