Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt-da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang

Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt-da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang

Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt – da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang.Lỗ tiểu lệch thấp (Hypospadias)(LTLT) là một dị tật tiết niệu bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của quy đầu, của dương vật, bìu hoặctầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng của dương vật như cong, xoay trục hay lún gục vào bìu. Đây là một trong những dị tật tiết niệu hay gặp ở trẻ em với tỷ lệ 1/300 trẻ trai[1], [2], [3].Dị tật lỗ tiểu lệch thấp tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp là một trong những phẫu thuật khó, dễ thất bại hoặc để lại di chứng cần phải sửa chữa nhiều lần, gây tốn kém và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhi[4]. Cho đến nay trên thế giới có tới hơn 300 phương pháp phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp đã được mô tả[1]. Nhưng vẫn chưa có một phương pháp nào đủ để đáp ứng điều trị tất cả các loại lỗ tiểu lệch thấp, không có một kỹ thuật cụ thể nào đảm bảo sự thành công cho tất cả các trường hợp và cho tất cả các bác sỹ phẫu thuật.Mục tiêu của phẫu thuật là đưa miệng sáo niệu đạo ra đỉnh dương vật giúp trẻ có thể đi tiểu được ở tư thế đứng, tái tạo lại hình thái của dương vật và trong một số trường hợp nặng nhằm cải thiện chức năng hoạt động tình dục [Error! Reference source not found.].Ngoài những mong muốn đạt được thì sau phẫu thuật có nhiều biến chứng, và hay gặp nhất là rò niệu đạo, hẹp niệu đạo; khiến tia tiểu nhỏ, đái lâu hết bãi, hoặc khi đái phải rặn, có trường hợp hẹp khiến trẻ bí đái cấp phải mổ cấp cứu. Do đó, những bệnh nhân sau phẫu thuật chữa lỗ tiểu lệch thấp cần được theo dõi, đánh giá tình trạng rò và hẹp niệu đạo từ đó đưa ra những can thiệp kịp thời.
Hiện nay tại Việt Nam, đối với LTLT thể dương vật áp dụng 3 loại kỹ thuật: Miền nam (từ Huế trở vào) hay áp dụng kỹ thuật Snodgrass. Đối với miền Bắc, có 2 phương pháp một thì hay áp dụng đó là: tạo hình niệu đạo bằng vạt da – niêm mạc bao quy đầu có cuống mạch (vạt hình đảo) và mảnh ghép niêm mạc bao quy đầu, trong đó kỹ thuật vạt hình đảo hay được áp dụng hơn. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống kết quả sau phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và áp dụng các phương pháp mới để đánh giá (thang điểm cảm nhận về dương vật PPPS, thang điểm HOSE, bảng kiểm về chất lượng cuộc sống của trẻ PedsQl, thang điểm đánh giá khách quan dương vật HOPE…), theo dõi kết quả hay biến chứng của phẫu thuật. Vì vậy, dựa trên kỹ thuật kinh điển của Duckett,chúng tôithực hiện đề tài:“Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt – da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang”, nhằm mục tiêu:
1.    Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thểdương vật bằng vạt da – niêm mạc bao quy đầu có cuống mạchtrục ngang.
2.    Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da- niêm mạc bao quy đầu có cuống mạch trục ngang.

MỤC LỤC Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt – da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Định nghĩa và phân loại lỗ tiểu lệch thấp    3
1.1.1. Định nghĩa    3
1.1.2. Phân loại    4
1.2. Giải phẫu dương vật    6
1.2.1. Động mạch cấp máu cho dương vật    7
1.2.2. Tĩnh mạch dương vật    10
1.2.3. Bao quy đầu    10
1.3. Phôi thai họchình thành bộ phận sinh dục ngoài ở nam    11
1.4. Sự hình thành lỗ tiểu lệch thấp    13
1.5. Các phương pháp đánh giá kết quả phẫu thuật LTLT    16
1.5.1. Đánh giá lâm sàng    16
1.5.2. Các thang điểm đánh giá    17
1.5.3. Niệu dòng đồ    18
1.6. Tổng quan về các vạt tổ chức trong phẫu thuật tạo hình    22
1.7. Cong dương vật    23
1.8. Tổng quan về phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp    26
1.8.1. Vài nét về lịch sử phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp    26
1.8.2. Các nghiên cứu về LTLT trên thế giới    27
1.8.3. Tại Việt Nam    33
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    36
2.1. Đối tượng nghiên cứu    36
2.1.1. Tiểu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    36
2.2. Phương pháp nghiên cứu    36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    36
2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu    37
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu    37
2.2.4. Phương pháp phẫu thuật trong nghiên cứu    38
2.2.5. Quy trình đo niệu dòng đồ, phương tiện đo, giải thích kết quả    48
2.2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu    49
2.2.7. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu    53
2.3. Y đức trong nghiên cứu    53
2.4. Xử lý số liệu    54
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    56
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhi nghiên cứu    56
3.1.1. Thông tin chung    56
3.1.2. Các dị tật khác    57
3.1.3. Tư vấn độ tuổi phẫu thuật    57
3.2. Đặc điểm lâm sàng    58
3.2.1. Chiều dài trung bình dương vật trước mổ    58
3.2.2. Hình thái bao quy đầu, tình trạng da bao quy đầu    58
3.2.3. Tình trạng lỗ tiểu và xoay trục dương vật trước mổ    59
3.3. Đánh giá trong mổ    59
3.3.1. Thời gian phẫu thuật trung bình theo nhóm tuổi    59
3.3.2. Độ cong dương vật    60
3.3.3. Độ cong dương vật liên quan tới thời gian phẫu thuật    60
3.3.4. Thay đổi độ cong DV trước mổ, sau tách sàn NĐ, sau cắt tổ chức xơ    61
3.3.5. Độ cong dương vật và kỹ thuật Baskin    61
3.3.6. Vị trí lỗ tiểu trước phẫu thuật và sau dựng thẳng DV    62
3.3.7. Vị trí lỗ tiểu trước phẫu thuật và cong dương vật    62
3.3.8. Vị trí lỗ tiểu với chiều dài đoạn niệu đạo thiếu    63
3.3.9. Thay đổi chiều dài trung bình đoạn NĐ thiếu trước và sau dựng DV    63
3.3.10. Hướng chuyển cuống mạch và kỹ thuật cầm máu trong mổ    64
3.3.11. Da che phủ dương vật    64
3.3.12. Liên quan giữa da che phủ DV và chiều dài đoạn niệu đạo thiếu    65
3.3.13. Liên quan giữa da che phủ DV và độ cong DV    65
3.4. Kết quả phẫu thuật    66
3.4.1. Đánh giá điểm theo thang điểm HOSE    66
3.4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật theo HOSE    67
3.5. Biến chứng trong thời gian hậu phẫu    67
3.6. Biến chứng lúc khám lại    68
3.6.1. Đánh giá rò niệu đạo sau rút sonde và rò niệu đạo qua khám lại    68
3.6.2. Đánh giá hẹp niệu đạo dựa vào niệu dòng đồ    68
3.6.3. Đánh giá biến chứng hẹp niệu đạo trên lâm sàng và đo niệu dòng đồ    69
3.7. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật    70
3.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sau PT 6 tháng    70
3.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng trong thời gian hậu phẫu    71
3.7.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả đo niệu dòng đồ    72
3.7.4. Các biến chứng sớm sau mổ liên quan đến rò NĐ sau khám lại    73
CHƯƠNG 4  BÀN LUẬN    74
4.1. Đặc điểm chung    74
4.1.1. Tuổi phẫu thuật, tư vấn độ tuổi PT, phân bố địa dư, hoàn cảnh phát hiện LTLT    74
4.1.2. Các dị tật khác    79
4.2. Đặc điểm lâm sàng    80
4.2.1. Chiều dài dương vật    80
4.2.2. Tình trạng da bao quy đầu    81
4.2.3. Hình thái bao quy đầu    82
4.2.4. Tình trạng lỗ tiểu    82
4.2.5. Xoay trục dương vật    83
4.3. Đánh giá trong mổ và kỹ thuật mổ    84
4.3.1. Kỹ thuật mổ    84
4.3.2. Thời gian phẫu thuật trung bình theo nhóm tuổi    94
4.3.3. Cong dương vật    95
4.3.4. Thay đổi độ cong DV trước mổ, sau tách sàn NĐ, sau cắt tổ chức xơ    96
4.3.5. Độ cong DV và kỹ thuật Baskin    97
4.3.6. Vị trí lỗ tiểu    98
4.3.7. Chiều dài đoạn niệu đạo thiếu trước và sau dựng thẳng DV    98
4.3.8. Da che phủ dương vật    99
4.4. Kết quả phẫu thuật LTLT    101
4.5. Biến chứng sau mổ    104
4.6. Biến chứng rò niệu đạo    108
4.7. Biến chứng hẹp niệu đạo    109
4.8. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật theo HOSE và biến chứng    116
4.9. Các yếu tố liên quan đến kết quả đo niệu dòng đồ    120
4.10. Các biến chứng sớm sau mổ liên quan đến rò niệu đạo sau rút sonde    123
KẾT LUẬN    126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ

1.     Châu Văn Việt, Trần Ngọc Bích và CS (2017), “Kết quả bước đầu điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da – niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang”,Tạp chí Y học Thực hành, (1040), tr.39-41.
2.     Châu Văn Việt, Trần Ngọc Bích và CS (2017), “Điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể dương vật bằng vạt da – niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 445, tháng 6, tr.56-60.

 

Leave a Comment