Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới có sử dụng trâm Protaper tay
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới có sử dụng trâm Protaper tay.Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và Y học nói riêng thì ngành Răng Hàm Mặt cũng có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực trong đó có điều trị nôi nha.
Điều trị nội nha hay điều trị tủy răng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các răng bệnh lý và phục hồi chức năng ăn nhai. Sự thành công của một ca điều trị nôi nha là sự lành thương vùng cuống và tổ chức quanh răng mà yếu tố then chốt trong điều trị nôi nha là việc làm sạch và tạo hình hê thống ống tuỷ [1]. Từ những năm đầu của thế kỷ XX Coolidge, Prinz, Shap và Appleton đã đặt nền móng cho điều trị nội nha dựa trên cơ sở lý thuyết y sinh học, coi răng không còn mô tuỷ vẫn là môt đơn vị sống trên cung hàm [2].
Trước đây, do thiếu thốn về vật liệu và trang thiết bị dụng cụ nên việc điều trị nội nha đối với các nhà lâm sàng gặp rất nhiều khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian trong khi kết quả điều trị lại không ổn định.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, xây dựng hệ thống nguyên tắc cơ-sinh học nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng điều trị nội nha.
Gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết rõ hơn về mô bệnh học, sinh lý bệnh cũng như cấu trúc giải phẫu của hệ thống ống tủy mà nhiều dụng cụ và vật liệu nha khoa mới đã ra đời như các dung dịch bơm rửa, sát trùng, các chất bôi trơn, dụng cụ tạo hình ống tủy… với mong muốn giúp các nhà lâm sàng điều trị nội nha nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. Đáng chú ý là sự xuất hiện của các loại trâm nội nha mới làm bằng hợp kim Nikel-Titanium (trâm NiTi). Theo nghiên cứu của nhiều tác giả như Ruddle C (2002), Aguiar AC (2008), Krishna PP (2010)[3][4], các trâm này giúp cho việc sửa soạn ống tủy nhanh, hiệu quả, với kỹ thuật đơn giản hơn các loại trâm làm bằng thép không gỉ trước đây rất nhiều. Đây là vấn đề thực
sự thu hút sự quan tâm của các nhà nội nha lâm sàng.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các hệ thống trâm NiTi, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào các loại trâm NiTi quay máy. Thực tế cho thấy rằng những dụng cụ tạo hình ống tủy bằng trâm chạy máy tuy có nhiều ưu điểm hơn so với trâm quay tay như nhanh hơn, duy trì độ cong ống tủy tốt hơn nhưng trâm NiTi quay tay cũng có những lợi thế riêng, đạt hiệu quả điều trị không thua kém đáng kể so với trâm NiTi quay máy mà còn kinh tế hơn do không đòi hỏi phải trang bị tay khoan tốc độ chậm chuyên biệt.
Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu điểu trị tủy rất lớn. Chi phí cho điều trị tủy bằng các dụng cụ chạy máy còn cao chưa đáp ứng được nhu cầu của đại bô phân người dân đặc biệt là những vùng xa trung tâm.
Trước thực tế đó một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đạt được tỷ lệ thành công cao trong điều trị nội nha mà giá thành chấp nhận được cho đại bộ phận người dân.
Trâm tay Protaper được xem là lựa chọn hợp lý để trả lời cho câu hỏi trên vì giá thành hợp lý, dễ sử dụng, thực hành an toàn, tiết kiệm thời gian có thể áp dụng rộng rãi cho mọi cơ sở điều trị . Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới có sử dụng trâm Protaper tay” với mong muốn làm tăng tỷ lệ thành công của điều trị nôi nha bằng môt phương pháp mới và có thể áp dụng rông rãi ở nước ta trong hoàn cảnh hiện nay.
Mục tiêu của đề tài là:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang các răng hàm lớn vĩnh viễn hàm
dưới có chỉ định điều trị nội nha.
2. Đánh giá hiệu quả tạo hình ống tủy răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới
bằng Protaper tay và kết quả điều trị nội nha các răng trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cấu trúc, chức năng của tủy răng 3
1.1.1. Hình thái giải phẫu chung hệ thống ống tủy 3
1.1.2. Cấu trúc mô học của tủy răng 9
1.1.3. Chức năng của tủy răng 10
1.2. Bệnh lý của tủy răng 10
1.2.1. Vi khuẩn và vai trò của vi khuẩn trong bệnh lý tủy 10
1.2.2. Phân loại bệnh lý tuỷ răng 11
1.2.3. Phân loại bệnh lý vùng cuống răng 13
1.3. Phương pháp điều trị nội nha 13
1.3.1. Nguyên tắc điều trị 13
1.3.2. Vô trùng trong điều trị 14
1.3.3. Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tuỷ: 14
1.3.4 Các cách xác định chiều dài ống tủy hiện nay 23
1.3.5. Trám bít hệ thống ống tuỷ 24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội nha 26
1.5 Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị nội nha bằng trâm tay Protaper
trong và ngoài nước 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.2.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu: 30
2.2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 30
2.3. Đánh giá kết quả 41
2.4. Xử lý số liệu: 43
2.5. Biện pháp khống chế sai số 43
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm lâm sàng, X-quang các răng hàm lớn vĩnh viễn hàm dưới
được điều trị nội nha bằng trâm tay protaper 45
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 45
3.1.2. Phân bố lý do đến khám theo tuổi 46
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trước điều trị 46
3.1.4. Phân bố tình trạng của các ống tủy 48
3.1.5. Chiều dài trung bình các OT của răng nghiên cứu 48
3.2. Đánh giá hiệu quả sửa soạn ống tủy bằng trâm Protaper tay 50
3.2.1 Thời gian sửa soạn OT theo nhóm răng nghiên cứu 50
3.2.2. Phân bố thời gian sửa soạn OT trung bình của từng răng 51
3.2.3. Thời gian sửa soạn trung bình cho mỗi ống tủy 51
3.2.4. Phân bố thời gian sửa soạn giữa OT cong và OT thẳng 52
3.2.5. Tình trạng bệnh lý và số lần sửa soạn ống tuỷ 53
3.3. Đánh giá kết quả điều trị 54
3.3.1 Kết quả ngay sau trám bít OT trên phim X-quang 54
3.3.2 Kết quả lâm sàng sau trám bít OT 1 tuần 57
3.3.3 Kết quả điều trị sau 6 tháng 58
3.3.4. Kết quả điều trị sau 6 tháng theo nhóm bệnh lý 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, X-quang nhóm răng hàm lớn vĩnh viễn
được chuẩn bị ống tuỷ bằng bộ trâm Protaper tay 61
4.1.1. Về giới 61
4.1.2. Về nhóm tuổi 61
4.1.3. Về tình trạng tổn thương tủy và cuống răng 62
4.1.4. Phân bố số lượng OT RHL1 và RHL2 hàm dưới 63
4.1.5. Chiều dài trung bình của các OT 63
4.1.6. Chụp phim XQ trước điều trị 64
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị tủy bằng trâm Protaper tay 64
4.2.1. Về thời gian sửa soạn ống tủy 64
4.2.2. Về độ thuôn của OT 65
4.2.3. Số lần sửa soạn OT 65
4.2.4. Tai biến trong quá trình sửa soạn ống tuỷ 66
4.3. Kết quả điều trị 67
4.3.1 Kết quả X-quang ngay sau trám bít ống tuỷ: 67
4.3.2. Kết quả điều trị sau trám bít OT 1 tuần 68
4.3.3. Kết quả điều trị sau theo dõi 6 tháng 68
KỂT LUẬN 70
KIỂN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
9. Phạm Thị Thu Hiền (2009): Nghiên cứu lâm sàng thực nghiệm hệ thống ống tủy và điều trị nội nha răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Luận văn tiến sỹ y học, tr 67.
10. Bùi Quế Dương (2008), Nội nha lâm sàng, Nhà xuất bản Y học tr. 58,59.11. Al-Nazhan S (1999), “Incedence of four canals in root-canal-treated mandibular first molars in a Saudi Arabian sub-population.”, Int Endod
J.1999 Jan;32(1):49-52
12. Lê Hồng Vân (2001), Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng phương pháp hàn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn tay và lèn máy Touch N HeatObtura II, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Nội trú bệnh viện.15, tr. 31-3