ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Phan Trọng Hiếu1, Trần Chí Thiện2, Nguyễn Thành Nam2
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Suy hô hấp vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng bệnh lý và tử vong thời kỳ sơ sinh. Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân suy hô hấp. Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tử vong suy hô hấp sơ sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Có 157 trường hợp trẻ sơ sinh có dấu hiệu suy hô hấp tại khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ ngày 1/1/2021 đến ngày 30/9/2021. Kết quả: 79,62% trẻ suy hô hấp nhập viện vào ngày đầu sau sanh, tỉ lệ nam/nữ là 1,53/1. Nguyên nhân gây suy hô hấp hay gặp nhất là bệnh màng trong (42,04%), tiếp theo là các bệnh lý tại phổi (36,94%), sanh ngạt (3,28%). Điều trị khỏi, xuất viện (78,98%), nặng xin về (6,37%) và tử vong (1,91%). Nhóm trẻ có tuổi thai < 28 tuần có tỉ lệ bệnh nặng hơn gấp 7,18 lần nhóm trẻ có tuổi thai ³ 37 tuần. Nhóm trẻ có cân nặng < 1000 gam có tỉ lệ bệnh nặng hơn gấp 6,30 lần nhóm trẻ có cân nặng ³ 2500 gam. So với nhóm trẻ có điểm silverman ≤ 3 điểm, nhóm trẻ có điểm silverman > 6 điểm có tỉ lệ bệnh nặng hơn gấp 16,00 lần. Nhóm trẻ có thở máy tỉ lệ bệnh nặng gấp 6,23 lần nhóm trẻ thở oxy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Kết luận: Cần quan tâm công tác quản lý thai kỳ, đặt biệt là các sản phụ có nguy cơ cao. Tăng cường các kỹ năng hồi sức sơ sinh cho các y bác sĩ tuyến huyện, tuyến xã. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, ngạt chu sinh.
Suy hô hấplà nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thời kỳ sơ sinh và chi phí điều trị rất tốn kém(7, 8). Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân và đặc điểm của các nguyên nhân rất đadạng, thay đổi tùy theo tuổi thai và rất khác với suy hô hấp trẻ em(7). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong của sơ sinh trong những ngày đầu do suy hô hấp chiếm 70 –80%, theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trungương là 87,7%(1, 8). Tại trung tâm mạng lưới nghiên cứu sơ sinh và sức khỏe trẻ em Hoa Kỳ năm 2003 –2007 ghi nhận 98% trẻ sinh ra ở tuần thứ 24 có suy hô hấp, tuần thứ 34, tỷ lệ mắc bệnh là 5%, và ở tuần thứ 37 là dưới 1%(9). Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong suy hô hấp cấp của tác giả Salaman tại Bệnh viện Châu Đốc trong 6 tháng năm 2000, nhận thấy có 10-15% trẻ có cân nặng dưới 2500gbị suy hô hấp cấp, 9% do sanh mổ, 2,2% do hít phân su(4).Tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, trong nhiều năm gần đây khoa Hồi sức Tích cực –Chống độcNhi đã được đầu tư nhân lực, nhiều trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập tới tình hình bệnh lýsuy hô hấp trẻ sơ sinh từ khi có tăng cường các biện pháp can thiệp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh suy hô hấp sơ sinh tại khoa Hồi sức Tích cực –Chống độc Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Giền Giang.Mục tiêu nghiên cứu. Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân suy hô hấp sơ sinhĐánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tử vong suy hô hấp sơ sinh
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy hô hấp sơ sinh, bệnh màng trong, non tháng
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2018) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.238-243.
2. Trần Chí Công (2017) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị thở áp lực dương liên tục qua mũi ở trẻ suy hô hấp sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2016 – 2017, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường đại học Y Dược Cần Thơ, 87.
3. Hoàng Thị Dung, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Bích Hoàng, Trần Tiến Thịnh Đoàn Thị Huệ (2021) “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”. Tạp Chí Nghiên cứu Và Thực hành Nhi Khoa, 5 (4), DOI:https://doi.org/10.47973/jprp.v5i4.342.
4. Trần Diệu Linh (2012) “Tình hình bệnh lý suy hô hấp của trẻ sơ sinh tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2011”. Tạp chí Phụ sản, 10 (2), tr.104-109.
5. Trần Thiên Lý, Lê Mộng Thúy, Trương Thanh Hùng (2017) “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Cà Mau năm 2015”. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 9, tr. 146 – 155.
6. Phạm Thị Thanh Tâm (2020) Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh. Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020 tập 2. Nhà xuất bản Y học, Bệnh viện Nhi đồng 1, tr.519-527.
7. Nguyễn Thu Tịnh (2020) Suy hô hấp sơ sinh. IN Phúc, V. M. (Ed.) Nhi khoa tập 2. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.169-191.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com