Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát bằng viên hoàn cứng tam tý kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt

Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát bằng viên hoàn cứng tam tý kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt

Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát bằng viên hoàn cứng tam tý kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt.Thoái hóa khớp gối (THK gối) là một bệnh lý khớp phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh lý này cũng được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật, góp phần không nhỏ vào gánh nặng chăm sóc y tế trên thế giới. Biểu hiện lâm sàng thường là đau và hạn chế vận động khớp gối do tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp như sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt dịch, cơ cạnh khớp. Trong đó, tổn thương sụn là chủ yếu. Nguyên nhân là do quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: chấn thương, chuyển hóa, tuổi tác, giới tính, di truyền. [1], [2]
Ở Mỹ THK gối có triệu chứng chiếm 12% tổng số người trên 60 tuổi và 6% người trên 30 tuổi.[3] Và tổng chi phí điều trị THK gối hàng năm cho mỗi bệnh nhân vào khoảng 11.000 đô la Mỹ [4]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo số liệu bệnh viện Bạch Mai (1991-2000) tỉ lệ THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hoá cần được điều trị.[5]


Chức năng chính của khớp gối là chịu sức nặng của cơ thể và là khớp hoạt động nhiều [6], khớp gối bị thoái hóa với các triệu chứng đau và hạn chế chức năng đi lại sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, THK gối không những làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây hạn chế giao tiếp, tổn hại kinh tế của người bệnh. Mặc dù y học có những bước phát triển vượt bậc nhưng đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn THK gối. Trong nhiều năm qua, việc điều trị THK gối chủ yếu là dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Các nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau, làm chậm quá trình THK, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ gây e ngại cho thầy thuốc cũng như bệnh nhân khi phải sử dụng trong thời gian kéo dài. Việc nghiên cứu tìm ra thuốc mới điều trị THK gối, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế tác dụng không mong muốn là rất ý nghĩa và cần thiết. Theo Y học cổ truyền (YHCT), THK gối thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm phạm cùng với chính khí suy giảm mà gây nên bệnh. Việc điều trị bệnh thường kết hợp cả các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.[7] [8]  Viên hoàn cứng Tam tý thành phần bao gồm các vị thuốc trong bài Tam tý thang. Tác dụng bài thuốc là: Khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, bổ can thận. Với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát bằng viên hoàn cứng tam tý kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt” với các mục tiêu sau:
1)     Đánh giá tác dụng viên hoàn cứng tam tý kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát.
2)     Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại    3
1.1.1. Khái niệm    3
1.1.2. Giải phẫu và chức năng khớp gối    4
1.1.3. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối    5
1.1.4. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối    7
1.1.5. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối    10
1.1.6. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối    11
1.2. Bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền    12
1.2.1. Định nghĩa    12
1.2.2. Nguyên nhân    12
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền    14
1.2.4. Điều trị    17
1.3. Một số nghiên cứu về điều trị thoái hóa khớp gối và nghiên cứu về bài thuốc Tam Tý Thang ở trên thế giới và Việt Nam    21
1.4. Tổng quan về viên hoàn cứng tam tý    24
1.4.1. Xuất xứ của bài thuốc    24
1.4.2. Các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu    25
1.5. Tổng quan về phương pháp điện châm, Xoa bóp bấm huyệt    25
1.5.1. Cơ chế tác dụng của điện châm    26
1.5.2. Tổng quan về xoa bóp bấm huyệt    28
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    31
2.1. Chất liệu nghiên cứu    31
2.1.1. Thuốc nghiên cứu    31
2.1.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu    32
2.2. Đối tượng nghiên cứu    32
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu    32
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu    33
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    34
2.4. Phương pháp nghiên cứu    34
2.4.1. Tiến hành nghiên cứu    34
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá    36
2.5. Theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn    42
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu    42
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu    43
2.8. Sơ đồ mô hình nghiên cứu    44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    45
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    45
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    45
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    46
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    47
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc    48
3.1.5. Phân loại bệnh nhân theo chỉ số BMI    49
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương khớp gối    50
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo tính chất đau    50
3.1.8. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu    51
3.1.9. Phân bố bệnh nhân theo điểm trung bình Vas, gấp khớp gối, chỉ số gót mông, WOMAC chung trước nghiên cứu    53
3.1.10. Phân bố bệnh nhân theo xét nghiệm cận lâm sàng tại thời điểm D0    54
3.1.11. Phân bố theo mức độ tổn thương khớp gối trên phim X – quang    55
3.2. Kết quả điều trị    56
3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS    56
3.2.2. Đánh giá hiệu quả dựa trên thang điểm WOMAC    58
3.2.3. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động khớp gối    59
3.2.4. Sự thay đổi chỉ số gót mông    61
3.2.5. Sự thay đổi của dấu hiệu cứng khớp tại các thời điểm theo dõi điều trị    62
3.2.6. Sự thay đổi của dấu hiệu lạo xạo khớp gối tại các thời điểm theo dõi điều trị    63
3.2.7. Sự thay đổi của dấu hiệu bào gỗ tại các thời điểm theo dõi điều trị    64
3.2.8. Chu vi khớp gối tại các thời điểm theo dõi điều trị    65
3.2.9. Đánh giá kết quả chung sau điều trị    66
3.2.10. Kết quả điều trị ảnh hưởng trên một số chỉ số cận lâm sàng    67
3.2.11. Tác dụng không mong muốn    68
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    69
4.1. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu:    69
4.1.1. Đặc điểm về độ tuổi    69
4.1.2. Đặc điểm về giới tính    70
4.1.3. Nghề nghiệp.    71
4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc    72
4.1.5. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể     72
4.1.6. Vị trí tổn thương khớp gối    73
4.1.7. Một số triệu chứng lâm sàng trước điều trị    74
4.1.8. Đặc điểm tổn thương khớp gối trên hình ảnh Xquang    74
4.1.9. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng đau (VAS) trước nghiên cứu    75
4.1.10. Mức độ tổn thương thoái hóa khớp gối theo thang điểm WOMAC trước nghiên cứu.    76
4.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng    77
4.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS    77
4.2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị theo thang điểm WOMAC chung    79
4.2.3. Đánh giá hiệu quá phục hồi chức năng vận động khớp gối thông qua mức độ cải thiện tầm vận động.    80
4.2.4. Chỉ số gót mông    82
4.2.5. Sự thay đổi của dấu hiệu cứng khớp    83
4.2.6. Sự thay đổi của dấu hiệu lạo xạo khớp gối    84
4.2.7. Sự thay đổi của dấu hiệu bào gỗ    84
4.2.8. Đánh giá kết quả chung    85
4.3. Tác dụng của viên hoàn cứng Tam Tý    86
4.4. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.    87
KẾT LUẬN    88
KHUYẾN NGHỊ    89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

 
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.     Thành phần viên hoàn cứng Tam Tý Thang    31
Bảng 2.2.     Dấu hiệu chẩn đoán chứng Phong hàn thấp tý – can thận hư    33
Bảng 2.3.     Tiêu chuẩn chấn đoán thừa cân béo phì theo IDF 2000    36
Bảng 2.4.     Thang điểm VAS    41
Bảng 2.5.     Mức điểm theo triệu chứng tầm vận động gấp khớp gối, mức độ đau theo thang điểm VAS, chỉ số gót mông, điểm WOMAC chung    41
Bảng 2.6.    Mức điểm theo dấu hiệu cứng khớp, lạo xạo khớp gối, bào gỗ    41
Bảng 2.7.     Đánh giá kết quả chung sau điều trị    42
Bảng 3.1.    Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương khớp gối    50
Bảng 3.2.     Phân bố bệnh nhân theo tính chất đau    50
Bảng 3.3.     Các triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu    51
Bảng 3.4.     Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng đau (VAS), gấp khớp gối, chỉ số gót mông, WOMAC chung trước nghiên cứu    53
Bảng 3.5.     Phân bố bệnh nhân theo xét nghiệm cận lâm sàng tại thời điểm D0    54
Bảng 3.6.     Phân bố theo mức độ tổn thương khớp gối trên phim X – quang    55
Bảng 3.7.     Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS trung bình của hai nhóm    56
Bảng 3.8.     Mức độ giảm đau khớp gối theo thang điểm VAS    57
Bảng 3.9.     Đánh giá hiệu quả điều trị theo thang điểm WOMAC chung    58
Bảng 3.10.     Mức độ cải thiện tầm vận động (TVĐ) tại các thời điểm theo dõi điều trị    59
Bảng 3.11.     So sánh mức độ cải thiện TVĐ khớp gối    60
Bảng 3.12.     Sự thay đổi chỉ số gót mông tại các thời điểm theo dõi điều trị    61
Bảng 3.13.      Sự thay đổi của dấu hiệu cứng khớp tại các thời điểm theo dõi điều trị    62
Bảng 3.14.     Sự thay đổi của dấu hiệu lạo xạo khớp gối tại các thời điểm theo dõi điều trị    63
Bảng 3.15.     Sự thay đổi của dấu hiệu bào gỗ tại các thời điểm theo dõi điều trị    64
Bảng 3.16.     Chu vi khớp gối tại các thời điểm theo dõi điều trị    65
Bảng 3.17.    Tổng điểm kết quả chung trước điều trị    66
Bảng 3.18.     Tổng điểm kết quả chung sau điều trị    66
Bảng 3.19.     Sự thay đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu    67
Bảng 3.20.     Một số tác dụng không mong muốn    68
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.     Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    45
Biểu đồ 3.2.     Phân bố bệnh nhân theo giới tính    46
Biểu đồ 3.3.     Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    47
Biểu đồ 3.4.     Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh    48
Biểu đồ 3.5.     Phân loại bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể BMI    49

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Bộ Y tế (2015). Thoái hóa khớp. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa.    Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Hà Nội. tr.140-153
2.    Alessio Bricca. 1 Casten B Juhl.1.2 Martijn Steuljens et al (2018). Impact of exercise on articular cartilage in people at risk of. or wish established. knee osteoarthritis: a systematic review of randomised controlled trials. Br J Spots Med. pp. 1- 9
3.    Felson D.T. và Neogi T (2018) óteoarthritis harison “s principles of internal medicine. 20. Mcgraw- hill edication. New YorK. NY. 2624-2628
4.    Samon JH. Rat AC. Sellam J. et al (2016). Economic impact of lower-limb osteoarthritis worldwide: a sýtematic review of cost-of illness studies. osteoarthritis.24. pp. 1500-1508
5.    Nguyễn Vĩnh Ngọc. Trần Ngọc Ân. Nguyễn Thu Hiền (2002). Đánh giá tình hình bệnh khớp tại Khoa cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000). Báo cáo khoa học Đại hội toàn quốc lần thứ 3. Hội thấp khớp học Việt Nam. 263-267.
6.    Trịnh Văn Minh (2001). Khớp gối. Giải phẫu học. Bộ môn giải phẫu. NXB Y học tập 1. 176-180.
7.    Trần Thuý (2016). Bài giảng Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội 1. tr 62-67
8.    Nguyễn Nhược Kim(2011) Lý luận Y học cổ truyền. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Hà Nội. tr 88-100
9.    Trần Ngọc Ân (2004). Hư khớp. Bệnh học nội khoa tập II. NXB Y học. 327-342.
10.    Nguyễn Thị Ngọc Lan. Trần Ngọc Ân (2004). Thoái hóa khớp (hư khớp) và thoái hóa cột sống. Bệnh học nội khoa tập I (dùng cho đối tượng sau đại học). NXB Y học. 422-435.
11.    Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011). Thoái hóa khớp. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. NXB Y học. 140-154.
12.    Hunter DJ. Felson DT (2006). Osteoarthritis. BMJ. Mar 18; 329(7542): 639-42.
13.    Nguyễn Văn Huy (2004). Khớp gối. Bài giảng giải phẫu học. Trường Đại học Y Hà Nội. NXB Y học. 69-71.
14.    Sandell LJ. Aigner T (2001). Articular cartilage and changes in arthritis. An introduction: cell biology of osteoarthritis. Arthritis Res. 3(2): 107-13.
15.    Howell D.S (1998). Etiopathogenesis of osteoarthritis. Arthritis and Allied conditions. Ed by Mc Carty D. J.. Lea and Febiger (Philadenphia); 1594-1604.
16.    Kalunian K.C and S. Ritter (2014). Pathogenesis of osteoarthritis. Uptodate. Literature review current through: Oct 2014. | This topic last updated: May 02. 2014. (www.uptodate.com).
17.    Man G and G. Mologhianu (2014). Osteoarthritis pathogenesis – a complex process that involves the entire joint. JMedLife. 7 (1). 37-41.
18.    Altman R.D (1991). Classiíìcation of disease: Osteoarthritis. Semin Arthritis Rheum. 20 (6. Supplement 2). 40-47.
19.    Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Thoái hóa khớp. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. NXB Y học. 166-176.
20.    Abhishe’k A. Doherty M. (2013). Diagnosis and clinical presentation of osteoarthritis. Rheum Dis Clin NAm. 39. 45- 66.
21.    Crema M.D. Guermazi A. Sayre E.C et al (2011). The asociation of magnetic resonance imaging (MRI) detected structural pa pathology of the knee with crepitus in a population-based cohort with knee pain : The MoDEKO study. Osteoarthritis and Cartilage. 19. 1429-1432.
22.    Nguyễn Mai Hồng (2001). Nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội. 1-18.
23.    Lee. K. A.. Lee. S. H.. & Kim. H. R. (2019). Diagnostic value of ultrasound in calcium pyrophosphate deposition disease of the knee joint. Osteoarthritis and Cartilage. 27(5). 781-787.
24.    Abdurahmаnovich. Н. O. (2020). Diagnostics of injuries of the soft tissue structures of the knee joint and their complications. European research. (1 (37)). 33-35.
25.    Nguyễn Thị Ái (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng. cận lâm sàng và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 19-21.
26.    Kellgren J.H. Lawrence J.S (1987). Radiological assessment of osteoarthritis. Am. Rhem. Dis 16: 494-501.
27.    Woods. B.. Manca. A.. Weatherly. H.. Saramago. P.. Sideris. E.. Giannopoulou. C.. … & Sculpher. M. (2017). Cost-effectiveness of adjunct non-pharmacological interventions for osteoarthritis of the knee. PLoS One. 12(3). e0172749.
28.    Yusuf. E. (2016). Pharmacologic and non-pharmacologic treatment of osteoarthritis. Current Treatment Options in Rheumatology. 2. 111-125.
29.    Đinh Thị Diệu Hằng (2013). Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán. xử trí của cán bộ y tế xã tại Hải Dương. Luận án tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
30.    Bộ Y tế (2016). Dược lý học (Dùng cho đào tạo Bác sĩ đa khoa). Tái bản lần thứ năm. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 215-226.
31.    Nguyễn Thị Thu Hà (2017). Chứng tý. Nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản 160-169.
32.    Hoàng Bảo Châu. Nguyễn Đức Đoàn (2015). Danh từ thuật ngữ y học. Nhà xuất bản Y học. 42.
33.    Vương Băng (1963). Hoàng đế tố vấn nội kinh. Nhà xuất bản Vệ sinh nhân dân. 240.
34.    Học viện Trung y Nam Kinh – Phòng tu thư huấn luyện Viện nghiên cứu Đông Y (2019). Chứng Tý. Trung Y học khái luận. Nhà Xuất Bản Hồng Đức. Tập hạ. .
35.    Nguyễn Bá Tĩnh (2007). Tuệ Tĩnh toàn tập – Nam dược thần hiệu. Nhà xuất bản Y học. Hà. Nội. 140-142
36.    Hải Thượng Lãn Ông (2008). Y trung quan kiện. Nhà xuất bản Y học. tập 2. 13.
37.    Nguyễn Thiện Quyết (2013). Chứng tứ chi đau nhức. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông Y. NXB Văn hoá dân tộc. 691-708
38.    Khoa Y học cổ truyền. trường đại học Y Hà Nội (2001). Nội kinh. Nhà xuất bản Y học. 130. 131. 132. 190.
39.    Vương Thừa Đức. Thẩm Phi An. Hồ Âm Kỳ (2009). Phong thấp bệnh học trong Đông Y. Nhà xuất bản vệ sinh nhân dân. 299-407.
40.    Trường Đại học Y Hà Nội. khoa Y học cổ truyền (2001). Kim quỹ yếu lược. Nhà xuất bản Y học. 86-92.
41.    Hải Thượng Lãn Ông (2008). Phép tắc chữa bệnh. Nhà xuất bản Y học. tập 1. 357. 372.
42.    Khoa Y học cổ truyền. Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. 128-136.
43.    Bộ Y Tế (2020). Quy trình khám bệnh. chữa bệnh chuyên ngành châm cứu.
44.    Bộ Y tế (2017). Quy trình cấy chỉ.
45.    Nguyễn Nhược Kim (2015). Vai trò của YHCT và kết hợp YHHĐ trong điều trị một số bệnh xương khớp mạn tính. Nhà xuất bản Y học. 31-48.
46.    Nguyễn Nhược Kim (2009). Phương thuốc. Nhà xuất bản Y học. 66-68
47.    Trình Nhu Hải. Lý Gia Canh (2011). Trung quốc danh phương toàn tập. Nhà xuất bản y học. 12. 165. 376. 597. 746. 750. 753. 759. 762.
48.    Khoa Y học cổ truyền. trường Đại Học Y Hà Nội (2006). Chứng tý. Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. 486-495
49.    Gabriel SE. Crowson CS. Campion ME (1997). Direct medical costs unique to people with arthritis. JRheumatol. 24(4). 719-25.
50.    Fukui N. S. Yamane. S. Ishida et al (2010). Relationship between radiographic changes and symptoms or physical examination findings in subjects with symptomatic medial knee osteoarthritis: a three-year prospective study. BMC Musculoskelet Disord. 11. 269.
51.    Patel A.J. D. Setyono. E. Gracely. A. Checa (2013). Sonographic assessment of hyaline cartilage thickness in the knee at different views from the standard view with the knee fully flexed. Abstracts/ Osteoarthritis and Cartilage. 21 (S195).
52.    Liu A. T. Kendzerska. I. Stanaitis et al(2014). The relationship between knee pain characteristics and symptom state acceptability in people with knee osteoarthritis. Osteoarthritis Cartilage. 22 (2). 178-183.
53.    Cầm Thị Hương (2008). Đánh giá hiệu quả của cồn đắp thuốc Boneal Cốt Thống Linh trong điều trị thoái hóa khớp gối. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội. 47-67.
54.    Đinh Thị Lam. Đỗ Thị Phương (2014). Đánh giá tác dụng của chế phẩm Glucosamin trong điều trị hỗ trợ bệnh nhân thoái hoá khớp gối. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam. số 40. 61 – 68.
55.    Lê Thành Xuân. Đỗ Thị Phương. Nguyễn Giang Thanh (2012). Đánh giá hiệu quả điều trị Thoái hoá khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ CATGUT kết hợp với thuốc bài Độc hoạt tang ký sinh. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam. số 34. 57 – 62.
56.    Nguyễn Thu Thủy (2014). Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp với điện xung. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội. 46-56.
57.    Bùi Hải Bình (2016). Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Luận án tiến sĩ Y học. trường đại học Y Hà Nội.
58.    Hồ Nhật Minh (2019). Đánh giá tác dụng của bài Ý dĩ nhân thang kết hợp Tứ diệu tán trong điều trị thoái hóa khớp gối có tràn dịch. Đề tài tốt nghiệp bác sĩ nội trú. trường Đại học Y Hà Nội.
59.    Đỗ Tất Lợi (2005) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
60.    Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam V
61.    Kenneth D. Brandt. MD (2000). Diagnosis anh Non surgical Management of Osteoarthritis.    Second Edition. Published by professional Communication. Inc. 22 – 64. 117 – 194.p.p.
62.    Lại Thanh Hiền  (2022). Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng Độc hoạt ký sinh thang kết hợp điện châm và bài tập vận động. Tạp chí nghiên cứu y học. số 158. tr. 103 – 110.
63.    T.B.N. Đặng H (2021) Liên quan giữa nồng độ IL6 và CRP với đặc điểm siêu âm khớp gối ở bệnh THK gối nguyên phát. Tạp chí nghiên cứu Y học 139(3) 23-28
64.    E Abourazzak. F.. Talbi. S.. Lazrak. F.. Azzouzi. H.. Aradoini. N.. Keita. S.. … & Harzy. T. (2015). Does metabolic syndrome or its individual components affect pain and function in knee osteoarthritis women?. Current rheumatology reviews. 11(1). 8-14
65.    Deshpande. B. R.. Katz. J. N.. Solomon. D. H.. Yelin. E. H.. Hunter. D. J.. Messier. S. P.. … & Losina. E. (2016). Number of persons with symptomatic knee osteoarthritis in the US: impact of race and ethnicity. age. sex. and obesity. Arthritis care & research. 68(12). 1743-1750.
66.    March. L.. Smith. E. U.. Hoy. D. G.. Cross. M. J.. Sanchez-Riera. L.. Blyth. F.. … & Woolf. A. D. (2014). Burden of disability due to musculoskeletal (MSK) disorders. Best practice & research Clinical rheumatology. 28(3). 353-366.
67.    Nur. H.. Sertkaya. B. S.. & Tuncer. T. (2018). Determinants of physical functioning in women with knee osteoarthritis. Aging clinical and experimental research. 30. 299-306
68.    Nguyễn Thị Mộng Trang. Lê Thị Anh Thư (2004). Tình hình thoái hóa khớp tại khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm (2/2001 – 2/2004). Báo cáo khoa học hội thấp khớp học lần thứ 3. Hội thấp khớp học Việt Nam. 13-18.
69.    Đặng Thị Ngà(2018). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với từ trường trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Luận văn thạc sĩ y học.
70.    Mai Thị Dương (2019). Đánh giá tác dụng lâm sàng của bài thuốc Tam tý thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bệnh viện Đông y tỉnh Thanh Hóa.
71.    Cross, M., Smith, E., Hoy, D., Nolte, S., Ackerman, I., Fransen, M., … & March, L. (2014). The global burden of hip and knee osteoarthritis: estimates from the global burden of disease 2010 study. Annals of the rheumatic diseases, 73(7), 1323-1330.
72.    Đoàn Mỹ Hạnh (2020). Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp siêu âm điều trị trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Lê Chân năm 2020.  Công trình nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y dược Hải Phòng
73.    Bộ y tế (2015). Thoái hoá khớp, bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 140 – 153.
74.    Warren. A.K (1997). The knee in the diagnosis of Rheumatic diaease. Rheumatic diseases diagnosis and management. Lippinctt J.B. Company. 151-284.
75.    HA, Loo WY, Kim SH et al (2005). Anti-inflammatory activity of CML-1: an herbal ormulation. Am J Chin Med, 33(1), 29-40 
76.    Weng X, Lin P, Liu Q et al (2014). Effect of Ermiao Recipe with medicinal guide Angelicae  bescentis Radix on promoting the homing of bone marrow stem ccells to treat cartilage damage in teoarthritis rats. Chin J Intergr Med 20(8): 600-9
77.    Kothavade P. S., Bulani V. D., Nagmoti D. M. et al (2015), Therapeutic Effect of Saponin Rich Fraction of Achyranthes aspera Linn. on Adjuvant-Induced Arthritis in Sprague-Dawley Rats, Autoimmune Dis, 2015(9), 436-445. 
78.    Zheng W., Lu X., Fu Z. et al (2016), Identification of candidate synovial membrane biomarkers after Achyranthes aspera treatment for rheumatoid arthritis, Biochim Biophys Acta, 1864(3). 308-316. 
79.    Lee J. O., Yang W. S., Park J. G. et al (2017), Src and Syk contribute to the anti-inflammatory activities of Achyranthes aspera ethanolic extract, J Ethnopharmacol, 2061-2067.
80.    Wong YF, Zhou H, Wang JR et al (2008). Anti-inflammatory and analgesic effects and molecular mechanisms of JCICM-6, a purified extract derived from an anti-arthritic Chinese herbal formula. Phytomedicine.,15(6-7), 416-26. 
81.    Wang QS, Gao T, Cui YL, Gao LN, et al (2014). Compareative studies of paeoniflorin and albiflorin from Paeonia lactiflora on antiinflammatory activities, Pharmaceutical Biology, 52(9), 1189-1195. 
82.    He DY, Dai SM. (2011). Anti-Inflammatory and Immunomodulatory Effects of Paeonia Lactiflora Pall., a Traditional Chinese Herbal Medicine. Frontiers in pharmacology, 2(10), doi: 10.3389/fphar.2011.00010 
83.    Jian Li, Yongli Hua, Peng Ji, et al (2016). Effects of volatile oils of Angelica sinensis on an acute inflammation rat model. Pharmaceutical Biology, 54(9), 1881-1890

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment