Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương-vết thương động mạch ngoại vi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2010-2014
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương-vết thương động mạch ngoại vi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2010-2014.Chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi là một cấp cứu ngoại khoa gặp cả trong thời bình cũng như thời chiến. Theo Nguyễn Hữu Ước (2007) thì phẫu thuật cấp cứu chấn thương, vết thương mạch máu chiếm 2% cấp cứu ngoại chung và 3,1% cấp cứu ngoại chấn thương [1]. Theo Dueck A. D., Kucey D.S. (2003) thì tổn thương này chiếm 2% tổng số các loại thương tích do tai nạn [2].
Hệ động mạch ngoại vi liên quan đến chấn thương, vết thương mạch máu đề cập đến gồm: Động mạch chi trên (động mạch nách, động mạch cánh tay, động mạch quay,động mạch trụ); Động mạch chi dưới (động mạch châu ngoài, động mạch đùi chung, động mạch đùi sâu, động mạch kheo, động mạch chày trước, động mạch chày sau, động mạch mác) [1].
Cơ chế chấn thương mạch máu: từ chấn thương gãy xương – trật khớp chi gây đụng dập, giằng xé, xoắn vặn động mạch cho đến vết thương đâm xuyên vào động mạch do vật sắc nhọn hay hỏa khí [1], [3], [7].
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động [4]. Các loại tai nạn thương tích trên ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội công nghiệp hóa. Bệnh nhân bị tai nạn phần lớn đang trong độ tuổi lao động, nam giới chiếm ưu thế, nơi xảy ra tai nạn thường xa các trung tâm phẫu thuật mạch máu [1], [8].
Hình thái tổn thương chấn thương-vết thương động mạch ngoại vi: đụng dập động mạch (tổn thương lớp áo ngoài) hoặc đứt rời mạch máu, vết thương bên động mạch, thông động – tĩnh mạch, co thắt động mạch, tổn thương lớp nội mạc [1]. Đặc biệt chẩn đoán tổn thương động mạch trong gãy xương, sai khớp thường muộn do động mạch bị đứt mất đoạn, đụng dập nội mạc rồi hình thành huyết khối lòng mạch thứ phát hoặc co thắt mạch nên trên lâm sàng thường ít có hiện tượng chảy máu dữ dội như vết thương động mạch đơn thuần do vật sắc nhọn. Dấu hiệu tổn thương động mạch bị che lấp bởi tình trạng gãy xương, sai khớp kết hợp với tổn thương phần mềm nặng. Ngoài ra hội chứng khoang kèm theo với các triệu chứng thiếu máu ngoại vi cũng là nguyên nhân bỏ sót tổn thương động mạch. Trong trường hợp đa chấn thương, dấu hiệu tổn thương động mạch rất khó phát hiện bởi tình trạng sốc chấn thương, mất máu, suy hô hấp hoặc hôn mê [1], [5],[6].
Chẩn đoán sớm, cấp cứu đúng quy trình, phẫu thuật kịp thời trong 6 giờ đầu sau khi bị tai nạn là những yếu tố quan trọng làm giảm các biến chứng, di chứng. Chẩn đoán muộn, xử trí không đúng dẫn đến các biến chứng do thiếu máu chi không hồi phục như: mất chức năng chi do hoại tử một phần cơ hoặc cắt cụt chi do hoại tử hoàn toàn chi thể, nặng nhất là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng nề gây suy đa tạng dẫn tới tử vong. Đây thực sự là thách thức và mối quan tâm lớn đối với phẫu thuật viên mạch máu và chấn thương chỉnh hình [1], [5], [9].
Ở Việt Nam hiện nay, tại các Bệnh viện lớn đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương mạch máu nhờ đội ngũ nhân viên y tế giỏi, sự hỗ trợ của các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm Doppler mạch, chụp động mạch trước, trong và sau mổ can thiệp mạch máu, chụp cắt lớp mạch máu, các thăm dò và xét nghiệm khác có thể áp dụng ngay khi có nghi ngờ tổn thương động mạch, cũng như đủ trang thiết bị hiện đại khác trong điều trị. Tuy vây, thực trạng tại Bệnh viện Hữu nghi Việt Đức, nơi tuyến cuối tiếp nhận tất cả các bệnh nhân cấp cứu ngoại khoa nặng trong đó có chấn thương- vết thương mạch máu, trong những năm gần đây tỷ lệ biến chứng (cắt cụt, tử vong) do chấn thương vết thương mạch máu vẫn còn cao, thậm chí có xu hướng tăng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương – vết thương động mạch ngoại vi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2010 – 2014” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học và tổn thương giải phẫu bệnh trong chấn thương-vết thương động mạch ngoại vi.
2. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị chấn thương-vết thương động mạch ngoại vi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2010 -2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Ước, Chế Đình Nghĩa và cộng sự (2007). Đánh giá tình hình cấp cứu chấn thương-vết thương mạch máu ngoại vi tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2004-2006. Tạp chí ngoại khoa, 57(4), tr. 20-25.
2. Dueck A. D., Kucey D.S. (2003), The management of vascular injuries in extremity trauma, Current Ortho., 17, pp. 287 – 291.
3. Đặng Hanh Đệ (2011), Phẫu thuật mạch máu nguyên tắc và kỹ thuật, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thái Hoàng (2013), Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép đoạn mạch chi bằng tĩnh mạch hiển trong cấp cứu chấn thương, vết thương mạch máu. Luân văn thạc sỹ y học – Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Ngọc Thành (2003), vết thương mạch máu ngoại vi, Bài giảng ngoại khoa, Đại học Y Hà Nội.
6. Lê Minh Hoàng (2015), Nghiên cứu đặc điếm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tổn thương mạch lớn trong gãy xương, sai khớp chi dưới, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
7. Dương Xuân Phương (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sớm chấn thương, vết thương động mạch chi. Luân văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện- Trường Đại học Y dược- Đại học Thái Nguyên.
8. Phan Văn Cương (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi trên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Luân văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Đoàn Quốc Hưng, Lê Ngọc Thành, Đặng Hanh Sơn và cộng sự. (1996). Vết thương mạch máu ngoại vi thời bình tại bệnh viện Việt Đức (1/1990-6/1995) Tạp chí ngoại khoa, 26(4), tr. 9-14.
10. Applebaum R., Yellin A.E., Weaver F.A., Oberg J., Pentecost M. Role of routine arteriography in blunt lower-extremity traumaAm J Surg. 1990 Aug;160(2):221-4; discussion, pp. 224-5.
11. Nguyễn Sinh Hiền (1999), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị tổn thương mạch máu ngoại vi do gãy xương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Hội.
12. Plissonnier D.; Lesschi J.P.; Lestart J. et al. (1995). Traumatimes artériels: lesions anatomiques et conséquences physiopathologiques. Traumatismes artériels AERCV; pp. 29-44.
13. Phạm Phan Địch (1977). Roi loạn tuần hoàn máu. Mô học-phôi thai học đại cương. Nhà xuất bản y học, tr. 169-185.
14. Kerdiles Y. (1988), Traumastismes vasculaires de membres. Les urgences en chirurgie vasculaire. Matson, pp. 136-154.
15. Lefort G.; De miscault G.; Gillier P. et al (1986), Lésion artériels au cour des fractures suppracondyliennes de l’humérus chez l’enfant. Chir. Pediatr; 27, pp.100-02.
16. Yellin A.E. (1995), Syndrome de loges et aponévrotomie. Traumastismes artériels, AERCV, pp. 267-78.
17. Snyder W.H. (1989), Vascular of the Extremities. Vascular sugery. Third edition W.B Saunders Company, pp. 613-37.
18. Menétray J.; Peter R. (1988), Syndrome de loge aigu de jambe post-traumatique. Revue de Chirurgie orpédique. Matson; 84, pp.272-80.
19. Modrall G.; Weaver F.A.; Yelin A.E. (1995), Diagnostic des Traumastismes Vasculaires. Ann. Chir. Vasc; 9, pp. 415-21.
20. Rico J.B.; Koskas F.; Kieffer E. et al (1991). Complications vasculaires de traumatismes ostéo-articulaire des membres. 93e Congrès Francais de Chirurgie Paris -Octobre.
21. Bynoe R.P.; Miles W.S.; Bell R.M. et al (1991), Noninvassive diagnosis of vascular trauma by Duplex ultrasonography. J.Vasc.Surg; Sep, 14(3), pp. 346-52.
22. Johansen K., Lynch K.; Paunn M. et al (1991). Noninvasive vascular tests reliably exclude occult arterial trauma injuried extremities. J.trauma, Apr, 31(4), pp. 515-22.
23. Boccalon H. Les explorations fonctionnelles et morphelogique de l’artériopathie de membres inférieurs. Service de médicine interne et angiologie Hôpital de Rangueil.
24. Trịnh Vũ Nghĩa (2010), Đặc điểm tổn thương và kết quả sớm điều trị phẫu thuật chấn thương và vết thương động mạch ngoại vi tại Bệnh viện Việt Tiệp 2005-2010, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hải Phòng.
25. Alimi Y.; Juhau C. (1995), Angioscopie et traumastismes artériels. Transmatismes Artériels, AECRV, pp. 69-80.
26. Alimi Y.; Lempidakes M.; Hartung O.et al (1995), Traumatismes Artériels Poplités: Apport de l’angioscopie . Ann. Chir. Vasc. , 9 (4), pp. 361-68.
27. Porcellini M., Bernardo B., Capasso R., et al (1997), Combined vascular injuries and limb fractures. Minerva Cardioangiol. Apr; 45(4), pp.131-8.
28. Garces D.; Benlyazid A.; Martinez R. et al (1995). Traumatismes Artériels Infra-poplités. Traumatisme artériels. AECRV, pp. 225-42.
29. Pailer J.L.; Baranger B.; Chemla E. (1995). Principes généraux du traitement chirurgical des traumatismes artériels de membres.
Traumatismes artériels. AERCV, 45-54.
30. Nguyễn Đình Cường (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi trên tại bệnh viện Việt Đức, Luân văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
31. S.G. Friedman (2005), A History of Vascular Surgery, Blackwell Publishing, United State.
32. Atterberry L.R.; Denis J.W.; Alesi F.R. et al (1996), Changing pattern of arterial injuries associated with fractures and dislocations. J-Am- Coll-Sug; Oct, 183(4): 337-83
33. Nguyễn Hữu Ước, Phạm Hữu Lư (2013). Vết thương và chấn thương động mạch chi, Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản y học, 269-279.
34. K.D. Jonh, K.R. Richard (2001). The cost-effectiveness of exclusion arteriography in extremity trauma. Cardio Vasc Surg, 9, 441-447.
35. Natali J. (1975), Les tramatismes vasculaires des membres. Traumatologie d’urgence. Russel, Nov: 155-60.
36. Lương Từ Hải Thanh (1986), Một số nhận xét qua việc điều trị vết thương mạch máu thời bình tại bệnh viện Việt Đức, Luân văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
37. Doan Quoc Hung, Desoutter P. (2004). Urgence vasculaires traumatiques au Vietnam. Angéiologie, 56(3), 71-75.
38. Bùi Đức Phú, Bùi Minh Thành (2006), Kết quả điều trị ngoại khoa vết thương động mạch chi dưới, Hội nghị ngoại khoa toàn quốc lần thứ XII, Huế.
39. Hoàng Kỷ (1993), Góp phần chẩn đoán và theo dõi các bệnh mạch máu ngoại vi bằng siêu âm Doppler, Tóm tắt tập hợp nhiều công trình dùng cho bảo vệ tương đương học vị phó tiến sĩ khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội.
40. La faculte de Médecine Lyon-Est (2001), Traumatisme artérielle des membres, Université Lyon 1, France.
41. Foster B.R., Anderson S.W., Soto J.A. (2011), Integration of 64 – detector lower extremity CT angiography into whole – body trauma imaging: feasibility and early experience, Radiology, 261, pp. 787 – 795.
42. H. Vallier (2006), Evaluation and treatment of Vascular injury, University of Wisconsin, America.
43. Dương Đức Hùng (2005), Tổn thương mạch máu trong gãy xương, Cấp cứu ngoại khoa Tim mạch Lồng ngực, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 104 – 114.
44. Đoàn Quốc Hưng (2005), Cấp cứu ngoại tim mạch lồng ngực, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
45. Trinh Văn Minh (2004), Giải phẫu người tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
46. Netter Frank H. (2010), Atlas giải phẫu người, Nguyễn Quang Quyền dịch, Nhà xuất bản Y học.
47. Trịnh Bỉnh Di (2006), Sinh lý tuần hoàn, Sinh lý học, nhà xuất bản y học, tập 1, tr.176-272.
48. Nguyễn Hữu Ước (2005), Vết thương-chấn thương động mạch chi, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Hà Nội.
49. Perron A.D., Brady W.J., Sing R.F., (2001), Vascular injury associated with knee dislocation, Am. J. of Emer. Med., 19, pp. 584 – 587.
50. Nguyễn Hữu Ước (2002), Vết thương và chấn thương động mạch chi, Bài giảng sau đại học Bệnh học và Điều trị học, Bộ môn Ngoại, Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 34 – 39.
51. Galambos B. et al (2004), Vascular injuries in everyday practice Zentralbl Chir.,129, pp. 81- 86.
52. Inaba K., Branco B.C., Reddy S. et al (2011), Prospective evaluation of multidetector computed tomography for extremity vascular trauma, J. Trauma, 70, pp. 808 – 815.
53. K. Duprey, M. Lin (2010). Posterior knee dislocation. West J. Emerg Med 11(1), 103-104.
54. Gakhal M.S., Sartip K.A., (2009), “CT Angiography signs of lower extremity vascular trauma”, A.J.R., 193, pp. 49 – 57.
55. N. M. Rich, J. H. Baugh, C. W. Hughes (1970). Acute arterial injuries in Vietnam: 1,000 cases. Journal of Trauma-Injury, Infection, and Critical Care, 10(5), 359-369.
56. Redmond J.M., Levy B.A., Dajani K.A. et al (2008), Detecting vascular injury in lower – extremity orthopedic trauma: the role of CT Angiography, Orthopedics, 31, pp.1- 7.
57. Nguyễn Hữu Ước (2006), Bài giảng triệu chứng học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
58. J. Garric (2003), Le polytraumatisé, CHU Nancy, France.
59. J. Pellerito, J.F. Polak (2012), Extremity Arteries, Elsevier Health Sciences, America.
60. E.R. Frykberg (2005), Combined Vascular & Skeletal Trauma.
Traumaorg, 10, 5.
61. D.S. Kauvar, R. Lefering, C.E. Wade (2006), Impact of hemorrhage on trauma outcome: an overview of epidemiology, clinical presentations, and therapeutic considerations. J. Trauma, 60(6), 3-11.
62. Spahn D.R., Cerny V., Coats T.J. (2007), Management of bleeding following major trauma: a European guideline. Crit Care, 11, 17.
63. S. Paul, B. Debien (2014), Le garrot en médecine d’urgence et militaire. Elsevier Masson, 33(4), 248-255.
64. N. Prat, H.F. Pidcoke, A. Sailliol et al. (2013), Évolution de la réanimation transfusionnelle du blessé hémorragique grave au sein des forces militaires américaines. Transfusion clinique et biologique, 20, 225-230.
65. N. Schreyer, D. Allard (2008), Damage control surgery: une juste mesure de chirurgie pour le polytraumatisé. Rev Med Suisse, 4, 1754-1758.
66. A. Fabre (2007), Traumatismes du membre supérieur par projectiles de guerre: Stratégie en urgence. Annales orthopédiques de l’Ouest, 39, 62-72.
67. Z. Abouezzi, Z. Nassoura, R. R. Ivatury, et al. (1998), A Critical Reappraisal of Indications for Fasciotomy After Extremity Vascular Trauma. Arch Surg, 133(5), 547-551.
68. O. Agoumi, A. Daoudi, A. Elmrini et al. (2009), Aponévrotomie plantaire percutanée: à propos de 17 observations. Médecine et Chirurgie du Pied 25(2), 52-55.
69. Chế Đình Nghĩa (2007), Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi dưới bằng ghép tĩnh mạch tự thân tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
70. J.G. Seller III, J.D. Richardson (1986), Amputation after extremity injury. The American journal of surgery, 152(3), 260-264.
71. Versier G., Neyret P., Ronggiera F. (2006), “La luxation du genou”, emémoires de l’Académie Nationale de Chirurgie, 5, pp. 1 – 9.
72. Devender S. (2005), Management of peripheral vascular trauma- our experience. The Internet Journal of Surgery.7.
73. Matas R. (1920), Some experiences and observations in the treatment of arteriovenous aneurisms by the intrasaccular method of suture (endo- aneurismorrahaphy) with special reference to the transvenous route. Ann Surg. Apr; 71(4):403-27.
74. Katsamouris A.N., Steriopoulos K., Katonis P. et al (1995), Limb arterial injuries associated with limb fractures: clinical presentation, assessment and management. Eur J. Vasc Endovasc Surg. Jan; 9(1):64-70.
75. Bongard F.S.; White G.H., Klein S.R. (1989), Management Strategy of Complex Extremity Injuries. Am-J-Surg; Aug, 158:151-55.
76. Nguyễn Hải Thụy (2010), Đánh giá chẩn đoán và điều trị tổn thương động mạch ngoại vi trong chấn thương xương khớp tại bệnh viện Việt Đức 2007-2010. Luân văn thạc sỹ y học – Trường Đại học Y Hà Nội.
77. Gustilo R.B., Mendoza R.M., Williams D.N.(1984), Problems in the management of type III (severe) open fractures: A new classification of type III open fractures. J Trauma. 24:742-6.
78. Katsamouris (1995), Limb arterial injuries associated with limbfracture: clinical presentation, assessment and management. Eur.J. Vasc. Endovasc. Surg, 9(1), 64-70.
78. Cikrit D.F.; Dalsing M.C., Bryant B.J. et al (1990), An experience with upper extremity vascular trauma”. Am-J-Surg; Aug, 160:229-33.
79. Sriusasadaporn S. (1997), Aterial injuries of the lower extremity from blunt trama. J-Med-Assoc-Thai; Feb; 80(2):121-9
80. M. Fokou, M. Chichom, V. Eyenga et al. (2011). Les traumatismes vasculaires périphériques en pratique civile: à propos de 41 lésions opérées au Cameroun. Chirurgie thoracique cardio-vasculaire, 15(3), 145-149.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học chấn thương – vết thương động mạch ngoại vi. … 3
1.1.1. Tần suất 3
1.1.2. Đặc điểm bệnh nhân 3
1.1.3. Đặc điểm địa dư 4
1.1.4. Đặc điểm nguyên nhân chấn thương – vết thương mạch 4
1.1.5. Tình hình sơ cứu, vân chuyển và điều trị thực thụ cho bệnh nhân
chấn thương – vết thương động mạch ngoại vi 4
1.2. Ứng dụng giải phẫu động mạch ngoại vi 5
1.2.1. Động mạch chi trên 5
1.2.2. Động mạch chi dưới 7
1.2.3. Tĩnh mạch chi: Một số tĩnh mạch chi khi có tổn thương bắt buộc
phải lập lại lưu thông mạch: TM đùi, TM khoeo 9
1.2.4. Sinh lý bệnh 9
1.2.5. Hâu quả sinh lý bệnh của chấn thương-vết thương ĐM ngoại vi. 10
1.3. Cơ chế và giải phẫu bệnh 12
1.3.1. Cơ chế chấn thương-vết thương ĐM ngoại vi 12
1.3.2. Giải phẫu bệnh chấn thương-vết thương ĐM ngoại vi 13
1.3.3. Thương tổn phối hợp 18
1.4. Chẩn đoán chấn thương, vết thương động mạch ngoại vi 18
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 19
1.4.2. Điều trị chấn thương, vết thương ĐM ngoại vi 26
1.5. Tổng quan lịch sử nghiên cứu 30
1.5.1. Vài nét lịch sử trong điều trị chấn thương-vết thương động mạch
ngoại vi 30
1.5.2. Tình hình điều trị chấn thương-vết thương động mạch ngoại vi trên
thế giới và Việt Nam 31
Chương 2: 33ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 34
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 34
2.2.3. Lập bảng phân tích mối liên quan giữa các yếu tố 42
2.2.4. Một số khái niệm 42
2.2.5. Xử lý số liệu 42
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đặc điểm dịch tễ học 44
3.1.1. Tuổi 44
3.1.2. Giới 44
3.1.3. Nghề nghiệp 45
3.1.4. Địa dư 45
3.1.5. Nguyên nhân 47
3.1.6. Nguyên nhân gây chấn thương-vết thương ĐM 47
3.1.7. Tình huống của bệnh nhân khi đến viện 48
3.1.8. Vị trí chấn thương-vết thương 49
3.1.9. Cơ chế gây tổn thương động mạch trong chấn thương mạch 49
3.1.10. Thời gian từ khi tai nạn đến khi mổ 50
3.1.11. Thời gian từ khi vào viện đến khi mổ 50
3.1.12. Thời gian từ khi tai nạn đến lúc mổ 50
3.1.13. Dấu hiệu lâm sàng có tổn thương động mạch khi nhập viện 51
3.1.14. Các thăm dò cân lâm sàng 52
3.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh chấn thương, vết thương ĐM
ngoại vi 53
3.3. Kết quả điều trị 54
3.3.1. Sơ cứu ban đầu tại tuyến dưới 54
3.3.2. Các hình thái tổn thương động mạch và cách xử trí 55
3.2.3. Liên quan vị trí tổn thương động mạch và cắt cụt chi thì đầu 56
3.3.4. Kết quả điều trị 56
3.3.5. Các biến chứng sớm sau mổ 57
3.3.6. Thời gian nằm viện trung bình của chấn thương vết thương động
mạch chi, so sánh giữa nhóm vết thương và chấn thương, giữa chi trên và chi dưới 58
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm dịch tễ học và tổn thương giải phẫu bệnh chấn thương, vết
thương động mạch ngoại vi 59
4.1.1 Đặc điểm dịch tễ học 59
4.1.2. Hình thái tổn thương động mạch ngoại vi 72
4.2. Kết quả điều trị sớm 73
4.2.1 .Kết quả điều trị 73
4.2.2. Các biến chứng sau mổ-biện pháp khắc phục 73
4.2.3. Liên quan giữa cơ chế tổn thương và thời gian nằm viện 74
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Phân bố tuổi bệnh nhân 44
Bảng 3.2. Nguyên nhân gây vết thương mạch 48
Bảng 3.3. Vị trí chấn thương-vết thương 49
Bảng 3.4. Cơ chế tổn thương động mạch trong chấn thương mạch 49
Bảng 3.5. Thời gian từ khi tai nạn đến khi vào viện 50
Bảng 3.6. Thời gian từ khi vào viện đến khi mổ 50
Bảng 3.7. Thời gian từ khi tai nạn đến khi mổ 50
Bảng 3.8. Dấu hiệu lâm sàng có tổn thương động mạch khi nhập viện 51
Bảng 3.9. Các thăm dò cận lâm sàng 52
Bảng 3.10. Sơ cứu ban đầu tại tuyến dưới của chấn thương vết thương ĐM 54
Bảng 3.11. Tình trạng chảy máu khi vào viện 54
Bảng 3.12. Hình thái tổn thương động mạchvà cách xử trí 55
Bảng 3.13. Vị trí tổn thương động mạch và cắt cụt chi thì đầu 56
Bảng 3.14. Biến chứng sớm sau mổ 57
Bảng 3.15. So sánh thời gian nằm viện giữa hai nhóm chấn thương và vết
thương ĐM 58
Bảng 3.16. So sánh thời gian nằm viện giữa hai nhóm chấn thương và vết
thương ở chi trên và chi dưới 58
Biểu đồ 3.1. Giới 44
Biểu đồ 3.2. Nghề ghiệp 45
Biểu đồ 3.3. Phân bố địa dư 46
Biểu đồ 3.4. Nguyên nhân gây tai nạn 47
Biểu đồ 3.5. Nguyên nhân gây chấn thương mạch 47
Biểu đồ 3.6. Tình huống của bệnh nhân khi đến viện 48
Biểu đồ 3.7. Tổn thương giải phẫu bệnh 53
Biểu đồ 3.8.A. Kết quả điều trị sớm 56
Biểu đồ 3.8.B. Kết quả điều trị nhóm VTĐM 57
Biểu đồ 3.8.C. Kết quả điều trị nhóm CTĐM 57
Hình 1.1: Sơ đồ động mạch nách, động mạch cánh tay, động mạch quay,
động mạch trụ 5
Hình 1.2: Một số đường vào ĐM chi trên 6
Hình 1.3: Một số đường vào ĐM chi dưới 7
Hình 1.4: Sơ đồ động mạch đùi, động mạch khoeo, động mạch chày trước
và động mạch chày sau 8
Hình 1.5: Các hình thái tổn thương động mạch do chấn thương 15
Hình 1.6: Vết thương đứt rời và vết thương bên động mạch 16
Hình 1.7: Các hình thái tổn thương động mạch do vết thương 16
Ảnh 1.1: Hình ảnh đụng dập một đoạn mạch máu + huyết khối ở bên trong … 14
Ảnh 1.2. Hình ảnh trật khớp gối và đụng dập ĐM có tụ máu dưới da tại chỗ.. 20 Ảnh