Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai
Thay khớp háng là phẫu thuật dùng khớp nhân tạo để thay thế phần khớp đã hư hỏng nhằm phục hồi những chức năng vốn có của khớp. Người ta đã có thể thay từng phần khớp háng hoặc thay toàn bộ khớp háng, cả chỏm xương đùi lẫn ổ cối. Đây là một thành tựu lớn của chuyên ngành chấn thương chỉnh hình nói riêng và của y học nói chung.
Kể từ ca mổ đầu tiên do John Charnley thực hiện đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay thay khớp háng toàn phần đã là một phẫu thuật chỉnh hình được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với 1,5 triệu khớp háng được thay hàng năm. Riêng tại Mỹ, có 300.000 người được thay khớp háng toàn phần mỗi năm. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ nhìn nhận và đánh giá lại, thay khớp háng toàn phần cũng không phải là cách điều trị toàn mỹ. Đã có những nghiên cứu, thông báo về những tai biến và biến chứng của phương pháp điều trị này như nhiễm khuẩn, chảy máu, liệt thần kinh, thủng ổ cối, lỏng khớp nhân tạo hay còn đau khớp háng, đau dọc xương đùi sau mổ…
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng với số lượng ít và không thường xuyên. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tuổi thọ và mức sống tăng lên.. phẫu thuật này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều trung tâm lớn. Đã có rất nhiều tác giả đánh giá về hiệu quả của phương pháp điều trị này như Nguyễn Văn Nhân, Ngô Bảo Khang, Đoàn Lê Dân, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Đắc Nghĩa… Các nghiên cứu cho thấy bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ đạt tỉ lệ cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng được cải thiện. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay khớp háng toàn phần ở Việt Nam cũng bắt đầu gặp những vấn đề mà thế giới đã và đang gặp phải.
Hiện nay, có hai loại khớp háng toàn phần được sử dụng trong phẫu thuật này là loại khi gắn cần có xi măng và một loại khi gắn không cần xi măng. Đã có nhiều đánh giá, so sánh về hiệu quả điều trị của hai loại khớp này nhưng mỗi loại đều có ưu điểm nổi bật trong từng trường hợp cụ thể. Dù vậy, xu hướng của các nước tiên tiến và cả ở Việt Nam đang nghiêng về sử dụng loại khớp không xi măng vì những lợi ích nhiều hơn cho người bệnh mà loại khớp này mang lại.
Tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành ca thay khớp háng toàn phần đầu tiên từ năm 1977. Cho đến nay, cùng với xu thế phát triển chung, thay khớp háng toàn phần không có xi măng đã được thực hiện một cách thường quy và đã có những tiến bộ nhất định trong chỉ định và kỹ thuật. Mặc dù việc đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện sớm những tai biến, biến chứng để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm làm tốt hơn, hoàn thiện hơn cho những trường hợp tiếp theo là thực sự cần thiết nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại cơ sở này.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai” nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của khớp háng 3
1.1.1. Ổ cối 3
1.1.2. Chỏm xương đùi 4
1.1.3. Cổ xương đùi 5
1.1.4. Mạch máu nuôi vùng cổ chỏm xương đùi 7
1.1.5. Hệ thống nối khớp 8
1.1.6. Bao hoạt dịch khớp 10
1.1.7. Chức năng của khớp háng 11
1.2. Bệnh lý thoái hóa khớp háng 13
1.3. Hoại tử chỏm xương đùi 15
1.3.1. Hoại tử chỏm xương đùi do chấn thương 16
1.3.2. Hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương 17
1.4. Gãy cổ xương đùi 18
1.4.1. Phân loại theo Linton 18
1.4.2. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳng ngang theo Pauwels 18
1.4.3. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden 19
1.5. Khớp háng toàn phần 21
1.5.1. Sinh cơ học khớp háng 21
1.5.2. Chất liệu khớp 23
1.5.3. Cấu tạo của khớp háng toàn phần 24
1.5.4. Sơ lược lịch sử phẫu thuật thay khớp háng 25
1.6. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp háng toàn phần 28
1.6.1. Chỉ định phẫu thuật 28
1.6.2. Chống chỉ định 29
1.7. Lựa chọn loại khớp háng toàn phần 29
1.8. Một số đường mổ 30
1.9. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng toàn phần 32
1.9.1. Tai biến trong mổ 32
1.9.2. Biến chứng sớm sau mổ 32
1.9.3. Biến chứng xa sau mổ 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 37
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 38
2.2.3. Kỹ thuật mổ thay khớp háng toàn phần 41
2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 46
3.1.1. Tuổi 46
3.1.2. Giới tính 47
3.2. Phân loại các bệnh lý vùng khớp háng 47
3.3. Điều trị trước mổ 48
3.4. Thời gian bị bệnh 49
3.5. Triệu chứng lâm sàng 49
3.6. Kết quả nghiên cứu sau mổ 50
3.6.1. Đánh giá kết quả liền vết mổ 5G
3.6.2. Đánh giá kết quả chụp XQ sau mổ 5G
3.6.3. Thời gian theo dõi sau mổ 5G
3.6.4. Biên độ vận động gấp của khớp háng 51
3.6.5. Mức độ đau 51
3.6.6. Đánh giá kết quả chung 52
3.6.7. Liên quan giữa các loại bệnh lý khác nhau với kết quả 53
3.6.8. Liên quan giữa thời gian bị bệnh với kết quả 53
3.7. Tai biến và biến chứng 54
3.7.1. Tai biến trong mổ 54
3.7.2. Biến chứng sớm sau mổ 54
3.7.3. Biến chứng muộn sau mổ 54
Chương 4: BÀN LUẬN 5ổ
4.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 5ổ
4.1.1. Tuổi 56
4.1.2. Giới tính 57
4.1.3. Chỉ định thay khớp háng toàn phần với bệnh lý khớp háng 57
4.1.4. Chỉ định thay khớp háng toàn phần với bệnh lý gãy cổ xương đùi do chấn thương 58
4.2. Kết quả sớm sau phẫu thuật 60
4.2.1. Quá trình liền vết mổ và nhiễm khuẩn 6G
4.2.2. Xquang sau mổ 6G
4.2.3. Chăm sóc và tập luyện sau mổ 61
4.3. Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 62
4.3.1. Kết quả chung 62
4.3.2. Biên độ vận động của khớp nhân tạo 63
4.3.3. Mức độ đau 64
4.3.4. Liên quan giữa các loại bệnh lý và kết quả điều trị 65
4.3.5. Liên quan giữa thời gian bị bệnh và kết quả điều trị 66
4.4. Tai biến và biến chứng 67
4.4.1. Tai biến trong quá trình phẫu thuật 67
4.4.2. Biến chứng sớm sau mổ 68
4.4.3. Biến chứng muộn sau mổ 71
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích