Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm túi mật cấp ở người cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm túi mật cấp ở người cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 8/2016 đến 8/2018.Viêm túi mật cấp (VTMC) là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính của túi mật, nguyên nhân thường gặp là do sỏi túi mật, ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân khác như chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật, suy đa tạng, thiếu máu cục bộ, rối loạn vận động của túi mật và ống túi mật, tổn thương hóa học trực tiếp, nhiễm trùng hay ký sinh trùng, bệnh collagen và phản ứng dị ứng…[1],[2],[3]. 90%-95% các trường hợp viêm túi mật cấp có sự hiện diện của sỏi, 5%-10% còn lại là viêm túi mật cấp không do sỏi [1],[3],[4],[5].
Viêm túi mật là một cấp cứu ngoại khoa đứng hàng đầu trong cấp cứu bụng ở các nước phát triển, ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng gặp nhiều. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi [2],[4],[6]. Trên thế giới theo thống kê cuả Riall TS và cộng sự (2010) bệnh sỏi mật là bệnh tiêu hóa tốn kém nhất ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sỏi mật tăng mạnh theo độ tuổi, trong đó bệnh lý phổ biến nhất cần can thiệp ở bệnh nhân cao tuổi là viêm túi mật cấp tính [7]. Tại Việt Nam theo thống kê của Trần Bảo Long tỷ lệ người bị viêm túi mật từ 60 tuổi trở lên chiếm 74% [8]. Nhóm tác giả Trần Văn Phơi và Nguyễn Hoàng Bắc nghiên cứu trên 322 BN có sỏi TM trong đó độ tuổi trên 60 là 100 BN [9].
Viêm túi mật ở người cao tuổi thường gặp khó khăn về chẩn đoán bởi ngoài những lý do chung giống như người bình thường (sự thay đổi vị trí của túi mật, ảnh hưởng của việc dùng thuốc giảm đau, kháng sinh…), còn có thêm những đặc thù riêng về tuổi tác, tâm lý, khả năng phối hợp của bệnh nhân (BN) với thầy thuốc khi thăm khám, các bệnh mạn tính kèm theo, các phản ứng của cơ thể suy giảm làm cho các triệu chứng lâm sàng không điển hình, dẫn đến chẩn đoán muộn, xử trí chậm và kết quả điều trị hạn chế [8],[9],[10]. Hiện nay theo quy ước thống kê dân số học của Liên hiệp quốc, tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như ở Việt Nam những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi [11].
Đối với người cao tuổi, do quá trình lão hóa chức năng của các cơ quan thường bị suy giảm, các chức năng sinh lý của cơ thể bị rối loạn nên khi có phẫu thuật thì phản ứng bảo vệ và khả năng tự điều chỉnh sinh lý chậm hơn so với người trẻ [10]. Mặt khác người cao tuổi thường mắc các bệnh phối hợp nên dễ dẫn đến các tai biến và biến chứng trong mổ. Vấn đề đặt ra là cần phải thăm khám một cách toàn diện, tỉ mỉ trước khi phẫu thuật, phân loại bệnh nhân trước mổ, phát hiện và điều trị các bệnh lý kèm theo, chỉ định và lựa chọn phương pháp mổ hợp lý, theo dõi sát sau mổ để phòng và phát hiện sớm các biến chứng sau mổ.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm túi mật cấp ở người cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 8/2016 đến 8/2018” với hai mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong viêm túi mật cấp ở người cao tuổi được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 8/2016 đến 8/2018.
2. Đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật viêm túi mật cấp ở người cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 8/2016 đến 8/2018.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu túi mật và đường mật 3
1.1.1. Giải phẫu túi mật 3
1.1.2. Đường mật chính. 4
1.1.3. Tam giác gan mật, tam giác Calot. 5
1.1.4. Các thay đổi về giải phẫu của túi mật và động mạch túi mật 6
1.2. Chức năng sinh lý của túi mật. 11
1.3. Giải phẫu bệnh học của viêm TM 12
1.4. Viêm túi mật cấp 13
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 14
1.4.2. Cận lâm sàng 15
1.4.3. Biến chứng của VTMC 16
1.5. Chẩn đoán viêm túi mật cấp. 17
1.5.1. Chẩn đoán xác định 17
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt 17
1.6. Điều trị viêm túi mật cấp 18
1.6.1. Điều trị nội khoa 18
1.6.2. Phẫu thuật cắt túi mật 18
1.6.3. Các chỉ số đánh giá mức độ nặng và thái độ xử trí viêm túi mật cấp theo Tokyo guidelines 2007 và cập nhật năm 2013 20
1.7. Hội chứng sau phẫu thuật cắt TM 21
1.8. Đặc điểm sinh lý, bệnh lý, phẫu thuật ở người cao tuổi 22
1.8.1. Sinh lý người cao tuổi 22
1.8.2. Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi 22
1.8.3. Đặc điểm phẫu thuật ở người cao tuổi 23
1.9. Các nghiên cứu liên quan đến phẫu thuật điều trị viêm túi mật cấp ở người cao tuổi. 23
1.9.1. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. 23
1.9.2. Các nghiên cứu trong nước 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Đối tượng 26
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh 26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.2. Các bước nghiên cứu 27
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 28
2.3.1. Đặc điểm chung 28
2.3.2. Tiền sử 28
2.3.3. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng 28
2.3.4. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng 29
2.3.5. Đánh giá phân loại bệnh nhân 31
2.3.6. Điều trị phẫu thuật 31
2.3.7. Kết quả phẫu thuật 32
2.3.8. Chăm sóc hậu phẫu 32
2.3.9. Biến chứng sau mổ 32
2.3.10. Phân loại kết quả sớm: 33
2.4. Xử lý số liệu 33
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm chung. 34
3.1.1. Tuổi 34
3.1.2. Giới 34
3.1.3. Nghề nghiệp 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 35
3.2.1. Tiền sử 35
3.2.2. Nguyên nhân gây VTMC 36
3.2.3. Lâm sàng 37
3.2.4. Triệu chứng cận lâm sàng 38
3.2.5. Phân loại bệnh nhân trước mổ theo ASA 41
3.3. Kết quả điều trị 41
3.3.1. Thời điểm phẫu thuật 41
3.3.2. Loại phẫu thuật 41
3.3.3. Phương thức phẫu thuật 42
3.3.4. Thời gian mổ 43
3.3.5. Tình trạng túi mật phát hiện trong mổ 44
3.3.6. Đặt dẫn lưu dưới gan 45
3.3.7. Tai biến trong mổ 45
3.3.8. Diễn biến hậu phẫu 46
3.3.9. Biến chứng sau mổ và phương pháp xử trí 47
3.4. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn 48
3.5. Giải phẫu bệnh 50
3.6. Đánh giá kết quả sớm sau mổ 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm chung 53
4.1.1. Tuổi 53
4.1.2. Giới 54
4.1.3. Nghề nghiệp 54
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 55
4.2.1. Tiền sử bệnh 55
4.2.2. Nguyên nhân gây VTMC 56
4.2.3. Lâm sàng 57
4.2.4. Cận lâm sàng 60
4.2.5. Phân loại ASA 64
4.3. Kết quả điều trị 64
4.3.1. Thời điểm phẫu thuật 64
4.3.2. Phân loại và phương thức phẫu thuật 66
4.3.3. Thời gian mổ 67
4.3.4. Tình trạng túi mật phát hiện trong mổ 68
4.3.5. Đặt dẫn lưu dưới gan 69
4.3.6. Tai biến trong mổ 70
4.3.7. Diễn biến hậu phẫu 71
4.3.8. Biến chứng sau mổ và phương pháp xử trí 72
4.4. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn 74
4.5. Giải phẫu bệnh lý 75
4.6. Đánh giá kết quả sớm sau mổ 76
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 34
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp 35
Bảng 3.3. Tiền sử nội khoa 35
Bảng 3.4. Tiền sử ngoại khoa 36
Bảng 3.5. Nguyên nhân gây VTMC 36
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng và toàn thân. 37
Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể 38
Bảng 3.8. Số lượng bạch cầu trước mổ 38
Bảng 3.9. Tỷ lệ prothrombin 39
Bảng 3.10. Men gan, bilirubin và glucoza máu 39
Bảng 3.11. Đặc điểm siêu âm 40
Bảng 3.12. Phân loại bệnh nhân theo ASA 41
Bảng 3.13. Thời điểm phẫu thuật 41
Bảng 3.14. Phương thức phẫu thuật 42
Bảng 3.15. Phương thức phẫu thuật với tuổi bệnh nhân. 42
Bảng 3.16. Thời gian mổ trung bình (phút) 43
Bảng 3.17. Liên quan thời gian mổ và thời điểm phẫu thuật 43
Bảng 3.18. Tình trạng túi mật phát hiện trong mổ 44
Bảng 3.19. Liên quan giữa tình trạng túi mật trong mổ với thời điểm phẫu thuật 44
Bảng 3.20. Tình trạng túi mật trong mổ và bạch cầu 44
Bảng 3.21. Đặt dẫn lưu dưới gan 45
Bảng 3.22. Loại tai biến 45
Bảng 3.23. Diễn biến hậu phẫu 46
Bảng 3.24. Liên quan giữa biến chứng sau mổ và phương thức phẫu thuật 47
Bảng 3.25. Loại biến chứng và xử trí 48
Bảng 3.26. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn 48
Bảng 3.27. Loại vi khuẩn 49
Bảng 3.28. Liên quan giữa nguyên nhân VTMC với nuôi cấy vi khuẩn 49
Bảng 3.29. Tổn thương túi mật trên giải phẫu bệnh 50
Bảng 3.30. Liên quan giữa kết quả GPB với thời điểm phẫu thuật 50
Bảng 3.31. Phân loại kết quả sớm sau mổ 51
Bảng 4.1. Kết quả sớm sau mổ 76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giới tính 34
Biểu đồ 3.2. Điện tim và Xquang phổi 40
Biểu đồ 3.3. Loại phẫu thuật 41
Biểu đồ 3.4. Tai biến trong mổ với thời điểm phẫu thuật 45
Biểu đồ 3.5. Phối hợp kháng sinh 46
Biểu đồ 3.6. Biến chứng sau mổ và thời điểm phẫu thuật 47
Biểu đồ 3.7. Kết quả phẫu thuật với phương thức phẫu thuật. 51
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu của túi mật 3
Hình 1.2. Dạng 2 túi mật xuất phát từ 1 mầm 7
Hình 1.3. Dạng 2 túi mật xuất phát từ nhiều mầm 7
Hình 1.4. Các ống khác thường 8
Hình 1.5. Các dạng thay đổi về chỗ hợp nhau của ống túi mật và ống gan chung 9
Hình 1.6. Các thay đổi về giải phẫu của động mạch túi mật 10
Hình 4.1: Hình ảnh siêu âm VTMC 63
Hình 4.2: Hình ảnh VTMC trong mổ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kimura Y., Takada T. et al (2007), Definitions, pathophysiology, and epidemiology of acute cholangitis and cholecystitis: Tokyo Guidelines, J Hepatobiliary Pancreat Surg, 14(1), tr. 15-26.
2. Barie P. S.Eachempati S. R. (2003), Acute acalculous cholecystitis, Curr Gastroenterol Rep, 5(4), tr. 302-9.
3. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2003), Viêm túi mật cấp, nhà xuất bản Y học, 113-119.
4. Đoàn Thanh Tùng (2005), Viêm túi mật cấp, Cấp cứu ngoại khoa tiêu hoá, NXB Y học, Hà Nội, tr. 158 – 164.
5. Đặng Hanh Đệ (2013), Viêm túi mật cấp tính, chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoại khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 401 – 402.
6. Bhandari T. R.Shahi S. (2017), Laparoscopic Cholecystectomy in the Elderly: An Experience at a Tertiary Care Hospital in Western Nepal, 2017, tr. 8204578.
7. Riall T. S., Zhang D. et al (2010), Failure to perform cholecystectomy for acute cholecystitis in elderly patients is associated with increased morbidity, mortality, and cost, J Am Coll Surg, 210(5), tr. 668-77, 677-9.
8. Trần Bảo Long, Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn Tiến Quyết, và cộng sự (2000), Phẫu thuật sỏi mật ở người già: nhận 152 trrường hợp, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề bệnh gan mật, tr. 149 – 152.
9. Trần Văn Phơi, Nguyễn Hoàng Bắc (2003), Phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 35-38.
10. Ekici U., Yilmaz S. et al (2018), Comparative Analysis of Laparoscopic Cholecystectomy Performed in the Elderly and Younger Patients: Should We Abstain from Laparoscopic Cholecystectomy in the Elderly?, Cureus, 10(6), tr. e2888.
11. Phạm Khuê (2003), Đại cương bệnh học người có tuổi, Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản y học, 416-422.
12. Netter F. H (2011), Atlas giải phẫu người, Túi mật, các ống dẫn mật ngoài gan và ống tụy, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 280.
13. Trịnh Văn Minh (2007), Giải phẫu người, tập 2, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 402-405.
14. Đỗ Xuân Hợp (1968), Các đường dẫn mật, in Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản thể dục thể thao, Hà Nội, tr. 164-170.
15. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2012), Sỏi túi mật, Sỏi đường mật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 309-333.
16. Du Plessis D. J. (1975), “The biliary passages”, A synopsis of surgical anatomy ( eleventh edition), P G publishing pte ltd, tr. 84.
17. Karaliotas C. C. (2006), ” Anatomical variations and anomalies of th biliary tree, veins and arteries”, Liver and Biliary Tract Surgery SpringerWienNewYork, tr. 35- 48.
18. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2012), Giải phẫu gan và đường mật, in Sỏi đường mật. , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 3- 28.
19. Đỗ Kim Sơn (1967), Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 164 -170.
20. Nguyễn Khánh Trạch (2000), Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 156 – 169.
21. Nguyễn Tư An (1988), Hệ thống tiêu hoá”, Mô học, Bộ môn Mô phôi, Học viện Quân Y, tr. 249.
22. Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung (2009), Giải phẫu Bệnh học, NXB Giáo dục, tr. 377-379.
23. Indar A. A.Beckingham I. J. (2002), Acute cholecystitis, Bmj, 325(7365), tr. 639-43.
24. Yagi Y., Sasaki S. et al (2015), Massive pneumoretroperitoneum arising from emphysematous cholecystitis: a case report and the literature review, BMC Gastroenterol, 15, tr. 114.
25. Nguyễn Cường Thịnh; Vũ Văn Quang (2013), Điều trị ngoại khoa viêm túi mật cấp, Tạp chí gan mật Việt Nam, 24, tr. 56-61.
26. Nguyễn Duy Huề (2005), Chẩn đoán siêu âm sỏi mật, Phẫu thuật gan mật, NXB Y học, tr. 75-86.
27. Takada T., Strasberg S. M. et al (2013), TG13: Updated Tokyo Guidelines for the management of acute cholangitis and cholecystitis, J Hepatobiliary Pancreat Sci, 20(1), tr. 1-7.
28. Jani K., Rajan P. S. et al (2006), Twenty years after Erich Muhe: Persisting controversies with the gold standard of laparoscopic cholecystectomy, J Minim Access Surg, 2(2), tr. 49-58.
29. Hà Văn Quyết (2013), phẫu thuật nội soi cắt túi mật, bài giảng phẫu thuật nội soi cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 149 – 154.
30. Hà Văn Quyết, Hoàng Việt Dũng (2007), Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và kết quả điều trị phẫu thuật viêm túi mật ở người cao tuổi Tạp chí ngoại khoa số 4, tập 57, tr. 40-44.
31. Trần Bình Giang (2003), Phẫu thuật cắt túi mật nội soi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 309-327.
32. Trần Bình Giang (2008), Phẫu thuật cắt túi mật, Phẫu thuật gan mật, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 99-119.
33. do Amaral P. C., Azaro Filho Ede M. et al (2006), Laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis in elderly patients, Jsls, 10(4), tr. 479-83.
34. Teixeira J. P., Ribeiro C. et al (2014), Laparoscopic cholecystectomy in acute cholecystitis in the elderly, Hepatogastroenterology, 61(129), tr. 18-21.
35. Annamaneni R. K., Moraitis D. et al (2005), Laparoscopic cholecystectomy in the elderly, Jsls, 9(4), tr. 408-10.
36. Agrusa A., Romano G. et al (2014), Role and outcomes of laparoscopic cholecystectomy in the elderly, Int J Surg, 12 Suppl 2, tr. S37-s39.
37. Hoàng Việt Dũng (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật viêm túi mật ở người cao tuổi, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
38. Lê Trung Hải (2010), Phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi túi mật đơn thuần ở người cao tuổi, Tạp chí Y Dược học quân sự, 3, tr. 132 – 139.
39. Phạm Thành Suôl, Nguyễn Thanh Quân (2015), Phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp ở người cao tuổi, tạp chí Y học Việt Nam, 2(729), tr. 116-117.
40. Magi E. (1997), ASA classification and perioperative variables as predictors of postoperative outcome, Br J Anaesth, 78(2), tr. 228.
41. Wolters U. (1996), ASA classification and perioperative variables as predictors of postoperative outcome, British Journal of anesthesia, 77, tr. 217-222.
42. Phạm Hà Bắc (2004), Đánh giá kết quả điều trị cắt túi mật nội soi ở người có tuổi từ 60 trở lên, Trường đại học Y Huế, Huế.
43. Malik A. M., Laghari A. A. et al (2007), Laparoscopic cholecystectomy in the elderly patients. An experience at Liaquat University Hospital Jamshoro, J Ayub Med Coll Abbottabad, 19(4), tr. 45-8.
44. Đỗ Kim Sơn, Trần Gia Khánh và cộng sự (1995), Phẫu thuật sỏi đường mật tại Bệnh viện Việt Đức trong 10 năm (1976-1985) 1139 trường hợp, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Việt Đức, tr. 188-195.
45. Caglia P., Costa S. et al (2012), Can laparoscopic cholecystectomy be safety performed in the elderly?, Ann Ital Chir, 83(1), tr. 21-4.
46. Bingener J., Richards M. L. et al (2003), Laparoscopic cholecystectomy for elderly patients: gold standard for golden years?, Arch Surg, 138(5), tr. 531-5; discussion 535-6.
47. Diêm Đăng Bình, Nguyễn Cường Thịnh (2008), Phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao tuổi, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,, 12 (4), tr. 7-10.
48. Trịnh Vũ Kiến (2016), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
49. Shafiq M.Zafar Y. (2018), Acute Acalculous Cholecystitis in the Setting of Negative Ultrasound and Computed Tomography Scan of the Abdomen, Cureus, 10(2), tr. 2243.
50. Haines F. X.Kane J. T. (1948), Acute Torsion of the Gallbladder, Ann Surg, 128(2), tr. 253-6.
51. Koyanagi T.Sato K. (2012), Complete gallbladder torsion diagnosed with sequential computed tomography scans: a case report, J Med Case Rep, 6, tr. 289.
52. Lê Quang Minh (2012), Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội.
53. Đặng Thành Đông (2010), Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phẫu thuật nội soi cắt túi mật cấp cứu do viêm túi mật cấp, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
54. Vũ Bích Hạnh (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi, Học viện Quân y, Hà Nội.
55. Gourgiotis S. (2007), “Laparoscopic Cholecystectomy: a Safe Approach for Management of Acute Cholecystitis”,, Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons,, 11, tr. 219–224.
56. Trần Đình Thơ (1995), Góp phần tìm hiểu một số đặc điểm bệnh lý sỏi túi mật ở Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
57. Đỗ Kim Sơn; Nguyễn Mạnh Cường (1993), Điều trị viêm túi mật cấp tính đơn thuần, Ngoại khoa số 5, 23, tr. 9 – 13.
58. Nguyễn Cường Thịnh (2006), Cắt túi mật nội soi trong điều trị viêm túi mật cấp, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (4), tr. 53-56.
59. Gruber P. J.Silverman R. A. (1996), Presence of fever and leukocytosis in acute cholecystitis.:, Ann Emerg Med, 28, tr. 273–277.
60. Lê quang Minh, Nguyễn Cường Thịnh (2009), Lựa chọn thời gian cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp, Tạp chí ngoại khoa Tập 59, số 3/2009, tr. 31-37.
61. Chang C. (2009), Acute transient hepatocellular injury in cholelithiasis and cholecystitis without evidence of choledocholithiasis, World Journal of Gastroenterology, 15(30), tr. 3788-3792.
62. Girgin S. (2006), Factors Affecting Morbidity and Mortality in Gangrenous Cholecystitis, Acta chir belg, 106, tr. 545-549.
63. Phan Khánh Việt (2016), Nghiên cứu phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp do sỏi, Học viên Quân Y, Hà Nội.
64. Hoàng Mạnh An (2009), Đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp do sỏi bằng phẫu thuật nội soi, Tạp chí Y Dược học quân sự, 34(4), tr. 81-85.
65. Al-Mulhim A. A. (2008), Timing of Early Laparoscopic Cholecystectomy for Acute Cholecystitis, JSLS, 12, tr. 282–287.
66. González F. J. (2009), “ Early or delayed laparoscopic cholecystectomy in acute cholecystitis? Conclusions of a controlled trial “, , Hepatogastroenterology,, 56(89), tr. 11-6.
67. Qureshi A. (2012), “Early Laparoscopic Cholecystectomy forAcute Calculous Cholecystitis: What is the Optimal Timing?”, Journal of Surgery Pakistan , , 17(1), tr. 12- 15.
68. Hartwig W.Buchler M. W. (2014), Acute cholecystitis: early versus delayed surgery, Adv Surg, 48, tr. 155-64.
69. Yetkin G., Uludag M. et al (2009), Predictive factors for conversion of laparoscopic cholecystectomy in patients with acute cholecystitis, Bratisl Lek Listy, 110(11), tr. 688-91.
70. Yokota Y., Tomimaru Y. et al (2018), Surgical outcomes of laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis in elderly patients, Asian J Endosc Surg.
71. Đỗ Mạnh Hùng (2013), Tai biến của cắt túi mật nội soi, bài giảng phẫu thuật nội soi cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 155 – 161.
72. Lê Trường Chiến, Nguyễn Tấn Cường, Phạm Hữu Thiện Chí và cs (2010), Phẫu thuật nội soi điều trị viêm túi mật cấp: Đánh giá lại kết quả qua 686 ca, Ngoại khoa (Chuyên đề SĐB: Đại hội hội phẫu thuật nội soi Châu Á Thái Bình Dương (ELSA) lần thứ X), 60 (4,5,6), tr. 61-67.
73. Wu B., Buddensick T. J. et al (2014), Predicting gangrenous cholecystitis, HPB (Oxford), 16(9), tr. 801-6.
74. Mendoza-Calderon C., Sotelo J. W. et al (2018), Gallbladder to the left side of the falciform ligament in absence of Situs Inversus “Sinistroposition” – Case series of 2 patients with this anomaly who underwent mini-laparoscopic cholecystectomy, Int J Surg Case Rep, 50, tr. 36-41.
75. Đỗ Kim Sơn (2003), Nghiên cứu nguyên nhân và phương pháp xử lý tai biến và biến chứng của PT CTMNS tại Bệnh viện Việt Đức., Ngoại khoa số II, 2, tr. 9-13.
76. Lai P. B., Kwong K. H. et al (1998), Randomized trial of early versus delayed laparoscopic cholecystectomy for acute cholecystitis, Br J Surg, 85(6), tr. 764-7.
77. Kao L. S., Ball C. G. et al (2018), Evidence-based Reviews in Surgery: Early Cholecystectomy for Cholecystitis, Ann Surg.
78. Karamanos E., Sivrikoz E. et al (2013), Effect of diabetes on outcomes in patients undergoing emergent cholecystectomy for acute cholecystitis, World J Surg, 37(10), tr. 2257-64.
79. Trịnh Hồng Sơn (2004), Những biến đổi giải phẫu đường mật, ứng dụng phẫu thuật, NXB Y học 2004, Hà Nội, 34 – 55.
80. Cuschieri A., et al (2000), Cholecystitis surgery of liver and biliary tract, 3rd Edition, tr. 655-674.
81. Sattar I., Aziz A. et al (2007), Frequency of infection in cholelithiasis, J Coll Physicians Surg Pak, 17(1), tr. 48-50.
82. Nguyễn Văn Bằng (2001), Đối chiếu lâm sàng, giải phẫu bệnh qua 233 trường hợp cắt túi mật tại bệnh viện Hữu Nghị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 422 – 425.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com