Đánh giá kết quả điều trị mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt sau đẻ theo phương pháp Musset
Mất tự chủ hậu môn (MTCHM) là tình trạng mất khả năng kiểm soát việc đào thải phân, khí khỏi trực tràng. Theo Philippe Denis tỷ lệ khoảng 2% trong dân cư, tăng lên rõ rệt theo lứa tuổi và những người có kèm mất tự chủ tiểu tiện [56]. Theo Quijano C (2007) tỷ lệ tổn thương cơ thắt hậu môn sau khi sinh từ 0.5 -17% [44]. Ở Mỹ tỷ lệ mắc chứng bệnh này trong cộng đồng là 1 – 10%, trong dịch vụ điều dưỡng tại nhà là 10 – 60%. [1 ]. Theo Fernando (2006) hàng năm, mất tự chủ hậu môn được cho là xảy ra ở gần 40.000 bà mẹ trong năm đầu tiên sau khi sinh tại Vương quốc Anh và với hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới [30].
Theo Thach Ts (2006) tầm quan trọng của tổn thương cơ thắt hậu môn khi sinh và hậu quả của nó hiện đang bị đánh giá thấp trên toàn thế giới [50]
Ở Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu dịch tễ về vấn đề này.
Mất tự chủ hậu môn gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt, giao tiếp. Tình trạng không giữ được hơi trong lòng trực tràng hay phân rỉ qua lỗ hậu môn ngoài ý muốn đều có ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây (MTCHM) như tai biến mạch máu não, tia xạ vùng hậu môn trực tràng, ung thư vòng hậu môn trực tràng, sa trĩ, viêm trực tràng…[1]. Một trong những nguyên nhân thường gặp là do tổn thương hệ thống cơ thắt và thần kinh chi phối ống hậu môn, có thể do chấn thương, vết thương. Sinh đẻ là một nguyên nhân chính làm thương tổn hệ thống cơ thắt và thần kinh chi phối ống hậu môn ở phụ nữ. Đặc biệt ở những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, phải can thiệp forceps rạch tầng sinh môn [23]. Thương tổn rách âm đạo, tầng sinh môn và hệ thống cơ thắt hậu môn gây hậu quả mất tự chủ hậu môn nặng, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật sửa chữa lại.
Tại Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật sửa chữa thương tổn cơ thắt đã đựơc thực hiện từ nhiều năm nay. Đã có những công trình đánh giá kết quả và điều trị tuy nhiên chưa được hệ thống. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt sau đẻ theo phương pháp Musset “.
Đề tài nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt sau đẻ.
2. Đánh giá kết quả điều trị mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt sau đẻ theo phương pháp Musset tại bệnh viện Việt Đức.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu vùng hậu môn trực tràng 3
1.1.1. Cấu tạo, hình thể và liên quan 4
1.1.2. Hình thể trong của trực tràng: 8
1.1.3. Cấu tạo của trực tràng: Gồm có 4 lớp 9
1.1.4. Thần kinh của trực tràng 13
1.1.5. Mạch máu của trực tràng: 14
1.2. Sinh lý hậu môn trực tràng 17
1.2.1. Tự chủ hậu môn 17
1.2.2. Cơ chế đại tiện 19
1.2.3. Áp lực hậu môn 20
1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 22
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng 22
1.3.2. Cận lâm sàng 23
1.4. Điều trị 24
1.4.1. Các phương pháp không phẫu thuật 24
1.4.2. Các phương pháp phẫu thuật 25
1.5. Tình hình nghiên cứu về mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt.. 26
1.5.1. Tình hình nghiên cứu MTCHM trên thế giới 26
1.5.2. Tình hình nghiên cứu MTCHM ở Việt Nam 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.3. Điều trị phẫu thuật 30
2.2.4. Kết quả : 35
2.2.3. Đạo đức nghiên cứu 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng 40
3.1.1. Tuổi 40
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng 41
3.1.3. Thời gian mắc bệnh 41
3.1.4. Các yếu tố nguy cơ 42
3.1.5. Số lần mổ tạo hình cơ thắt 43
3.1.6. Các phẫu thuật đã thực hiện ở vùng hậu môn trực tràng 44
3.1.7. Đánh giá mức độ mất tự chủ hậu môn trước mổ 44
3.1.8. Bệnh lý khác kèm theo 45
3.1.9. Các xét nghiệm cận lâm sàng 45
3.2. Đặc điểm về gây mê và phẫu thuật 46
3.2.1. Phương pháp vô cảm 46
3.2.2. Thời thời gian phẫu thuật 47
3.2.3. Phương pháp phẫu thuật 47
3.2.4. Xử lý bổ sung 47
3.3. Kết quả điều trị 48
3.3.1. Kết quả sớm 48
3.3.2. Kết quả xa 51
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng 55
4.1.1. Tuổi 55
4.1.2. Thời gian mắc bệnh 55
4.1.3. Các yếu tố nguy cơ 56
4.1.4. Số lần mổ tạo hình cơ thắt 58
4.2. Cận lâm sàng 59
4.3. Kết quả trong mổ 60
4.3.1. Phẫu thuật 60
4.4. Kết quả sớm 64
4.4.1. Đau sau mổ 64
4.4.2. Tiểu tiện sau mổ 64
4.4.3. Điều trị sau mổ 65
4.4.5. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường 67
4.5. Kết quả xa 67
4.5.1. Tự chủ hậu môn sau mổ 67
4.5.2 Áp lực hậu môn 68
4.6. Kết quả chung 68
4.6.1. Sự hài lòng của người bệnh 68
4.6.2. Kết quả điều trị 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích