Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007 – 2009
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007 – 2009.Sỏi tiết niệu là một bệnh lý thường gặp với tỷ lệ bệnh vào khoảng 2 – 3% dân số và thay đổi tuỳ theo từng vùng. Tần suất bệnh sỏi tiết niệu thay đổi theo tuổi, giới, chủng tộc và cao hơn ở những cộng đồng sống ở vùng núi cao, sa mạc và nhiệt đới. Ở Mỹ tỷ lệ sỏi tiết niệu ở đàn ông là 12%, phụ nữ 6%. Tỷ lệ sỏi có chiều hướng tăng cao do sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán bệnh sớm hơn và rộng hơn. Các nước như Nhật Bản và Đức tỷ lệ này cũng tăng lên trong những năm gần đây.
Việt Nam là một nước nằm trên bản đồ vùng sỏi của Humberger và Higgins [20]. Tỷ lệ bệnh nhân sỏi tiết niệu chiếm khoảng 1 – 3% dân số và chiếm 30 – 40% bệnh lý tiết niệu nói chung [18], [40], [43], [87]. Tại khoa tiết niệu bệnh viện Việt Đức, trong 10 năm (1982 – 1991) tỷ lệ bệnh nhân đến khám vì sỏi tiết niệu chiếm 38% so với tổng số bệnh nhân đến khám bệnh tiết niệu nói chung. Số bệnh nhân điều trị sỏi tiết niệu chiếm 50% so với tổng số các bệnh tiết niệu được điều trị tại khoa [27]. Phần lớn sỏi NQ là do sỏi thận rơi xuống (khoảng 80%), còn lại là do sỏi sinh ra tại chỗ do dị dạng, hẹp NQ [2], [43]. Hiện nay tỷ lệ sỏi NQ có xu hướng tăng lên tương đối do các can thiệp ít sang chấn điều trị sỏi thận làm sỏi vỡ thành các mảnh nhỏ di chuyển xuống. Sỏi NQ tuy chiếm tỷ lệ ít hơn so với sỏi thận nhưng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thận sớm hơn (ứ nước, ứ mủ đài bể thận…) khi sỏi gây bít tắc NQ và có kèm theo biến chứng nhiễm khuẩn niệu [18], [31], [42].
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu: Điều trị nội khoa, TSNCT, TSNS, tán sỏi qua da, phẫu thuật mở và PTNS lấy sỏi trong và ngoài phúc mạc. Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào vị trí, tính chất, số lượng sỏi, tình trạng chức năng thận, trang thiết bị và kinh nghiệm của phẫu thuật viên…Cho đến nay can thiệp ngoại khoa vẫn là lựa chọn quan trọng trong điều trị sỏi NQ.
Hiện nay các phương pháp điều trị ít xâm lấn ngày càng được ưa chuộng vì tính hiệu quả, an toàn và tính thẫm mỹ cao. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi là một trong các phương pháp ít xâm lấn đã được áp dụng phổ biến tại nhiều Bệnh viện trên phạm vi cả nưóc, và đạt được nhiều kết quả tốt. Qua đó cũng thể hiện rõ được những lợi thế của phương pháp được xem là thay thế cho phẫu thuật mở trong những trường hợp thất bại sau tán sỏi ngược dòng, lấy sỏi qua da…
Tại bệnh viện Việt Đức phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản được thực hiện từ năm 2004. Hiện nay phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản ngoài phúc mạc được thực hiện thường qui tại nhiều bệnh viện và dần thay thế phẫu thuật mổ mở vì những ưu điểm vượt trội của nó. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về kết quả của phương pháp phẫu thuật này, do vậy chúng tôi thực hiện đề tài : “ Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007 – 2009” nhằm hai mục đích:
1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên bằng phẫu thuật nội
soi ngoài phúc mạc.
2. Nhận xét kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
nội soi ngoài phúc mạc trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên.
MỤC LỤC
0HĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Nhắc lại giải phẫu, sinh lý niệu quản 3
1.1.1. Giải phẫu niệu quản 3
1.1.2. Sinh lý niệu quản 7
1.1.3. Sinh lý bệnh đường tiết niệu trên do sỏi niệu quản 8
1.1.4. Biểu hiện lâm sàng các biến chứng chính của sỏi niệu quản 10
1.1.5. Cơ chế tạo sỏi tiết niệu 11
1.2. Triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên 12
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 12
1.2.2. Cận lâm sàng 13
1.3. Chẩn đoán sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên 15
1.3.1. Chẩn đoán xác định 15
1.3.2. Chẩn đoán phân biệt 16
1.4. Điều trị 16
1.4.1. Nguyên tắc điều trị 16
1.4.2. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản 16
1.5. Theo dõi sau điều trị 19
1.6. Chỉ định và chống chỉ định của phẫu thuật nội soi sau phúc mạc 20
1.6.1. Chỉ định 20
1.6.2. Chống chỉ định 21
1.7. Các tai biến, biến chứng của phẫu thuật nội soi 21
1.7.1. Các tai biến, biến chứng chung do phẫu thuật nội soi 21
1.7.2. Các tai biến trong quá trình PTNS sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 23
1.7.3. Các biến chứng sau PTNS sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 1/3 trên 24
1.8. Các ưu điểm và hạn chế của PTNS SPM lấy sỏi NQ 1/3 trên 26
1.8.1. Các ưu điểm 26
1.8.2. Những hạn chế và nhược điểm 26
1.9. Tình hình phẫu thuậtnội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản trên thế giói vàViệtNam 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2. 1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu: 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Kỹ thuật phương pháp PTNS sau phúc mạc lấy sỏi NQ 1/3 trên 31
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 33
2.3.3. Đánh giá kết quả điều trị 37
2.4. Xử lý số liệu: 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40
3.1.1. Tuổi, giói 40
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư 41
3.1.3. Tiền sử bệnh nhân 41
3.1.4. Bệnh lý phối hợp 43
3.2. Triệu chứng lâm sàng 44
3.3. Kết quả thăm khám chẩn đoán hình ảnh 45
3.3.1. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị 45
3.3.2. Kết quả chụp niệu đồ tĩnh mạch ( UIV) 47
3.3.3. Kết quả siêu âm hệ tiết niệu 47
3.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng 48
3.4.1. Xét nghiệm huyết học 48
3.4.2. Xét nghiệm sinh hóa máu 49
3.4.3. Xét nghiệm nưóc tiểu 50
3.5. Kết quả phẫu thuật 51
3.5.1. Phương pháp vô cảm 51
3.5.3. Kết quả đặt ống thông niệu quản 52
3.5.4. Phương pháp khâu niệu quản 52
3.5.5. Thời gian phẫu thuật 53
3.5.6. Thời gian rút dẫn lưu sau mổ 53
3.5.7. Số ngày nằm viện sau mổ 54
3.5.8. Tai biến trong khi phẫu thuật 54
3.5.9. Biến chứng sớm sau mổ 55
3.6. Đánh giá kết quả sau mổ 56
3.6.1. Kết quả sớm 56
3.6.2. Kết quả khám lại 57
3.7. Một số yếu tố liên quan đến kết quả PT (tai biến, biến chứng) 60
3.7.1. Các yếu tố liên quan đến tai biến 60
3.7.2. Các yếu tố đơn lẻ liên quan đến từng tai biến 63
3.7.3. Các yếu tố liên quan đến biến chứng 67
3.7.4. Những yếu tố đơn lẻ liên quan đến từng biến chứng 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 71
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 71
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân 71
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 72
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 73
4.2. Kết quả phẫu thuật 77
4.2.1. Tỷ lệ thành công và chuyển mổ mở 77
4.2.2. Thời gian phẫu thuật 77
4.2.3. Thời gian nằm viện 78
4.2.4. Kết quả đặt ống thông NQ và cách khâu NQ 78
4.2.5. Vấn đề vô cảm cho phẫu thuật 80
4.2.6. Kết quả sớm sau phẫu thuật 81
4.2.7. Kết quả xa 81
4.3. Một số tai biến, biến chứng và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 83
4.3.1. Tai biến rách phúc mạc 85
4.3.2. Tai biến tràn khí dưới da 86
4.3.3. Biến chứng rò nước tiểu và liên quan 87
4.3.4. Tai biến chung và số lượng BC máu – xét nghiệm BC niệu 88
4.3.5. Biến chứng đau quặn thận và sốt sau mổ 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC