Đánh giá kết quả điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng

Đánh giá kết quả điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng.Rối loạn phổ tự kỷ (ASD: autism spectrum disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội, đồng thời kèm theo các mẫu hình hành vi, sở thích rập khuôn, giới hạn [1]. Mức độ ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng, tùy theo mức độ của ASD và các rối loạn kèm theo. Tỷ lệ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo ước tính của Mạng lưới theo dõi Người khuyết tật Tự kỉ và theo dõi Người khuyết tật của CDC tại Mỹ tỷ lệ này vào năm 2000 là 1/150 trẻ, năm 2010 là 1/68 tăng 119,4% và phổ biến hơn ở trẻ em trai với tỉ lệ 4,5 lần so với trẻ gái (1/41 và 1/189) (CDC, 2014), năm 2016 tỷ lệ mắc là 1/54 trẻ trong độ tuổi 8 tuổi, tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh cao gấp 4,3 lần so với trẻ gái [2]. Tại Việt nam, ASD mới được quan tâm từ những năm 1990. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ASD ngày càng nhiều, số lượt trẻ ASD đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số lượt trẻ đến điều trị ASD năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000 [3]. Phạm Trung Kiên và cộng sự (2013) sàng lọc 7.316 trẻ em tại Thái Nguyên phát hiện được 33 trẻ mắc tự kỷ, chiếm tỉ lệ 0,45%; tỉ lệ theo giới (nam:nữ) là 3,7:1 [4].


Nguyên tắc điều trị là can thiệp sớm ngay khi phát hiện bằng các biện pháp huấn luyện giao tiếp, ngôn ngữ, can thiệp hành vi, hỗ trợ tâm lý [5]. Xây dựng chương trình can thiệp tùy theo mức độ và sự phát triển của trẻ, đảm bảo có sự kiên trì và đều đặn. Các phương pháp can thiệp không chỉ đòi hỏi ý nghĩa thống kê mà còn phải đạt được ý nghĩa trong lâm sàng. Can thiệp sớm có ý nghĩa tích cực trong cải thiện hiệu quả điều trị và làm tăng chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình sau này [6]. Các phương pháp can thiệp còn dựa trên nguyên tắc cá thể hóa, phối hợp đa ngành (multidisciplinary) và liên ngành (interdisciplinary) trong can thiệp, kết hợp với thành viên gia đình, các chuyên gia giáo dục, nhà trị liệu nhằm đạt hiệu quả tích cực nhất [7]. Với sự gia tăng tỷ lệ ASD, việc phát triển các phương pháp điều trị y sinh cải thiện nhận thức hành vi và phát triển của trẻ trở nên vô cùng quan trọng [8]. Việc tiếp tục phát triển các biện pháp can thiệp sẽ giúp lĩnh vực này xác định và so sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp, từ đó điều chỉnh cho trẻ mắc ASD.
Châm cứu là một phương pháp trị liệu theo lý luận của Y học cổ truyền (YHCT) và đã được nghiên cứu đánh giá tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có rối loạn phổ tự kỷ trẻ em. Các phân tích tổng hợp cho thấy châm cứu kết hợp giáo dục và can thiệp hành vi giúp giảm đáng kể trên thang điểm đánh giá chứng tự kỷ ở trẻ (CARS: Childhood Autism Rating Scale), giảm trung bình 8,10 điểm (95%CI từ 3,4- 12,8) [9]. Tác giả Virginia CN wong (2016) đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối chứng mù đôi đánh giá hiệu quả của điện châm trong 4 tuần, kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu cải thiện khả năng ngôn ngữ, vận động một cách đáng kể, thay đổi các thang điểm lượng giá hành vi Aberrant, ngôn ngữ tốt hơn so với nhóm đối chứng [10]. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy châm cứu có tác động tích cực đến thay đổi chức năng vận động, khả năng giao tiếp, điều chỉnh hành vi của trẻ mắc chứng ASD [11],[12].
Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng (2021) với quy mô 150 giường bệnh, hợp tác và được sự hỗ trợ chuyên môn từ Tổ chức Trinh Foundation Australia, Đơn vị Âm ngữ trị liệu của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh trong điều trị cho trẻ tự kỷ. Bệnh viện đã triển khai mô hình kết hợp YHCT và phục hồi chức năng trong điều trị cho trẻ ASD từ năm 2020, bước đầu đạt kết quả khả quan, tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào minh chứng cho lợi ích và hiệu quả của mô hình.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đề xuất tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng”.
MỤC TIÊU
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng năm 2022.
2. Đánh giá kết quả điều trị trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ bằng châm cứu kết hợp phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng năm 2022

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU……………………………………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………… 4
1.1. Rối loạn phổ tự kỷ……………………………………………………………………………… 4
1.1.1. Khái niệm tự kỷ…………………………………………………………………………… 4
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ………………………………………………………………………….. 4
1.1.3. Nguyên nhân ………………………………………………………………………………. 5
1.1.4. Rối loạn đặc trưng và chẩn đoán ASD……………………………………………. 6
1.1.5. Các phương pháp can thiệp…………………………………………………………. 16
1.2. Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ theo Y học cổ truyền……………………………………… 20
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền…………………. 20
1.2.2. Các thể lâm sàng ……………………………………………………………………….. 21
1.3. Tổng quan về phương pháp châm cứu trong điều trị trẻ ADS………………… 22
1.3.1. Cơ chế tác dụng của phương pháp châm ………………………………………. 22
1.3.2. Phương huyệt: …………………………………………………………………………… 23
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước………………………………………….. 24
1.4.1. Trong nước:………………………………………………………………………………. 24
1.4.2. Ngoài nước……………………………………………………………………………….. 26
1.5. Tổng quan địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………. 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….. 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn…………………………………………………………………… 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………….. 30
2.2. Dụng cụ, nguyên vật liệu sử dụng trong nghiên cứu …………………………….. 302.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:……………………………………………………… 30
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………….. 30
2.3.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 31
2.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….. 31
2.5. Cỡ mẫu- cách chọn mẫu:…………………………………………………………………… 31
2.6. Chỉ số và biến số nghiên cứu: ……………………………………………………………. 31
2.7. Cách tiếp cận …………………………………………………………………………………… 37
2.7.1. Cách tiến hành…………………………………………………………………………… 37
2.7.2. Quy trình thu thập số liệu……………………………………………………………. 40
2.8. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………………………. 42
2.9. Sai số và khống chế sai số…………………………………………………………………. 42
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học ……………………………………………….. 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ…………………………………………………………………………. 60
3.1. Đặc điểm trẻ rối loạn phổ tự kỷ …………………………………………………………. 60
3.1.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………………………. 60
3.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng……………………………………………………. 64
3.2. Kết quả sau can thiệp ……………………………………………………………………….. 70
3.2.1. Kết quả thay đổi triệu chứng và điểm CARS ………………………………… 70
3.2.2. Thay đổi điểm ATEC sau can thiệp……………………………………………… 74
3.3. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn………………………………………. 75
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 68
4.1. Đặc điểm chung đối tượng tham gia nghiên cứu ………………………………….. 68
4.1.1 Đặc điểm nhân trắc học……………………………………………………………….. 68
4.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng……………………………………………………. 70
4.2. Kết quả sau can thiệp ……………………………………………………………………….. 734.2.1. Kết quả cải thiện triệu chứng và điểm CARS………………………………… 74
4.2.2. Thay đổi điểm ATEC sau can thiệp……………………………………………… 75
4.2.3. Hiệu quả can thiệp……………………………………………………………………… 76
4.3. Theo dõi tác dụng không mong muốn ………………………………………………… 80
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………. 82
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………… 83
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………….. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Chỉ tiêu nghiên cứu của mục tiêu 1 …………………………………………… 31
Bảng 2. 2. Chỉ tiêu theo dõi của mục tiêu 2……………………………………………….. 35
Bảng 3. 1. Đặc điểm hoàn cảnh sinh sống, bố mẹ trẻ tham gia NC ………………. 60
Bảng 3. 2. Đặc điểm hình thức sinh………………………………………………………….. 61
Bảng 3. 3. Thứ tự con trong gia đình ………………………………………………………… 61
Bảng 3. 4. Đặc điểm giới tính trẻ tham gia nghiên cứu ……………………………….. 62
Bảng 3. 5. Đặc điểm cân nặng, chiều cao của trẻ ……………………………………….. 63
Bảng 3. 6. Đặc điểm mối quan hệ với mọi người, bắt chước, thể hiện tình cảm và
các động tác cơ thể …………………………………………………………………………………. 64
Bảng 3. 7. Đặc điểm rối loạn sử dụng đồ vật, thích ứng với thay đổi, phản ứng thị
giác, thính giác ………………………………………………………………………………………. 65
Bảng 3. 8. Đặc điểm triệu chứng rối loạn vị giác, sợ hãi, giao tiếp……………….. 65
Bảng 3. 9. Đặc điểm rối loạn hoạt động, sự nhất quán của phản xạ thông minh 66
Bảng 3. 10. Triệu chứng trước can thiệp của hai nhóm tham gia trị liệu ………. 66
Bảng 3. 11. Mức độ rối loạn phổ tự kỷ theo CARS…………………………………….. 69
Bảng 3. 12. Đặc điểm phân bố thể bệnh theo YHCT ………………………………….. 70
Bảng 3. 13. Kết quả điều trị theo triệu chứng rối loạn…………………………………. 70
Bảng 3. 14. Thay đổi điểm ATEC sau can thiệp ………………………………………… 74
Bảng 3. 15. Đặc điểm một số tác dụng không mong muốn thường gặp…………. 75DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 2. Thời điểm chẩn đoán tự kỷ…………………………………………………… 62
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu…………………………….. 63
Biểu đồ 3. 3. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng đối tượng tham gia nghiên cứu .. 64
Biểu đồ 3. 4. Đặc điểm rối loạn tự kỷ theo thang điểm CARS……………………… 69
Biểu đồ 3. 5. Thay đổi điểm CARS sau can thiệp ………………………………………. 73
Biểu đồ 3. 6. Thay đổi điểm ATEC sau can thiệp ………………………………………. 7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment