ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO ĐÃ VỠ BẰNG DUNG DỊCH KẾT TỦA KHÔNG ÁI NƯỚC (PHIL)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO ĐÃ VỠ BẰNG DUNG DỊCH KẾT TỦA KHÔNG ÁI NƯỚC (PHIL).Dị dạng động tĩnh mạch não (DDĐTMN) là bệnh lý hiếm gặp của hệ thần kinh. Tỷ lệ mới mắc của bệnh khoảng 0.89 – 2.05 trên 100,000 người mỗi năm[1, 2, 3]. DDĐTMN có thể gây chảy máu não do lưu lượng dòng chảy lớn trong ổ dị dạng. Mặc dù chảy máu não do vỡ DDĐTMN chiếm khoảng 4% các nguyên nhân chảy máu chung nội sọ nhưng là nguyên nhân của khoảng 30% chảy máu không do chấn thương ở người trẻ[4]. Tỷ lệ tử vong do vỡ dị dạng mạch từ 12- 66% [2, 5, 6] cùng với tỷ lệ tàn tật khá cao từ 23- 85%[1, 3]. Bên cạnh hậu quả nặng nề của vỡ dị dạng thì các triệu chứng thần kinh kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Trước một bệnh nhân đột quỵ chảy máu do vỡ DDĐTMN thì các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cần thực hiện được hai mục đích là chẩn đoán xác định dị dạng mạch và phân tích được cấu trúc mạch của ổ dị dạng để có kế hoạch điều trị tốt nhất. Trong hoàn cảnh đó thì chụp cắt lớp vi tính (CVLT) được ưu tiên hơn do sự sẵn có và tiến hành nhanh chóng. Hiện nay máy chụp CLVT đa dãy có thể chụp được CLVT mạch não (từ 32 dãy trở lên) được trang bị ở nhiều tuyến y tế cho phép thực hiện được các chẩn đoán DDĐTMN ngay từ đầu. Những bệnh nhân chảy máu não có dấu hiệu nghi ngờ bất thường mạch trên phim chụp CLVT không tiêm thuốc có thể được tiến hành tiêm thuốc cản quang để chụp mạch ngay để tìm nguyên nhân chảy máu.
Nếu như chỉ định điều trị bệnh nhân DDĐTMN chưa vỡ còn chưa thống nhất [7] thì DDĐTMN vỡ được khuyến cáo nên điều trị do nguy cơ tái vỡ cao [8]. Điều trị DDĐTMN hiện nay có xu hướng phối hợp đa chuyên khoa với vai trò trung tâm của nút mạch bởi vì nút mạch có thể phối hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị hoặc cũng có thể là phương pháp điều trị đơn thuần.
Những năm gần đây, với sự ra đời của nhiều phương tiện can thiệp trong đó có các loại vật liệu nút mạch. Chất tắc mạch không dính được dùng phổ biến từ vài thập niên gần đây là Onyx (Medtronic, USA). Đây là vật liệu nút mạch “đầu tay” cho DDĐTMN nhưng nhược điểm của vật liệu này là độ cản quang cao gây nhiễu ảnh khi chụp CLVT làm cho bệnh nhân theo dõi sau nút mạch không thể chụp CLVT động mạch não được. Từ năm 2015, trên thị trường xuất hiện vật liệu nút mạch kết tủa không ái nước (PHIL)(Microvention, USA) với một số ưu điểm riêng so với Onyx, đặc biệt là độ cản quang thấp khiến cho theo dõi sau điều trị bằng CLVT trở nên khả thi[9]. Một số nghiên cứu ban đầu về PHIL cho thấy những ưu điểm hơn Onyx như: phản ứng viêm khi tắc mạch ít hơn Onyx, cùng một thể tích nút chất tắc mạch nhưng PHIL gây tắc sâu hơn ở các mạch nhỏ… [10, 11, 12, 13]
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của CLVT trong bệnh cảnh DDĐTMN vỡ. Ngoài ra nút mạch bằng PHIL vốn là vật liệu mới được sử dụng trên lâm sàng cũng chưa có nhiều báo cáo trong y văn. Vì thế chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu chính sau đây:
1. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy của dị dạng động tĩnh mạch não vỡ.
2. Đánh giá kết quả nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. BỆNH HỌC DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO 3
1.1.1. Cơ chế bệnh sinh của dị dạng động tĩnh mạch não 3
1.1.2. Giải phẫu bệnh lý của dị dạng động tĩnh mạch não 4
1.1.3. Biểu hiện lâm sàng 7
1.2. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO VỠ 9
1.2.1. Chụp cắt lớp vi tính 9
1.2.2. Chụp cộng hưởng từ 15
1.2.3. Chụp mạch số hoá xoá nền 18
1.2.4. Các phân độ của chẩn đoán hình ảnh cho DDĐTMN 19
1.3. ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO VỠ 20
1.3.1. Các phương pháp điều trị DDĐTMN 21
1.3.2. Chỉ định điều trị 21
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 33
1.4.1. Trên thế giới 33
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.1.3. Chiến lược và mục tiêu điều trị 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 42
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu và quy trình nút mạch 42
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu 47
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 57
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG 57
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi 57
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng khởi phát bệnh 58
3.1.3. Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước can thiệp 59
3.2. HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 60
3.2.1. Các hình thái chảy máu 60
3.2.2. Dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp không tiêm 61
3.2.3. Vị trí ổ dị dạng 62
3.2.4. Kích thước ổ dị dạng trên CLVT 62
3.2.5. Phân độ Spetzler Martin theo CLVT 63
3.2.6. Đặc điểm hình ảnh CLVT có đối chiếu với chụp DSA 64
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÚT MẠCH 69
3.3.1. Thời điểm can thiệp từ khi xuất hiện đột quỵ và số lần can thiệp
3.3.2. Số cuống động mạch được nút, thời gian và thể tích PHIL được dùng 70
3.3.3. Thể tích ổ dị dạng được nút tắc 70
3.3.4. Biến chứng của can thiệp 73
3.3.5. Điều trị bổ sung sau khi nút mạch 74
3.3.6. Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh ở thời điểm bệnh nhân được khám lại 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 78
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG 78
4.1.1.Tần suất giới tuổi 78
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng 81
4.2. HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 84
4.2.1. Các hình thái chảy máu não 84
4.2.2. Dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp không tiêm 85
4.2.3. Vị trí ổ dị dạng 88
4.2.4. Kích thước ổ dị dạng trên cắt lớp vi tính sọ mạch 89
4.2.5. Phân độ Spetzler Martin trên cắt lớp vi tính sọ mạch 90
4.2.6. Đối chiếu CLVT với DSA ở một số đặc điểm về cấu trúc mạch 91
4.3. KẾT QUẢ NÚT MẠCH 97
4.3.1. Thời điểm điều trị nút mạch và số lần can thiệp
4.3.2. Số cuống mạch nút, thể tích và thời gian bơm PHIL mỗi lần can thiệp 97
4.3.3. Thể tích ổ dị dạng được nút tắc 99
4.3.4. Biến chứng của can thiệp 106
4.3.5. Điều trị bổ sung sau khi nút mạch 113
4.3.6. Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh ở thời điểm khám lại 115
KẾT LUẬN 121
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm Hunt Hess 47
Bảng 2.2. Thang điểm Fisher trên CLVT 48
Bảng 2.3. Phân độ Spetzler Martin 51
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 58
Bảng 3.2. Các triệu chứng khởi phát bệnh 58
Bảng 3.3. Điểm Glasgow của các bệnh nhân lúc vào viện và lúc trước can thiệp 60
Bảng 3.4. Kích thước ổ dị dạng đo trên CLVT ở các hướng tái tạo 62
Bảng 3.5. So sánh phân độ Spetzler Martin trên CLVT với DSA 65
Bảng 3.6. So sánh số cuống động mạch nuôi phát hiện được trên CLVT với DSA 66
Bảng 3.7. Số tĩnh mạch dẫn lưu phát hiện trên CLVT và DSA 67
Bảng 3.8. Phân loại tĩnh mạch dẫn lưu nông và sâu phát hiện trên CLVT đối chiếu với DSA 67
Bảng 3.9. Khả năng phát hiện một số bất thường mạch máu trên CLVT so với DSA 68
Bảng 3.10. Độ nhạy và độ đặc hiệu CLVT mạch não so với DSA 69
Bảng 3.11. Số lần can thiệp 69
Bảng 3.12. Số cuống mạch nuôi, thể tích, thời gian bơm PHIL trên lần can thiệp 70
Bảng 3.13. Thể tích ổ dị dạng được gây tắc ngay sau can thiệp 70
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cấu trúc mạch với khả năng nút tắc hoàn toàn ổ dị dạng 71
Bảng 3.15. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nút tắc hoàn toàn ổ dị dạng 72
Bảng 3.16. Các biến chứng xảy ra trong can thiệp 73
Bảng 3.17. Phương pháp điều trị sau can thiệp 74
Bảng 3.18. Thời gian nằm viện và thời gian tái khám 74
Bảng 3.19. Thể tích ổ dị dạng ngay sau nút mạch với thời điểm khám lại 75
Bảng 3.20. Thể tích tắc ổ dị dạng ở thời điểm khám lại 75
Bảng 3.21. Thang điểm Rankin của bệnh nhân thời điểm ra viện 76
Bảng 3.22. Thang điểm Rankin của bệnh nhân thời điểm khám lại 77
Bảng 4.1. So sánh tỷ nút mạch tắc ổ dị dạng của các nghiên cứu 100
Bảng 4.2. Bảng so sánh tai biến tử vong liên quan đến nút mạch của các tác giả 113
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố nam và nữ trong nghiên cứu 57
Biểu đồ 3.3. Các hình thái chảy máu 60
Biểu đồ 3.4. Dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp CLVT không tiêm. 61
Biểu đồ 3.5. Phân bố vị trí dị dạng theo các thuỳ. 62
Biểu đồ 3.6. Phân độ Spetzler Martin CLVT của bệnh nhân trong nghiên cứu 63
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa kích thước lớn nhất của ổ dị dạng đo trên CLVT hướng coronal và kích thước ổ dị dạng đo trên phim chụp mạch hướng thẳng 64
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa kích thước lớn nhất của ổ dị dạng đo trên CLVT hướng sagittal và kích thước ổ dị dạng trên chụp mạch hướng nghiêng 64
Biểu đồ 3.9. Số cuống động mạch nuôi CT 66
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tiêu bản nhuộm Hematoxylin-eosin của dị dạng động tĩnh mạch não 5
Hình 1.2. Các hình thái động mạch nuôi đi vào ổ dị dạng 6
Hình 1.3. Chảy máu não do vỡ DDĐTMN. Vị trí chảy máu phụ thuộc vào vị trí ổ dị dạng, thường thấy được các dấu hiệu gợi ý dị dạng mạch. 10
Hình 1.4. Chảy máu thuỳ não ở người trẻ thường là do bất thường mạch máu. 11
Hình 1.5. Hình ảnh DDĐTMN trên phim chụp CTA ở bệnh nhân chảy máu não. 12
Hình 1.6. Khả năng phát hiện phình trong ổ dị dạng của CLVT mạch não 13
Hình 1.7. CLVT mạch não nhạy hơn chụp CHT trong đánh giá tồn dư của dị dạng sau điều trị 13
Hình 1.8. So sánh CHT với xung mạch TOF và sau tiêm đối quang chụp động học. 14
Hình 1.9. Hình ảnh bình thường của nidus trên CLVT tưới máu 15
Hình 1.10. So sánh phim chụp MRI 4D với DSA.. 17
Hình 1.11. Chụp CHT chức năng ở bệnh nhân DDĐTMN 18
Hình 1.12. Chụp cộng hưởng từ chức năng hiển thị bó sợi trục 25
Hình 1.13. CHT chức năng minh hoạ mối liên quan giữa vùng vận động và ổ dị dạng 25
Hình 1.14. Phim chụp cộng hưởng từ thử nghiệm gadolinium gắn với kháng thể hiện hình ổ dị dạng trongnão chuột 26
Hình 1.15. Nút mạch phình động mạch liên quan đến dị dạng trước khi xạ trị.. 31
Hình 2.1. PHIL đựng trong một xi lanh 1 ml đã có sẵn phân tử iod cản quang không phải lắc trộn trước khi dùng 44
Hình 2.2. Đo đạc các kích thước trên CLVT mạch não 49
Hình 2.3. Đo đạc các kích thước ổ dị dạng trên phim chụp mạch số hoá xoá nền 49
Hình 4.1. Hình ảnh minh hoạ về dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên CLVT không tiêm 86
Hình 4.2. Hình ảnh minh hoạ bất thường mạch trên CLVT trước tiêm thuốc 87
Hình 4.3. không thấy dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp trước tiêm thuốc cản quang. 88
Hình 4.4. Tương quan giữa CLVT mạch não với DSA trong phát hiện hẹp tĩnh mạch dẫn lưu 95
Hình 4.5. Tương quan giữa CLVT mạch não với DSA trong phát hiện phình mạch trong ổ dị dạng. 96
Hình 4.6. Điều trị ổ dị dạng nằm sâu với ít cuống mạch nuôi bằng nút mạch đơn thuần. 103
Hình 4.7. Điều trị ổ dị dạng mạch bằng nút mạch đơn thuần 106
Hình 4.8. Tai biến tắc động mạch đốt sống trong can thiệp. 111
Hình 4.9. Điều trị phối hợp nút mạch và phẫu thuật ổ dị dạng động tĩnh mạch vỡ ở thuỳ đỉnh 115
Hình 4.10. Tự thoái triển ổ dị dạng ở bệnh nhân nữ, 32 tuổi. DDĐTMN vỡ ở thuỳ chẩm trái. 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Ngọc Cương, Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thái Bình, Kiều Đình Hùng, Phạm Quỳnh Trang, Lê Tuấn Linh (2019). Đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch não vỡ bằng phối hợp hai phương pháp: nút mạch và phẫu thuật. Tạp chí Y học thực hành (1100) số 6. 53-57.
2. Nguyễn Ngọc Cương, Vũ Đăng Lưu, Lê Tuấn Linh, Nguyễn Công Hoan (2020). Đánh giá vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong bệnh lý dị dạng động tĩnh mạch não vỡ. Tạp chí Y học thực hành (1135)số 6, 79-83.