Đánh giá kết quả điều trị sớm và lảu dài của phương pháp điều trị bệnh Phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật một thì
Đề tài cấp Bộ :Đánh giá kết quả điều trị sớm và lảu dài của phương pháp điều trị bệnh Phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật một thì.Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (PĐTBS) được Hirschsprung lần đầu tiên báo cáo tại Hội nghị Nhi khoa ở Berlin năm 1886 (1,2). Đây là một dị tật khá phổ biến ở trẻ em gặp với tỷ lệ khoảng 1/5000 trẻ mới sinh ở Hoa Kỳ và Châu Âu (1,2). Thống kê tại Viện Nhi trong 10 năm (1981 – 1990) đã có 1751 trẻ em bị bệnh này được phẫu thuật, chiếm hàng đầu trong các bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em (3).
Nguyên nhân của bệnh là do không có tế bào hạch thần kinh (đoạn vô hạch) ở đoạn cuối ống tiêu hoá. Đoạn vồ hạch thường ở trực tràng và xích ma nhưng có thể lan đến hết đại tràng, một phần ruột non và thậm chí kéo dài từ trực tràng cho đến hết tá tràng (1,2). Do đoạn đại tràng không có tế bào hạch thần kinh khôns còn chức năng co bóp để đẩy các chất chứa đựng trong lòng đại tràng, nên phân bị ứ đọng lại ở phía trên làm cho đại tràng bị giãn to, thành đại tràng dày nhu động giảm. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể chết do các biến chứng viêm ruột, tắc ruột hoặc vỡ đại tràng.
Trước năm 1948, hầu như tất cả bệnh nhân đều chết do không có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng từ năm 1948 khi Swenson, một thầy thuốc Hoa Kỳ lần đầu tiên giới thiệu kỹ thuật mổ cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch và nối đại tràng lành với ống hậu môn (4), tỷ lệ bệnh nhân được cứu sống ngày càng tăng. Cũng từ đó đến nay nhiều kỹ thuật mổ khác cũng đã được nghiên cứu và áp dụng để điều trị như kỹ thuật State (1952), kỹ thuật Duhamel (1956), kỹ thuật Rehbein (1959), kỹ thuật Soave (1963) (5,6,7,8).
Từ trước tới nay, phẫu thuật thường được tiến hành làm ba thì:
– Thì 1: Làm hậu môn nhân tạo ở đại tràng ngang
– Thì 2: Cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch và nối đại tràng lành với ống hậu
môn
– Thì 3: Đóng hậu môn nhân tạo
Trước năm 1993, chúng tôi áp dụng phương pháp mổ ba thì (9).
Do khoảns cách giữa các lần mổ ít nhất là 3 tháng nên để hoàn tất quá trình điều trị trẻ phải trải qua thời gian nằm viện kéo dài, đi lại nhiều lần, tốn kém nhiều thời sian và tiền bạc. Hơn nữa trong phươns pháp mổ ba thì tỷ lệ bệnh nhân phải cắt bỏ đại tràng rộng rãi khá cao vì vậv từ năm 1993 chúng tôi đã tiến hành phau thuật làm hai thì (10).
– Thì một : Mổ cắt bỏ đoạn đại tràns vò hạch, nối đại tràng lành với ống hậu môn và làm hậu môn nhân tạo ở phía trên để bảo vệ miệng nối trong cùng một lần mổ.
– Thì hai : Mổ đóng hậu môn nhân tạo.
Nhằm giám hơn nữa giá thành điều trị và giảm thiểu những bất lợi cho bệnh nhân do phải mang hậu môn nhân tạo trên bụng, từ năm 2001 chúng tôi đã bắt đầu tiến hành điều trị bệnh Phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật một thì.
Vì vậy mục đích của đề tài nghiên cứu này nhằm :
Đánh giá kết quả điều trị sớm và lảu dài của phương pháp điều trị bệnh Phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật một thì.
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ chế bệnh sinh 3
1.2. Hình ảnh giải phẫu bệnh 5
1.3. Các kỹ thuật điều trị bệnh PĐTBS 8
1.3.1. Kỹ thuật Swenson 8
1.3.2. Kỹ thuật Duhamel 8
1.3.3. Kỹ thuật Soave 9
1.3.4. Kỹ thuật State và Rehbein 9
1.4. Các đường mổ 14
1.5. Tuổi mổ 14
1.6. Số lần mổ 14
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 23
BÀN LUẬN 31
1. Một số đặc điểm của bệnh nhân nhóm nghiên cứu 31
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh
bằng phẫu thuật một thì 31
3. Ưu điểm, hạn chế và những vấn đề cần chú ý của một số kỹ thuật điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh
bằng phẫu thuật một thì 35
4. Chỉ định của phương pháp phẫu thuật một thì 37
5. Lựa chọn kỹ thuật mổ một thì 38
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41