Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle bằng khí cụ cố định
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống người dân ngày càng cao, nhu cầu về một vẻ đẹp hoàn thiện được quan tâm. Nụ cười với hàm răng đều đặn trắng sáng sẽ giúp con người trở nên hấp dẫn và tự tin hơn trong giao tiếp. Điều trị chỉnh nha không chỉ mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt, hàm răng và nụ cười mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy chỉnh hình răng mặt đang là nhu cầu của xã hội và là một hướng phát triển của ngành răng hàm mặt.
Tỉ lệ lệch lạc răng và khớp cắn ở Việt Nam chiếm tỉ lệ cao trong dân số. Theo khảo sát của Đổng Khắc Thẩm – Hoàng Tử Hùng năm 2000 [17]: tỉ lệ sai khớp cắn trong độ tuổi 17 – 27 là: sai khớp cắn chiếm 83,2% dân số và tỉ lệ răng mọc chen chúc chiếm 49,2% dân số. Trong các loại lệch lạc khớp cắn thì lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle chiếm tỉ lệ cao nhất: 71,3%.
Ngày nay số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị chỉnh hình răng mặt ngày càng đông. Theo nghiên cứu nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt của Nguyễn Thị Ngân Hà – Hoàng Tử Hùng [2] có 75,3% học sinh có nhu cầu chỉnh hình răng mặt.
Sai khớp cắn loại I gặp nhiều nhất trên lâm sàng. Các trường hợp sai khớp cắn loại I có sự tương quan tốt theo chiều trước sau, không có sự sai lệch giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Các xáo trộn chỉ do răng hay do xương ổ răng và có thể ở hệ răng sữa hay răng vĩnh viễn. Các trường hợp sai khớp cắn loại I đáp ứng rất tốt với điều trị chỉnh hình can thiệp.
Chỉnh hình răng mặt là một ngành phát triển từ lâu trên thế giới. Ớ Việt Nam, chỉnh hình bằng khí cụ cố định, mới phát triển mạnh từ những năm 90, khi Việt Nam hội nhập vào thế giới những kiến thức và công nghệ tiên tiến đã được cập nhật và phát triển.
Khí cụ cố định đã được nghiên cứu và sử dụng từ lâu, qua quá trình hình thành và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20, đến nay khí cụ cố định đã được cải tiến rất nhiều.
Hệ thống mắc cài điều chỉnh sẵn với thiết kế chuyên dụng cho kỹ thuật sử dụng lực nhẹ liên tục với cơ chế trượt lý tưởng đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị sai khớp cắn nói chung và trong điều trị sai khớp cắn loại I nói riêng.
Mục tiêu của điều trị chỉnh hình răng mặt là tạo ra được sự cân bằng về mặt khớp cắn, sự hài hòa giữa răng và khuôn mặt, có kết quả bền vững và lâu dài.
Đã có những công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình thái, sự thay đổi về khuôn mặt cũng như các chỉ số trong chỉnh hình răng mặt,… nhưng không nhiều. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị cụ thể cho từng loại sai khớp cắn, đặc biệt là đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn bằng khí cụ cố định.
Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle bằng khí cụ cố định” với 2 mục tiêu sau:
1. Nhận xét các đặc điểm trên lâm sàng, X quang của bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle.
2. Đánh giá kết quả điều trị của các bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại I theo Angle đã đươc điều tri bằng khí cu cố đinh, dưa trên chỉ số PAR và lâm sàng..
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 12
1.1. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA XƯƠNG HÀM 12
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên và khẩu cái 12
1.1.2. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới 12
1.1.3. Thời gian tăng trưởng của xương hàm 13
1.2. KHỚP CẮN BÌNH THƯỜNG THEO QUAN NIỆM CỦA ANDREWS
14
1.2.1. Đặc tính 1 14
1.2.2. Đặc tính 2 14
1.2.3. Đặc tính 3 15
1.2.4. Đặc tính 4 15
1.2.5. Đặc tính 5 15
1.2.6. Đặc tính 6 15
1.3. PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 15
1.3.1. Sự phát triển của hệ thống phân loại Angle 15
1.3.2. Các loại khớp cắn theo Angle 16
1.4. BỆNH CĂN VÀ PHÂN LOẠI LỆCH LẠC KHỚP CẮN ANGLE I
1.4.1. Các đặc trưng của lệch lạc khớp cắn Angle I 18
1.4.2. Bệnh căn 18
1.4.3. Sự bo sung của Anderson trong phân loại Angle I 21
1.5. KHÍA CẠNH CƠ SINH HỌC TRONG CHỈNH NHA 22
1.5.1. Thuyết nén – căng 24
1.5.2. Thuyết uốn xương 25
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÍ CỤ ĐIỀU TRỊ SAI KHỚP CẮN…. 27
1.6.1. Khí cụ tháo lắp 27
1.6.2. Khí cụ cố định 28
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỈNH NHA 32
1.7.1. Đánh giá trên mẫu theo chỉ số PAR 32
1.7.2. Phim toàn hàm Panorama 34
1.7.3. Phân tích phim chụp sọ mặt từ xa nghiêng chuẩn 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 43
2.3. THU THẬP THÔNG TIN 43
2.3.1. Phương tiện thu thập thông tin 43
2.3.2. Phương pháp tiến hành 44
2.3.3. Các biến số nghiên cứu 46
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. ĐẶC TRƯNG CÁ NHÂN CỦA BỆNH NHÂN 54
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQ TRƯỚC ĐIỀU TRỊ 56
3.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQ SAU ĐIỀU TRỊ 60
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 66
Chương 4. BÀN LUẬN 69
4.1. TUỔI 69
4.2. GIỚI 71
4.3. PHÂN LOẠI LỆCH LẠC RĂNG LOẠI I THEO ANDERSON 72
4.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TRÊN MẶT CHỤP THẲNG VÀ NGHIÊNG 75
4.5. SỰ LIÊN QUAN CỦA TỔ CHỨC QUANH RĂNG VỚI ĐIỀU TRỊ
CHỈNH NHA 77
4.6. TÌNH TRẠNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM 79
4.7. SỬ DỤNG CHỈ SỐ PAR TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 80
4.8. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA 84
4.9. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 85
4.10. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 88
4.11. BIẾN CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ 90
KẾT LUẬN 93
KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích