ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị PHáC Đồ PEMETREXED-CARBOPLATIN TRÊN BệNH NHÂN UNG THƯ BIểU MÔ TUYếN CủA PHổI GIAI ĐOạN IV
ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị PHáC Đồ PEMETREXED-CARBOPLATIN TRÊN BệNH NHÂN UNG THƯ BIểU MÔ TUYếN CủA PHổI GIAI ĐOạN IV.Ung thư phổi nguyên phát (ung thư phế quản) thường gọi tắt là ung thư phổi (UTP) là khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc từ các tuyến phế quản [1]. Kể từ khi ung thư phổi được biết đến vào giữa những năm 1900, bệnh luôn được nghiên cứu để tìm hiểu về đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán và các biện pháp điều trị.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Globocan 2018, số ca mắc mới ung thư phổi cả hai giới, ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam là 23.667 người trong tổng số 164.171 trường hợp [2].
Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, UTP được chia thành 2 nhóm chính là UTP tế bào nhỏ và UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN), trong đó UTPKTBN chiếm khoảng 80 – 85%. UTPKTBN thường được phân loại thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và ung thư biểu mô tế bào lớn. Trong đó ung thư biểu mô tuyến thường gặp và có xu hướng tăng [3],[4].
Biểu hiện lâm sàng ung thư phổi rất phong phú, nhưng giai đoạn đầu ung thư phổi thường diễn biến âm thầm, biểu hiện kín đáo. Khi có biểu hiện lâm sàng thì đa số bệnh đã ở giai đoạn muộn không còn khả năng điều trị triệt căn [1],[4]. Điều trị UTP là điều trị đa mô thức, kết hợp giữa các phương pháp điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Ngoài chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị thường được áp dụng điều trị trong giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm. Biện pháp điều trị chính đối với UTPKTBN giai đoạn di căn xa là điều trị toàn thân nhằm cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhóm bệnh nhân này nhưng hóa chất vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều trị UTP, đặc biệt ở những BN không biết hoặc có tình trạng đột biến gen EGFR âm tính, ALK âm tính, ROS 1 âm tính và PDL1 âm tính.
Các Platinum (bao gồm các Carboplatin, Cisplatin) là thuốc cơ bản trong phác đồ hóa chất điều trị UTPKTBN. Theo nhiều nghiên cứu, Carboplatin có tác dụng phụ ít hơn Cisplatin. Pemetrexed là một thuốc kháng folate thế hệ sau, có hiệu lực mạnh hơn và hoạt tính chống khối u mạnh hơn 5-FU, metrotrexate hoặc raltitrexed [5],[6].
Nghiên cứu của tác giả Zinner R.G và cộng sự (2005) cho thấy rằng sự kết hợp giữa pemetrexed và carboplatin như một phương pháp điều trị đầu tiên ở những bệnh nhân mắc UTPKTBN tiến triển, việc chuyển từ cisplatin sang carboplatin không làm giảm hiệu quả của nghiên cứu về tỷ lệ đáp ứng và tỷ lệ sống chung. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy việc sử dụng pemetrexed cộng với carboplatin giúp cải thiện tỷ lệ sống trung bình hơn so với phác đồ dùng carboplatin – gemcitabine (9,9 và 9,3 tháng). Ngoài ra, tác dụng phụ về huyết học và ngoài huyết học của phác đồ cũng thấp hơn so với phác đồ carboplatin – gemcitabine, và carboplatin – docetaxel [7].
Hiện nay, đã có một số báo cáo về hiệu quả của phác đồ Pemetrexed – carboplatin trong điều trị UTPKTBN, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về kết quả cũng như mức độ an toàn của phác đồ pemetrexed – carboplatin trong điều trị bước 1 UTP loại biểu mô tuyến giai đoạn muộn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành làm đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn IV.
2. Đánh giá kết quả điều trị phác đồ Pemetrexed – carboplatin của nhóm bệnh nhân trên.
MỤC LỤC ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị PHáC Đồ PEMETREXED-CARBOPLATIN TRÊN BệNH NHÂN UNG THƯ BIểU MÔ TUYếN CủA PHổI GIAI ĐOạN IV
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ 5
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng UTP loại biểu mô tuyến 6
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 6
1.2.2. Cận lâm sàng 9
1.2.3. Chẩn đoán xác định 13
1.3. Chẩn đoán giai đoạn UTP loại biểu mô tuyến 13
1.4.1. Hóa trị 17
1.4.2. Điều trị đích 18
1.4.3. Điều trị miễn dịch 19
1.5. Các thuốc hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 19
1.5.1. Pemetrexed 19
1.5.2. Carboplatin 22
1.6. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về kết quả phác đồ pemetrexed – carboplatin trong điều trị UTPKTBN giai đoạn IV 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu 27
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.2.4. Các bước tiến hành 27
2.3. Phân tích và xử lí số liệu 31
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 33
3.1.1. Tuổi và giới 33
3.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện 34
3.1.3. Tình trạng bệnh nhân theo ECOG: 35
3.1.4. Tình trạng hút thuốc 35
3.1.5. Triệu chứng lâm sàng 36
3.1.6. Cận lâm sàng 37
3.2. Kết quả điều trị phác đồ Pemetrexed – carboplatin trên bệnh nhân UTP loại biểu mô tuyến giai đoạn IV 41
3.2.1. Đáp ứng điều trị 41
3.2.2. Thời gian sống thêm 44
3.3. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ pemetrexed – carboplatin 50
3.3.1. Trên hệ tạo huyết 50
3.3.2. Ngoài hệ tạo huyết 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 52
4.1.1. Tuổi và giới 52
4.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện 53
4.1.3. Tình trạng hút thuốc 54
4.1.4. Chỉ số toàn trạng theo ECOG 55
4.1.5. Triệu chứng lâm sàng 56
4.1.6. Triệu chứng cận lâm sàng 58
4.1.7. Đặc điểm về chất chỉ điểm khối u 60
4.2. Kết quả điều trị của phác đồ pemetrexed – carboplatin 61
4.2.1. Đáp ứng điều trị 61
4.2.2. Thời gian sống thêm 64
4.3. Một số tác dụng phụ 67
4.3.1. Một số tác dụng phụ trên hệ tạo huyết 68
4.3.2. Một số tác dụng phụ ngoài hệ tạo huyết 69
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá giai đoạn bệnh 15
Bảng 2.1. Phân độ tác dụng không mong muốn theo WHO 11
Bảng 3.1. Tình trạng bệnh nhân theo ECOG 35
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào 35
Bảng 3.3. Mức độ hút thuốc theo bao-năm 36
Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng 36
Bảng 3.5. Đặc điểm tổn thương u nguyên phát trên CT Scanner lồng ngực 37
Bảng 3.6. Kích thước khối u theo T 38
Bảng 3.7. Tình trạng di căn hạch 38
Bảng 3.8. Các vị trí di căn 39
Bảng 3.9. Số lượng cơ quan di căn 39
Bảng 3.10. Phương pháp lấy bệnh phẩm 40
Bảng 3.11. Đặc điểm về chất chỉ điểm khối u trong huyết thanh 40
Bảng 3.12. Số chu kỳ hóa chất 41
Bảng 3.13. Đáp ứng cơ năng 42
Bảng 3.14. Đáp ứng thực thể 42
Bảng 3.15. Đáp ứng theo nhóm tuổi 43
Bảng 3.16. Đáp ứng theo giới 43
Bảng 3.17. Đáp ứng theo tình trạng PS 44
Bảng 3.18. Sống thêm không tiến triển theo giới 47
Bảng 3.19. Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo huyết / tổng số BN 50
Bảng 3.20. Một số tác dụng không mong muốn ngoài hệ tạo huyết / tổng số BN 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh nhân theo nhóm tuổi 33
Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh nhân theo giới 34
Biểu đồ 3.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện 34
Biểu đồ 3.4. Vị trí u nguyên phát trên CLVT 37
Biểu đồ 3.5. Vị trí u nguyên phát trung tâm hay ngoại vi trên CLVT 37
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm không tiến triển 44
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tình trạng đáp ứng 45
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo thể trạng PS 46
Biểu đồ 3.9. Sống thêm không tiến triển theo giới 47
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo nhóm tuổi 48
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm toàn bộ 49
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Minh họa ung thư phổi giai đoạn IV 16
Hình 1.2. Công thức hóa học và dạng đóng gói của Pemetrexed 19
Hình 1.3. Công thức hóa học và hình ảnh đóng gói của Carboplatin 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hiếu (2010). Bài giảng ung thư học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. GLOBOCAN (2018). Summary statistic 2018. Number of new cancer cases
https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/ 704 Vietnam fact-sheets.
3. RV L., RY O., G K. et al (2017). WHO Classification of Tumours of Endocrine Organs, Fourth Edition.
4. Travis WD, Brambilla E, et al (2015). WHO classification of tumors of lungs, lungs, thymus and heart. Lyon 4th Edition: IARC.
5. Joshi A., Noronha V., Patil V.M. et al. (2017). Efficacy of Second Line Pemetrexed – carboplatin in the treatment of metastasis nonsmall cell lung cancer . Chemother Res Pract.
6. Ito M., Horita N., Nagashima A. et al. (2018). Carboplatin plus pemetrexed for the elderly incurable chemo-naive nonsquamous non small cell lung cancer: Meta analysis. Asia Pac J Clin Oncol.
7. Zinner R.G., Fossella F.V., et al. (2005). Phase II study of pemetrexed in combination with carboplatin in the first-line treatment of advanced nonsmall cell lung cancer. Cancer, 104(11), 2449–2456.
8. The rates of cancer in Vietnam in the world (2018).
https://www.msn.com/en-us/health/medical/countries-with-the-highest-cancer-rates/.
9. Worldwide. Lung Cancer Incidence and Mortality (2012). http://globocan.iarc.fr/Pages/fact sheets cancer.aspx.
10. Patricia M. et al (2018). Epidemiology of Lung Cancer. www.ncbi.nlm.nih.gov
11. Andreas S., Rittmeyer A., Hinterthaner M. et al. (2013). Smoking cessation in lung cancer-achievable and effective. Dtsch Arzteblatt Int, 110(43), 719–724.
12. NCCN Guidelines for Patients Lung Cancer Non Small Cell Lung Cancer version 6/2018. http://www.nccn.org/patients/guidelines/lung nsclc.
13. Lung Cancer Estimated Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide (2012). http://globocan.iarc.fr.
14. Athey V.L., Walters S.J., et al (2018). Symptoms at lung cancer diagnosis are associated with major differences in prognosis.
15. Latimer K.M. (2018). Lung Cancer: Clinical Presentation and Diagnosis. FP Essent, 464, 23–26.
16. Chest X-ray screening improves outcome in lung cancer (2018). A reappraisal of randomized trials on lung cancer screening. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/
17. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2017). CT ngực. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 181–196.
18. Lee S.H., Rimner A., Gelb E. et al (2018). Correlation Between Tumor Metabolism and Semiquantitative Perfusion Magnetic Resonance Imaging Metrics in Non-Small Cell Lung Cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys.
19. Mai Trọng Khoa (2014). Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư phổi. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 245-270.
20. Mai Trọng Khoa, Phạm Văn Thái và cộng sự (2017). Y học hạt nhân. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
21. Andolfi M., Potenza R., Capozzi R.et al (2016). The role of bronchoscopy in the diagnosis of early lung cancer: a review. J Thorac Dis, 8(11), 3329–3337.
22. The Radiology Assistant : Lung Cancer TNM 8th edition. http://www.radiologyassistant.nl/.
23. Bùi Diệu và cộng sự (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
24. Hoàng Đình Chân, Nguyễn Khắc Kiểm và cộng sự (2010). Ung thư phổi nguyên phát không tế bào nhỏ – Điều trị phẫu thuật Bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
25. Saito M., Shiraishi K., Goto A. et al (2018). Development of targeted therapy and immunotherapy for treatment of small cell lung cancer. Jpn J Clin Oncol. 48(7):603-608.
26. D’Addario G., Pintilie M., Leighl N.B. et al (2005). Platinum based versus non platinum based chemotherapy in advanced non small cell lung cancer: a meta analysis of the published literature. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 23(13), 2926–2936.
27. Scagliotti G.V. (2005). Pemetrexed plus carboplatin or oxaliplatin in advanced non small cell lung cancer. Semin Oncol, 32(2 Suppl 2), S5-8.
28. Spigel D.R., Mekhail T.M., Waterhouse D. et al. (2017). First-Line Carboplatin, Pemetrexed, and Panitumumab in Patients with Advanced Non-Squamous KRAS Wild Type (WT) Non Small Cell Lung Cancer (NSCLC). Cancer Invest, 35(8), 541–546.
29. Yang H., Jiang P., Liu D. et al. (2019). Target therapy. Mol Ther Oncolytics, 14, 82–93.
30. Li Z., Wang M., Yu D. et al. (2019). Target therapy. Cancer Chemother Pharmacol. 14(1):93-105.
31. Bocanegra A., Fernandez Hinojal G., Zuazo Ibarra M. et al. (2019). Immuno therapy. Int J Mol Sci, 20(7).
32. Chen Y.M. (2017). Immuno therapy. J Chin Med Assoc JCMA, 80(1), 7–14.
33. Scagliotti G.V., Parikh P., von Pawel J.et al. (2008). Phase III study comparing cisplatin plus gemcitabine with cisplatin plus pemetrexed in chemotherapy naive patients with advanced stage non small cell lung cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 26(21), 3543–3551.
34. Phạm Cẩm Phương, Phạm Văn Thái, Lê Viết Nam (2016). Báo cáo trường hợp lâm sàng: kết quả đáp ứng tốt với hóa trị phác đồ pemetrexed – carboplatin trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (27/05/2016). http://ungthubachmai.vn
35. Lê Sỹ Sâm, Nguyễn Đắc Nhân Tâm (2016). Báo cáo trường hợp lâm sàng: Xác định hiệu quả hóa trị phác đồ PC trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa. Tạp chí Ung thư học Việt Nam,Số 1, 220 – 229.
36. Pemetrexed: dosing, indications, interactions, adverse effects, and more
https://reference.medscape.com/drug/pemetrexed-342209
37. Katirtzoglou N., Gkiozos I., Makrilia N. et al. (2010). Carboplatin plus pemetrexed as first-line treatment of patients with malignant pleural mesothelioma: a phase II study. Clin Lung Cancer, 11(1), 30–35.
38. Seiwert T.Y., Connell P.P., Mauer A.M. et al. (2007). A phase I study of pemetrexed, carboplatin, and concurrent radiotherapy in patients with locally advanced or metastatic non-small cell lung or esophageal cancer. Clin Cancer Res Off J Am Assoc Cancer Res, 13(2 Pt 1), 515–522.
39. Carboplatin: https://reference.medscape.com/drug/paraplatin-carboplatin-342107
40. Zhang L., Ou W., Liu Q. et al. (2014). Pemetrexed plus carboplatin as adjuvant chemotherapy in patients with curative resected non squamous non small cell lung cancer. Thorac Cancer, 5(1), 50–56.
41. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006). Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ Docetaxel – carboplatin trên bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội.
42. Lê Thu Hà (2009). Đánh giá hiệu quả phác đồ Paclitaxel – carboplatin trong điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội ( 2006 – 2009). Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
43. Đinh Ngọc Việt (2014). Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ docetaxel và carboplatin, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
44. Nguyễn Duy Thăng, Tôn Thất Cầu (2006). Nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 – 2004. Tạp chí khoa học, Đại học Huế
45. Nguyễn Bá Đức (2010). Hoá chất điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học, 64–75.
46. Vũ Văn Tần và cộng sự (2000). U phổi nguyên phát. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 253–260.
47. Phan Văn Trường (2013). Đánh giá hiệu quả hóa trị phác đồ vinorelbine – cisplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb-IV tại bệnh viện K. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
48. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012). Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb-IV bằng phác đồ gemcitabine và carboplatin. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
49. Zhao X., Yu H., Zhao J. et al. (2017). Efficacy and safety of first-line pemetrexed plus carboplatin followed by single-agent pemetrexed maintenance in elderly Chinese patients with non squamous non small cell lung cancer. Oncotarget, 8(49), 86384–86394.
50. Obasaju, Stinchcombe T. et al (2009). Final results of a randomized phase II trial of pemetrexed + carboplatin as first-line treatment of patients with stage IIIB/IV non-small cell lung cancer (NSCLC). ASCO Meeting Abstract 8037. J Clin Oncol, 27.
51. Nguyễn Thị Thu Hương (2014). Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ gemcitabine và cisplatin. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội.
52. Toloza E.M., Harpole L., et al (2003). Noninvasive staging of non-small cell lung cancer: a review of the current evidence. Chest, 123(1), 137S-146.
53. Nguyễn Hoài Nga, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn và cộng sự (2011). Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 3, 2011, 210-215.
54. Zhang L., Liu D., Li L. et al. (2017). The important role of circulating Cyfra 21-1 in metastasis diagnosis and prognostic value compared with carcinoembryonic antigen and neuron-specific enolase in lung cancer patients. BMC Cancer, 17(1), 96.
55. Holdenrieder S. (2016). Biomarkers along the continuum of care in lung cancer. Scand J Clin Lab Investig Suppl, 245, S40-45.
56. Wang B., He Y.J., Tian Y.X. et al. (2014). Clinical utility of haptoglobin in combination with CEA, NSE and CYFRA21-1 for diagnosis of lung cancer. Asian Pac J Cancer Prev APJCP, 15(22), 9611–9614.
57. Wang W., Shang L., Li X. et al. (2011). Pemetrexed combined with carboplatin regimen in the treatment of metastasis or advanced recurrent nonsmall cell lung cancer: analysis of 63 cases. Zhongguo Fei Ai Za Zhi Chin J Lung Cancer, 14(1), 54–57.
58. Metro G., Chiari R., Mare M.et al. (2011). Carboplatin plus pemetrexed for platinum pretreated, advanced non-small cell lung cancer: a retrospective study with pharmacogenetic evaluation. Cancer Chemother Pharmacol, 68(6), 1405–1412.
59. Trương Thị Kiều Oanh (2017). Đánh giá đáp ứng hóa chất phác đồ Paclitaxel – carboplatin bước 1 ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV trên 60 tuổi. Luận văn thạc sỹ y học . Trường Đại Học Y Hà Nội.
60. Nguyễn Trọng Hiếu (2012). Đánh giá đáp ứng và độ an toàn phác đồ Paclitaxel – carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV”. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội.
61. Nguyễn Bá Đức (2006). Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004 qua ghi nhận ung thư tại 5 tỉnh thành Việt Nam. Tạp chí y học thực hành, 2006. 541: p. 9.
62. Rodrigues Pereira J., Kim J.H., Magallanes M. et al. (2011). A randomized phase 3 trial comparing pemetrexed/carboplatin and docetaxel/carboplatin as first line treatment for advanced, nonsquamous non-small cell lung cancer. J Thorac Oncol Off Publ Int Assoc Study Lung Cancer, 6(11), 1907–1914.
63. Bosch Barrera J., Gaztanaga M., Ceballos J. et al. (2009). Toxic epidermal necrolysis related to pemetrexed and carboplatin with vitamin B12 and folic acid supplementation for advanced non small cell lung cancer. Onkologie, 32(10), 580–584.
64. Gronberg B.H., Bremnes R.M., Flotten O. et al. (2009). Phase III study by the Norwegian lung cancer study group: pemetrexed plus carboplatin compared with gemcitabine plus carboplatin as first line chemotherapy in advanced non small cell lung cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 27(19), 3217–3224.
65. Li L., Razak A.R.A., et al (2009). Carboplatin and pemetrexed in the management of malignant pleural mesothelioma: a realistic treatment option, Lung Cancer Amst Neth, 64(2), 207–210.
66. Nguyễn Thị Sang, Vũ Hồng Thăng và CS (2016): Nghiên cứu phác đồ Vinorelbine – cisplatine trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, (1), 288 – 294.
67. F. Tas, R. Ciftci, L. Kilic, et al (2013), Age is a prognostic factor affecting survival in lung cancer patients, Oncol Lett, 6(5), 1507-1513.
68. Kohler, Ward, Mc.Carthy, et al (2011). Annual report for the country and feelings for each other, 1975-2007. J Natl Cancer Inst. 103 (9): 714-736