Đánh giá kết quả điều trị phối hợp hóa – xạ trị trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IV tại bệnh viện K
Ung thư vòm họng (UTVH) là một bệnh đặc biệt của ung thư vùng đầu và cổ, có đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm mô học và cả chiến lược điều trị đều khác biệt so với các nhóm ung thư đầu cổ khác. UTVH là bệnh hiếm gặp trên thế giới nhưng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Châu Phi và một số nước ở Đông nam Á, rất hiếm gặp ở châu Âu, châu Mỹ. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở vùng Nam Trung Quốc và Hồng Kông: 30-100/100.000 dân. Nhóm tuổi có nguy cơ mắc cao từ 40-50, nam/ nữ là 2/1-3/1[14][15][38].
Ở Việt Nam, UTVH có tỷ lệ mắc cao, là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất. Theo ghi nhận ung thư Hà Nội, giai đoạn 2001-2004, thì
UTVH là bệnh đứng thứ tư trong các loại ung thư nói chung ở nam giới, hàng thứ 7 ở nữ giới. Tỷ lệ mắc ở nam là 7.8 và ở nữ là 3.3/ 100.000 dân . Hàng năm có khoảng từ 400-450 trường hợp đến Bệnh viện K để điều trị, trong đó chủ yếu là týp ung thư biểu mô không biệt hoá (UCNT)[5][14]15].
Đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước xạ trị đơn thần vẫn là phương pháp điều trị chính cho UTVH. Các chuyên gia trong ngành ung thư đều cho rằng loại UTVH rất khó được kiểm soát nếu chỉ dùng xạ trị, vì tỷ lệ thất bại tại chỗ và di căn xa sau điều trị tương đối cao. Tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân UTVH giai đoạn I, II là trên 70%, tuy nhiên khi bệnh ở giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc lan tràn (giai đoạn III, IV) thì dù kiểm soát khối u và hạch khá tốt sau điều trị xạ trị đơn thuần nhưng tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa sau điều trị cũng khá cao, có thể lên tới 21,7% và 46,4%, do vậy tỷ lệ sống thêm 5 năm ở giai đoạn này chỉ còn khoảng 10- 40%[7][19].
Do UTVH khá nhạy cảm với xạ trị và hóa chất nên đã có nhiều nghiên cứu phối hợp hóa xạ trị đã được thực hiện. Năm 1998 thử nghiệm lâm sàng 0099 tại bắc Mỹ đã đưa ra kết quả của điều trị pha III hóa xạ trị đồng thời kèm theo hóa chất bổ trợ cho UTVH giai đoạn III, IV và đã trở thành phác đồ điều trị chuẩn (Guideline-NPC), sau đó một số tác giả ở Hồng Kông và Singapo cũng tiến hành áp dụng phác đồ này. Tuy kết quả của các nghiên cứu này cũng cải thiện thời gian sống thêm của bệnh nhân nhưng tỷ lệ hoàn thành đủ theo phác đồ của điều trị không được như mong đợi và thời gian gián đoạn điều trị kéo dài do biến chứng cấp[22].
Bệnh viện K đã áp dụng điều trị bệnh nhân UTVH theo phác đồ trên nhưng một thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ điều trị đủ theo phác đồ rất thấp, chỉ khoảng 55,5% số bệnh nhân được điều trị đủ liều dự kiến, nguyên nhân là độc tính cấp của phác đồ [8].
Từ tháng 5/2005 đến tháng 1/2007, khoa Xạ 1 và khoa Nội 1- Bệnh viện K đã tiến hành điều trị cho 51 bệnh nhân UTVH giai đoạn III, IV (N2-3) theo phác đồ hóa-xạ trị (HXT) cisplatin liều thấp hàng tuần trong 6 tuần xạ trị kèm hóa chất bổ trợ sau đó ( thử nghiệm lâm sàng pha II hợp tác với Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á- FNCA). Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy: Độc tính cấp của phác đồ thấp, tỷ lệ chấp nhận phác đồ cao hơn và đáp ứng điều trị khá tốt[ 18]. Để có kết quả toàn bộ của phác đồ trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu:
– Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư vòm họng giai đoạn III- IVB(N2,3)
– Đánh giá kết quả điều trị phối hợp Hoá xạ trị đồng thời có hóa chất bổ trợ.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. 1 Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 3
1.1.1 Dịch tễ học 3
1.1.2 Các yếu tố nguy cơ 3
1.2 Sơ lược về giải phẫu 5
1.2.1 Giải phẫu vòm họng 5
1.2.2 Giải phẫu hệ hạch cổ liên quan 6
1.3 Đặc điểm bệnh học 7
1.4 Chẩn đoán 10
1.4.1 Chẩn đoán xác định 10
1.4.2 Chẩn đoán giai đoạn TNM (khối u, hạch, di căn xa) 10
1.4.3 Chẩn đoán giai đoạn 11
1.4.4 Chẩn đoán mô bệnh học: 12
1.5 Điều trị 13
1.5.1 Phẫu thuật 13
1.5.2 Hóa chất 13
1.5.3 Xạ trị……. 13
1.5.4 Xu hướng điều trị UTVH giai đoạn tiến triển tại chỗ hiện nay và
kết quả điều trị: 15
1.6 Các biến chứng muộn do xạ trị 17
1.7 Hóa chất chính sử dụng trong nghiên cứu 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1 Khám lâm sàng 22
2.2.2 Khám cận lâm sàng: 23
2.2.3 Chẩn đoán 23
2.2.4 Điều trị: 24
2.2.5 Đánh giá đáp ứng điều trị 27
2.2.6 Đánh giá trong và sau điều trị 28
2.2.7 Đánh giá về toàn trạng:theo PS 29
2.2.8 Đánh giá biến chứng của điều trị 29
2.2.9 Đánh giá sống thêm 30
2.2.10 Đánh giá tái phát, di căn 30
2.3 Thu thập và xử lý số liệu 31
2.4. Thời gian nghiên cứu 31
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu 33
3.1.1 Tuổi 33
3.1.2 Giới 34
3.1.3 Lý do vào viện 34
3.1.4 Thời gian xuất hiện triệu chứng ban đầu kể từ khi đến viện 35
3.1.5 Triệu chứng cơ năng 36
3.1.6 Phân bố giai đoạn 37
3.2 Kết quả điều trị 38
3.2.1 Thực hiện quy trình điều trị 38
3.2.2 Gián đoạn điều trị trong thời gian hóa xạ trị 40
3.2.3 Chỉ số toàn trạng khi điều trị 41
3.2.4 Độc tính của giai đoạn hóa xạ trị đồng thời trên lâm sàng 42
3.2.5 Độc tính trên máu ngoại vi và chức năng gan thận giai đoạn HXT .. 43
3.2.6 Độc tính trên máu ngoại vi và chức năng gan thận giai đoạn bổ trợ. 44
3.2.7 Đáp ứng sau điều trị 45
3.2.8 Sống thêm toàn bộ của nghiên cứu 46
3.2.9 Sống thêm toàn bộ liên quan đến giai đoạn bệnh 47
3.2.10 Sống thêm toàn bộ liên quan đến gián đoạn điều trị 48
3.2.11 Sống thêm toàn bộ liên quan đến chấp hành phác đồ 49
3.2.12 Sống thêm không bệnh của nghiên cứu 50
3.2.13 Sống thêm không bệnh liên quan đến gián đoạn điều trị 51
3.2.14 Sống thêm không bệnh liên quan đến chấp hành HXT 52
3.2.15 Các biến chứng muộn của phác đồ 53
3.2.15 Tái phát và di căn 53
Chương 4: BàN luẬn 55
4.1 Đặc điểm bệnh nhân 55
4.1.1 Tuổi, giới 55
4.1.2 Lí do vào viện, thời gian xuất hiện triệu chứng cơ năng 55
4.1.3 Triệu chứng cơ năng 56
4.1.4 Đặc điểm u, hạch và phân bố giai đoạn 56
4.2 Kết quả điều trị 57
4.2.1 Thực hiện qui trình điều trị 57
4.2.2 Đáp ứng điều trị gần 63
4.2.3 Đáp ứng điều trị xa (sống thêm, tái phát, di căn, biến chứng muộn)
.ĩ. ‘ …64
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích