Đánh giá kết quả điều trị tổn thương nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm

Đánh giá kết quả điều trị tổn thương nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị tổn thương nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm.Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở vùng cổ trước, chức năng sản xuất ra hoóc môn, tác dụng lên nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Bướu nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối khu trú trong tuyến giáp, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Tại Hoa Kỳ (2016), tỷ lệ phát hiện có nhân tuyến giáp trên lâm sàng từ 4% đến 7% và trên siêu âm từ 50% đến 60% dân số.  Bướu nhân tuyến giáp thường gặp nhiều hơn ở nữ giới và người cao tuổi [1]


Phần lớn nhân tuyến giáp là nhân hỗn hợp gồm cả phần dịch và phần đặc. Khi phần dịch từ 50% đến 90% thể tích nhân, gọi là tổn thương dạng nang. Khi phần dịch chiếm trên 90% thể tích nhân, gọi là nang đơn thuần [2], [3].
Về tiến triển, theo thời gian nang tuyến giáp có thể thu nhỏ kích thước. Nếu nó không lớn lên và gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nó có thể gây ra biến chứng là chảy máu trong nang làm cho nang tăng kích thước gây đau tại chỗ, nuốt khó, khó thở, hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây lo lắng cho người bệnh, thì bệnh nhân nên được điều trị [1],[4].
Về điều trị, từ năm 1976 phương pháp hút dịch đơn thuần đã được áp dụng điều trị tổn thương nang lành tính. Tuy nhiên theo báo cáo Jensen F (1976), Clark OH (1979) và nhiều báo cáo khác cho thấy tỷ lệ tái phát của phương pháp này là 70% vì vậy đến nay ít được áp dụng [5],[6],[7],[8]. Phương pháp phẫu thuật là một lựa chọn lâu dài cho nang lành tính tuyến giáp, tuy nhiên với chi phí phẫu thuật lớn, nhiều nguy cơ biến chứng tạm thời và lâu dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: gây mê, sẹo mổ cũ, suy giáp…làm cho bệnh nhân và thầy thuốc băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Hiện nay theo khuyến cáo của Hiệp hội tuyến giáp Hoa kỳ và Hiệp hội tuyến giáp Châu Âu (2016) thì phương pháp tiêm cồn tuyết đối dưới hướng dẫn của siêu âm điều trị nang lành tính là phương pháp đầu tay vì an toàn và dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, không gây phản ứng tự miễn [1]. Trên thế giới đã có nhiều công  trình nghiên cứu đánh giá sự an toàn về mặt kĩ thuật, hiệu quả thành công lâu dài của phương pháp này [9], [10], [11], [12].
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp điều trị này, năm 1995 Bệnh viện An Bình (thành phố Hồ chí Minh) đã áp dụng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm vào việc điều trị nang lành tính tuyến giáp [13]. Tuy nhiên chưa có báo cáo cụ thể về kết qủa điều trị cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị tổn thương nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm” Với 2 hai mục tiêu:
1.    Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học trong tổn thương nang lành tính tuyến giáp
2.    Đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị tổn thương nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của siêu âm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý tuyến giáp    3
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp    3
1.1.2. Mạch máu và thần kinh chi phối tuyến giáp:    5
1.1.3. Cấu trúc vi thể tuyến giáp    7
1.1.4. Sinh lý học tuyến giáp    8
1.2. Chẩn đoán và điều trị tổn thương nang tuyến giáp lành tính    9
1.2.1. Khám lâm sàng    9
1.2.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhân tuyến giáp    11
1.3.  Điều trị nhân tuyến giáp lành tính    28
1.3.1. Điều trị nội khoa bằng Thyroxine    28
1.3.2. Điều trị nội bằng i ốt phóng xạ    28
1.3.3. Điều trị bằng phẫu thuật    29
1.3.4. Phương pháp điều trị bằng sóng cao tần    29
1.3.5. Điều trị nhân tuyến giáp lành tính bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối    31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    34
2.1. Đối tượng nghiên cứu    34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu    34
2.2. Phương pháp nghiên cứu    34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    34
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    34
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin và phương pháp thu thập thông tin    35
2.2.4. Nội dung nghiên cứu và phương pháp đánh giá    35
2.2.5. Kỹ thuật tiến hành    37
2.2.6. Đánh giá kết quả    40
2.2.7. Đánh giá mức độ đau và tai biến trong và sau khi làm thủ thuật    41
2.3. Xử lý số liệu    42
2.4. Đạo đức nghiên cứu    43
2.5. Sơ đồ nghiên cứu    44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    45
3.1. Đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học trong tổn thương nang lành tính tuyến giáp    45
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    45
3.1.2.  Triệu chứng cơ năng    46
3.1.3. Triệu chứng thẩm mỹ    46
3.1.4.  Đặc điểm vị trí, thể tích của nang trên siêu âm    47
3.1.5. Mức độ tăng sinh mạch trên siêu âm    47
3.1.6. Tỷ lệ thành phần đặc trong nang    48
3.1.7. Phân bố thể tích nang theo dạng tổn thương    48
3.1.8. Phân bố mức độ tăng sinh mạch theo dạng tổn thương    49
3.1.9. Tính chất nang từ kết quả tế bào học    49
3.1.10. Liên quan giữa tính chất nang và dạng tổn thương    50
3.1.11. Đối chiếu mức độ phù hợp chẩn đoán tính chất nang giữa lâm sàng và tế bào học    50
3.1.12. Đối chiếu mức độ phù hợp chẩn đoán tính chất nang giữa siêu âm và tế bào học    51
3.2. Kết quả điều trị tổn thương nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối    51
3.2.1. Thay đổi triệu chứng cơ năng sau điều tri    51
3.2.2. Thay đổi triệu chứng thẩm mỹ sau điều trị    52
3.2.3. Thể tích nang giảm sau điều trị    52
3.2.4. Mức giảm thể tích nang sau điều trị theo thời gian    53
3.2.5. Mức tăng sinh mạch trước và sau điều trị.    53
3.2.6. Liên quan giữa thể tích ban đầu với mức giảm thể tích    54
3.2.7. Liên quan giữa mức độ tăng sinh mạch với mức giảm thể tích    54
3.2.8. Liên quan giữa tỷ lệ thành phần đặc trong nang với mức giảm thể tích    55
3.2.9. Liên quan giữa tính chất dịch với mức giảm thể tích    56
3.2.10. Liên quan giữa số lần điều trị với mức giảm thể tích    56
3.2.11. Mức độ giảm thể tích trong nang đơn thuần    57
3.2.12. Mức độ giảm thể tích trong tổn thương dạng nang    58
3.2.13. So sánh mức giảm thể tích giữa nang đơn thuần và tổn thương dạng nang    59
3.2.14. Liên quan giữa thể tích ban đầu với mức độ giảm thể tích trong  nang đơn thuần    59
3.2.15. Liên quan giữa thể tích ban đầu với mức độ giảm thể tích trong tổn thương dạng nang    60
3.2.16. Liên quan giữa mức tăng sinh mạch và kết quả điều trị trong nang đơn thuần    61
3.2.17. Liên quan giữa mức tăng sinh mạch và kết quả điều trị tổn thương dạng nang    61
3.2.18. Mức độ đau và biến chứng của phương pháp EA    62
Chương 4: BÀN LUẬN    63
4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, siêu âm, tế bào học trong tổn thương nang lành tính tuyến giáp.    63
4.1.1. Đặc điểm chung:    63
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng    64
4.1.3. Đặc điểm siêu âm    65
4.1.4. Kết quả tế bào học    68
4.2. Kết quả điều trị nang lành tính tuyến giáp bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối    70
4.2.1. Đánh giá kết quả điều trị  tổn thương nang lành tính tuyến giáp    70
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    73
4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị trong nang đơn thuần và tổn thương dạng nang    77
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của nang đơn thuần và tổn thương dạng nang    79
4.2.5. Mức độ đau và biến chứng của phương pháp EA.    80
KẾT LUẬN    83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại độ to của tuyến giáp theo Tổ chức Y tế Thế giới    11
Bảng 1.2. Phân loại TIRADS các tổn thương tuyến giáp theo Russ G    20
Bảng 1.3. Chỉ định FNA tổn thương tuyến giáp theo Russ G    21
Bảng 1.4. So sánh các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp lành tính    30
Bảng 1.5. Phương thức điều trị tùy thuộc thành phần đặc trong nang tuyến giáp    32
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    45
Bảng 3.2. Đặc điểm vị trí, thể tích của nang trên siêu âm    47
Bảng 3.3. Phân bố thể tích nang theo dạng tổn thương    48
Bảng 3.4. Phân bố mức độ tăng sinh mạch theo dạng tổn thương    49
Bảng 3.5. Đối chiếu mức độ phù hợp chẩn đoán tính chất nang giữa lâm sàng và tế bào học    50
Bảng 3.6. Đối chiếu mức độ phù hợp chẩn đoán tính chất nang giữa siêu âm và tế bào học    51
Bảng 3.7. Thay đổi triệu chứng cơ năng sau điều trị    51
Bảng 3.8. Thay đổi triệu chứng thẩm mỹ sau điều trị    52
Bảng 3.9. Thể tích nang giảm sau điều trị    52
Bảng 3.10. Mức giảm thể tích nang sau điều trị theo thời gian    53
Bảng 3.11. Mức tăng sinh mạch trước và sau điều trị    53
Bảng 3.12. Liên quan giữa thể tích ban đầu với mức giảm thể tích    54
Bảng 3.13. Liên quan giữa mức độ tăng sinh mạch với mức giảm thể tích    54
Bảng 3.14. Liên quan giữa tỷ lệ thành phần đặc trong nang với mức giảm thể tích    55
Bảng 3.15. Liên quan giữa tính chất dịch với mức giảm thể tích    56
Bảng 3.16. Liên quan giữa số lần điều trị với mức độ giảm thể tích    56
Bảng 3.17. Mức độ giảm thể tích trong nang đơn thuần    57
Bảng 3.18. Mức độ giảm thể tích trong tổn thương dạng nang    58
Bảng 3.19. So sánh mức giảm thể tích giữa nang đơn thuần và tổn thương dạng nang    59
Bảng 3.20. Liên quan giữa thể tích ban đầu với mức độ giảm thể tích trong nang đơn thuần    59
Bảng 3.21. Liên quan giữa thể tích ban đầu với mức độ giảm thể tích trong tổn thương dạng nang    60
Bảng 3.22. Liên quan giữa mức tăng sinh mạch và kết quả điều trị trong nang đơn thuần    61
Bảng 3.23. Liên quan giữa mức tăng sinh mạch và kết quả điều trị tổn thương dạng nang    61
Bảng 3.24. Mức độ đau và biến chứng của phương pháp EA    62

 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Triệu chứng cơ năng    46
Biểu đồ 3.2. Triệu chứng thẩm mỹ    46
Biểu đồ 3.3. Mức độ tăng sinh mạch trên siêu âm    47
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thành phần đặc trong nang    48
Biểu đồ 3.5. Tính chất nang từ kết quả tế bào học    49
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa tính chất nang và dạng tổn thương    50
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ mối tương quan giữa tỷ lệ thành phần đặc trong nang với mức độ giảm thể tích    55
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan giữa thể tích ban đầu với mức độ giảm thể tích trong tổn thương dạng nang    60
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nhìn mặt trước và mặt bên tuyến giáp, cận giáp    4
Hình 1.2. Liên quan tuyến giáp qua mặt cắt ngang qua đốt sống cổ 7    5
Hình 1.3. Mạch máu vùng cổ và tuyến giáp    5
Hình 1.4. Mạch máu và thần kinh quặt ngược nhìn sau    6
Hình 1.5. Một phần nang tuyến giáp dưới kính hiển vi: nang keo,  tế bào nang, tế bào cận nang    8
Hình 1.6. Giải phẫu siêu âm trên mặt cắt ngang qua eo tuyến giáp    12
Hình 1.7. Cắt ngang qua thùy trái    12
Hình 1.8. Cắt ngang qua thùy phải    13
Hình 1.9. Hình ảnh nang đơn thuần lành tính, trong chứa nhiều hạt keo    14
Hình 1.10. Hình ảnh nang đơn thuần lành tính tuyến giáp, sát thành có hạt keo và vách, không có tăng sinh mạch bên trong    14
Hình 1.11. Tổn thương dạng nang có thành phần đặc tăng âm, bờ đều, ranh giới rõ, có viền halo mỏng xung quanh tương ứng mạch máu khi phổ mạch    15
Hình 1.12.Tổn thương dạng nang lành tính thùy phải tuyến giáp, bờ đều rõ, có vòng halo mảnh xung quanh tương ứng mạch máu khi phổ mạch    16
Hình 1.13. Tổn thương ung thư biểu mô tế bào Hurthle, tổn thương dạng nang thùy phải tuyến giáp, bờ dày không đều, giảm âm, trên phổ mạch viền giảm âm không tương ứng với mạch máu. Thành phần đặc trong nang tăng sinh mạch    17
Hình 1.14. Vi vôi hóa kích thước nhỏ hơn 1 mm không có đuôi sao chổi phía sau.     18
Hình 1.15. Phân loại TIRADS theo GRUSS.    22
Hình 1.16. Hình ảnh đại thể và vi thể của u nang    27
Hình 2.1. Các bước tiêm cồn trên siêu âm    39
-12,,35,37-40,44,48,50-52,54-

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment