Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I, II, III
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I, II, III. Ung thư biểu mô tế bào thận là bệnh lý tăng sinh ác tính của tế bào thận, chiếm khoảng 90% các khối u của thận và chiếm từ 2-3% tổng số ung thư ở người lớn [1]. Trên thế giới, năm 2012 có hơn 214.000 ca ung thư thận mới mắc, số bệnh nhân tử vong khoảng 90.000 trường hợp [2]. Ở Mỹ năm 2010, ước tính có 61.000 bệnh nhân mới mắc và khoảng 13.000 trường hợp tử vong do ung thư biểu mô tế bào thận. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 40 đến 70 với tỷ lệ nam/ nữ là 2:1. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau trên thế giới, tỷ lệ cao ở Bắc Mỹ, các nước vùng Scandinavia và Trung Mỹ. Ung thư biểu mô tế bào thận ngày càng có xu hướng gia tăng, theo những số liệu gần đây tại Hoa Kỳ (1997- 2007) tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào thận tăng khoảng 2,6% mỗi năm [3],[4].
Triệu chứng của ung thư thận khá nghèo nàn, bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn không còn sớm với triệu chứng đái máu, đau vùng thắt lưng và sờ thấy khối ở vùng thắt lưng. Việc chẩn đoán ung thư thận bằng các phương pháp cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao. Chẩn đoán mô bệnh học trước điều trị bằng sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT cho kết quả với độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp đưa ra chỉ định điều trị.
Về mô bệnh học, ung thư biểu mô tế bào thận chủ yếu gặp là ung thư biểu mô tế bào sáng chiếm 85%, ung thư nhú thận, ung thư tế bào thận kỵ màu và các loại khác hiếm gặp [1],[4].
Điều trị ung thư biểu mô tế bào thận hiện nay chủ yếu bằng phẫu thuật triệt căn đối với giai đoạn tại chỗ hoặc cắt thận bán phần với các khối u kích thước nhỏ hơn 4 cm chưa có xâm lấn lớp mỡ quanh thận và di căn hạch. Với ung thư giai đoạn muộn, điều trị toàn thân là chủ yếu với miễn dịch, hóa chất và điều trị đích có hoặc không có cắt thận kèm theo với mục đích chống chảy máu, chống đau cũng được áp dụng [5].
Ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn tại chỗ có tiên lượng tốt, khả năng chữa khỏi cao bằng phẫu thuật đem lại cơ hội sống cho bệnh nhân. Tỷ lệ sống thêm 5 năm tính chung cho các bệnh nhân ung thư thận cũng tăng gấp đôi trong vòng 40 năm. Đặc biệt, đối với ung thư thận giai đoạn khu trú tại chỗ tỷ lệ sống thêm 5 năm đã tăng từ 88,4% những năm 1992-1995 lên 91,1% trong những năm 2002-2008 [3]. Tuy nhiên, khoảng 20-30% bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật triệt căn trong 3 năm đầu [1],[4]. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ung thư biểu mô tế bào thận ở các giai đoạn khác nhau. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ung thư thận chủ yếu đề cập đến đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh của ung thư biểu mô tế bào thận nhưng các nghiên cứu về sống thêm mới chỉ có một số ít các công trình. Đối với các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I,II,III; gần đây chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sống thêm sau điều trị phẫu thuật, đặc biệt là ở Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I, II, III” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I, II, III.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I, II, III.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I, II, III
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu học 3
1.1.1. Hình thể, kích thước và vị trí 3
1.1.2. Liên quan 3
1.1.3. Mạch máu và bạch huyết 4
1.2. Dịch tễ học, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của UTBMTB thận 5
1.2.1. Dịch tễ học 5
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ 6
1.3. Mô bệnh học 8
1.3.1. Các loại UTBMTB thận 8
1.3.2. Ung thư dạng Sarcoma 10
1.3.3. Ung thư thể tủy 10
1.4. Chẩn đoán 10
1.4.1 Lâm sàng: 10
1.4.2. Cận lâm sàng 12
1.4.3. Sinh thiết thận chẩn đoán mô bệnh học 16
1.4.4. Chẩn đoán giai đoạn UTBMTB thận 16
1.5. Điều trị ung thư biểu mô tế bào thận 20
1.5.1. Phẫu thuật 20
1.5.2. Điều trị toàn thân 23
1.5.3. Xạ trị 24
1.6. Các yếu tố tiên lượng bệnh 25
1.7. Nghiên cứu ung thư biểu mô tế bào thận trong nước 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Cỡ mẫu 29
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.3. Phương pháp tiến hành 29
2.4. Xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 34
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 34
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 38
3.2. Kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào thận 43
3.2.1. Phương pháp điều trị 43
3.2.2. Kết quả giải phẫu bệnh và giai đoạn bệnh sau mổ 46
3.2.3. Kết quả điều trị 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 54
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 54
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 59
4.2. Kết quả điều trị 63
4.2.1 Phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào thận 63
4.2.2. Kết quả giải phẫu bệnh và giai đoạn bệnh sau mổ 69
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) (2013). Kidney Cancer.
Clinical Practice Guideline in Oncology.
2. Globocan (2012). Incidence mortality and prevalence worldwide in 2012. Kidney cancer.
3. American cancer society (2012). Cancer facts and figures. Kidney cancer,
pp13.
4. Uptodate 19.3 (2011). Kidney cancer. Epidemiology, pathology and pathogenesis of renal cell carcinoma.
5. Uptodate 19.3 (2011). Kidney cancer. Surgical management of localized renal cell carcinoma.
6. Nguyễn Văn Huy (2005). Giải phẫu học. Thận, Giải phẫu và liên quan của thận.tr 251-253
7. Kabalin J.N. (2002). The kidney and ureters. Campbell ‘s urology. Eighth edition, Saunders, vol.1,pp. 19-33.
8. Trần Đức Hòe (2003). Thận, Giải phẫu phẫu thuật khoang sau phúc mạc và thận. Những kỹ thuật ngoại khoa trong tiết niệu. Nhà xuất bản y học và kỹ thuật, tr43-61.
9. Lê Ngọc Từ (2003). Giải phẫu hệ tiết niệu sinh dục. Bệnh học tiết niệu. Nhà xuất bản y học, tr 13-27.
10. Lê Quang Triễn (1982). Đặc điểm giải phẫu vùng quanh thận ứng dụng trong cắt thận. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 tập trung khóa 6.
11. Frank H Netter ( 2006). Atlas giải phẫu người. Nhà xuất bảny học.tr 147
12. Motzer R.J., Bander N.H (1996). Renall cell carcinoma. The new england journal of medicine. vol. 335, pp. 865-875.
13. Novick A.C., Campbell S.C. (2002). Renal tumors. Campells urology, eighth edition, Saunders, vol.4, pp.2672-2722.
14. Chow Wong-Ho (2003) và cộng sự. Epidemiology of renal cell carcinoma. Comprehensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippicott Williams Wilkins, pp.669-679.
15. Linehan W.M., Bates S.E., Yang J.C. (2005). Cancer of the kidney. Cancer, Principles and practice of oncology, 7th edition, Lippincott Williams Wilkins, pp. 1139-1160.
16. Gitlitz B.J., Hoffman D.M.J, Figlin R.A.,.(2001). Kidney. Cancer treatment, fifth edition, W.B Saunders company, pp.863-875.
17. Chow Wong-Ho, Gridley G., Fraumeni J.F (2000). Obesity, hypertension and the risk of kidney cancer in men. The new England journal of medicine, vol.343,pp.1305-1311.
18. Harris W.B., Simons J.W.(2005). Kidney anh ureter. Clinical oncology, third edition , Elsevier, pp. 2035-2056.
19. Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ (2003). Ung thư thận. Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản y học, tr 435-451.
20. Diaz J.J., Mora L.B., Hakam A.(1999). The main classification of renal cell tumor. Cancer control, vol.6.pp.571-579.
21. Eble J.N, Young R.H, (2002).Tumor of the urinary tract. Diagnostic histopathology of tumor. 3rd edition, pp, 475-512.
22. Reuter V.E., Russo P., Motzer R.J. (2005). Pathology of renal cell carcinoma. Comprehensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippincott Williams Wilkins, pp. 681-700.
23. Lê Sỹ Toàn, Vũ Văn Kiên (2002). Ung thư thận người lớn, U tiết niệu sinh dục. Bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr 367-370.
24. Kim H.L., Lam J.S.,Belldegrun A.S. (2005). Signs, Symptoms, and paraneoplastic syndromes of renal cell carcinoma. Comprehensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippincott Williams Winkis, pp. 661-667.
25. Bùi Văn Lệnh (2001). Siêu âm bộ máy tiết niệu. Tài liệu lớp đào tạo chẩn đoán hình ảnh ứng dụng trong lâm sàng. tr 172-212.
26. Bùi Văn Lệnh (2000). Nghiên cứu giá trị chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thận ở người lớn. Luận văn thạc sỹ y học.
27. Choyke P.L. (2005). Radiologic imaging of renal cell carcinoma; its role in diagnosis. Comprehensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippicott Williams Wilkins, pp.709-723.
28. Bùi Văn Lệnh (2002). U thận. Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu, Nhà xuất bản y học, tr 160-166.
29. Yoo C, Song C, Hong JH, Kim CS, Ahn H (2008). Prognostic significance of perinephric fat infiltration and tumor size in renal cell carcinoma, pp 86-91.
30. American joint committee on cancer (AJCC) (2010). Kidney cancer. Definition of TNM.
31. Russo P. (2005). Open radical nephrectomy for localized renal cell carcinoma.
Comprenhensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippincott Williams Wilkins, pp. 725- 730.
32. Kim H.L., Lam J.S.,Belldegrun A.S. (2005). Surgical management of renal cell carcinoma: role of lymphadenectomy in renal cell carcinoma surgery. Comprehensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippincott Williams Winkis, pp. 739-743.
33. Rivera I., Wajsman Z. (2001). Cancer of the kidney and ureter. Surgical oncology contemporary principles and practice, McGraw- Hill, pp. 753-762.
34. Phó Đức Mẫn, Bùi Chí Viết, Phạm Hùng Cường (2002). Ung thư thận nguyên phát ở người lớn: dịch tễ, chẩn đoán, điều trị. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr 564-572.
35. Dương Quang Trí, Bùi Văn Kiệt (2002). Bàn luận về phẫu thuật cắt thận triệt để bướu nhu mô thận. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr 451-455.
36. Trần Đức Hòe (2003). Phẫu thuật thận. Những kỹ thuật ngoại khoa trong tiết niệu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr 85-193.
37. Ophoven A.V., Tsui K.H., Shvarts O., Narin S.L.(1999). Current status of partial nephrectomy in the management of kidney cancer. Cancer control, vol.6, pp. 560-568.
38. Flanigan R.C., Orris B.R. (2005). Management of metastatic renal cell carcinoma: the role of surgery. Comprehensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippincott Williams Wilkin, pp,767-772.
39. Hutson T.E., Bukowski R.M., (2005). Cytokines. Comprenhensive textbook of genitourinary oncology, third edition, Lippicott Williams Wilkins pp. 780-797.
40. Nguyễn Bá Đức (2000). Ung thư thận. Hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, tr 144- 147.
41. Fishman M, Seigne J. (2002). Immunotherapy of metastatic renal cell carcinoma. Cancer control, vol.9, pp.293-301.
42. Uptodate 19.3 (2011). Kidney cancer. Immunotherapy of renal cell carcinoma.
43. Nguyễn Thanh Đạm (2004). Ung thư thận. Miễn dịch điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, tr 90-116.
44. Cindolo L., Patard J.J, Chiodini.( ).Comparison of predictive accurary of four prognostic model for nonmetastatic renal cell carcinoma. Cancer, 104: 1362-1371.
45. Nikolaos Grivas (2014). Clinico-pathological prognostic factors of renal cell carcinoma: A 15-year review from a single center in Greece. ORIGINAL ARTICLE Volume : 6, pp. 116-121.
46. Bradley C. Leibovich (2003). Prediction of Progression after Radical Nephrectomy for Patients with Clear Cell Renal Cell Carcinoma. Cancer. vol 1;97(7): pp1663.
47. Naveen S. Vasudev (2008). Prognostic Factors in Renal Cell Carcinoma: Association of Preoperative Sodium Concentration with Survival. Clin Cancer Res Vol 15, pp177.
48. Siddiqui SA, Frank I, Leibovich BC (2007). Impact of tumor size on the predictive ability of the pT3a primary tumor classification for renal cell carcinoma. pp 177:59.
49. Frank I, Blute ML, Cheville JC (2002). An outcome prediction model for patients with clear cell renal cell carcinoma treated with radical nephrectomy based, on tumor stage, size, grade and necrosis: the SSIGN score. JUrol;168, pp 2395-2400.
50. Belldegrun A, Tsui KH (1999). Efficacy ofnephron sparing surgery for renal cell carcinoma: analysis based on the new 1997 TNM tumor staging. J Clin Oncol. 17. 2868-2875
51. Rachel L Kyllo, Youssef S (2007). Prospective Multi-center Study of Oncologic Outcomes of Robot-Assisted Partial Nephrectomy for pT1 Renal Cell Carcinoma. BMC Urology. V12.pp78-80
52. Nguyễn Thế Trường (2004). Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật trong ung thư tế bào thận tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn tiến sỹ y học
53. Nguyễn Việt Dũng (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị, tiên lượng ung thư biểu mô tế bào thận người lớn. Luận văn thạc sỹ y học.
54. Johnsen (1997). Lymphatogenous spread of renal cell carcinoma, an antopsy study. J.Urol. 157.pp 450-453
55. Minervini (2001). Regional lymphnode dissection in treatment of renal cell carcinoma, is it useful in patient with no suspected adenopathy before or during surgery. BJUInter, 88, pp169-172.
56. Patard J.J., Rodringuez A., Guille F. (2002). Prognostic significance of the mode of detection in renal tumors. BJU international, 90: 358-363
57. Fleismann J (1995). A perspective on renal cell carcinoma. J.urol. vol.154, pp 41-42.
58. Smith S.J., Bosniak M.A., Megibow A.J. (1989). Renal cell carcinoma earlier discovery and increased detection. Radiology, 170: 699- 703.
59. Novic A.C, Campbell SC (2002). Renal tumor. Campbell ’s Urology pp 2673-2731.
60. Wong W.S., Boxer R.J. (1982). Radiographic grading system for renal cell carcinoma with clinic and pathological correlation. Radiology, 144: 61-65.
61. Sheth S., Scatarige J.C., Horton K.M. (2001). Current concepts in the diagnosis and management of renal cell carcinoma: role of multidetector CT and three dimentional CT. Radiographics, 21: 5237- 5254.
62. Warshauer D.M., Mc Carthy S.M., Street L.(1988). Detection of renal masses: sensitivites and specificities of exeretoryurography/linear tomography, US and CT. Radiology, 363-365.
63. Mickisch G.H.J (2002). Principles of nephrectomy for malignant disease. BJU international, 89: 488-495.
64. Phillips E (1993). Role of lymphadectomy for renal cell carcinoma. Urology pp 41-49.
65. Minervini A., Lilas L. (2001). Regional lymph node dissection in the treatment of renal cell carcinoma: is it useful in patient with no suspected adenopathy before or during surgery?. BJU international, 88: 169-172.
66. Marshall F.F. (2005). Lymphadenectomy for renal cell carcinoma. BIU international, 95 sup 2: 34.
67. Kuczyk M., Machtens S., Bokemayer C. (2002). The need for routine adrenalectomy during surgical treatment for renal cell cancer: the Hannover experience. BJU international, 88: 517-522.
68. Se Yun Kwon, Jae Wook Jung (2006). Laparoscopic versus Open Radical Nephrectomy in Renal Cell Carcinoma: Long-Term Oncologic Outcomes. J.Urol vol 122. pp 102-106
69. Dunn MD, Portis AJ (1999). Laparoscopic versus open radical nephrectomy: a 9-year experience. J.Urol vol 122. pp 100-105
70. Waters W.B (1979). Aggressive surgical approach to renal cell carcinoma: review of 132 cases. J.Urol vol 122. pp 106-108.
71. Marsh C.R (1995). Rational for total nephrectomy for suspected renal cell. Sem. Uro. Oncol.vol.13.pp 67-681.
72. Novick A.C (1996). Surgical enucleation for renal cell carcinoma. J.Uro. vol 135,pp 135-138.
73. Amin MB (2003). Prognostic impact of histologic subtyping of adult renal epithelial neoplasms: an experience of 405 cases. J Urol. Vol 72, pp460.
74. Michael L (2004). A protocol for performing extended lymph node dissection using primary tumor pathological fearures for patients treart with radical nephrectomy for cell renal carcinoma. J Urol. Vol172, pp465.
75. Blom JH, Van Poppel H (1999). Ical nephrectomy with and without lymph node dissection: preliminary results of the EORTC randomized phase III protocol 30881. EORTC Genitourinary Group. Eur Urol. 1999 Vol 36(6):570-5
76. Antonelli A (2007). The follow-up management of non-metastatic renal cell carcinoma: definition of a surveillance protocol. BJU Int. 2007 Vol; 99(2):296-300.
77. Itano N.B., Blute M.L., Spotts B. (2000). Outcome of isolated renal cell carcinoma fossa recurrence after nephrectomy. J Urol, 164: 322-325.
78. Bromwich E, Aitchison M. (2002). How should patients be followed up after radical nephectomy for renal cell carcinoma. BJU international,89;1-4.