Đánh giá kết quả điều trị u hạt thanh quản tái phát sau phẫu thuật bằng PPI và tiêm corticoid vào tổn thương

Đánh giá kết quả điều trị u hạt thanh quản tái phát sau phẫu thuật bằng PPI và tiêm corticoid vào tổn thương

Đánh giá kết quả điều trị u hạt thanh quản tái phát sau phẫu thuật bằng PPI và tiêm corticoid vào tổn thương.U hạt thanh quản (vocal process granuloma) là tổn thương lành tính của thanh quản, thường gặp ở một phần ba sau của dây thanh (vùng mấu thanh), hình thành do sự quá phát tổ chức hạt từ vết loét trên niêm mạc thanh quản, có thể ở một bên hoặc cả hai bên. Bản chất của quá trình hình thành u hạt thanh quản là phản ứng tự sửa chữa, trong đó lớp biểu mô vảy còn nguyên vẹn hoặc loét được lấp đầy bởi mô hạt hoặc xơ hóa[1].

Nguyên nhân hình thành u hạt thanh quản đã được nghiên cứu trong nhiều năm,đa số các tác giả đều đồng thuận về yếu tố nguy cơ của u hạt thanh quản gồm: lạm dụng giọng, bệnh trào ngược họng – thanh quản, tiền sử đặt ống nội khí quảngây chấn thương vào vùng mấu thanh [2]. Những yếu tố nguy cơ này gây ra tình trạng viêm mạn tính của thanh quản. Trong một số trường hợp u hạt thanh quản được cho là vô căn vì rất khó để tìm được nguyên nhân rõ ràng. Việc xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ là cần thiết để tiên lượng và có hướng điều trị hợp lý. Phẫu thuật lấy bỏ u hạt được chỉ định để xác định chẩn đoán mô bệnh học hoặc khi kích thước u hạt lớn ảnh hưởng đến đường thở hoặc phát âm. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát u hạt sau phẫu thuật khá cao. Theo một nghiên cứu hồi cứu của Ylitalo và Lindestad, tỷ lệ tái phát của u hạt thanh quản sau phẫu thuật cao từ 50% – 92%[3], [4]. Trên thế giới có nhiều biện pháp được khuyến cáo trong điều trị u hạt tái phát: thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor – PPI), thay đổi lối sống, luyện giọng, hoặc hít triamcinolone, tiêm corticoid tại chỗ, tiêm botilinum toxin… tuy nhiên kết quả còn chưa được thống nhất. Thuốc PPI đã được các tác giả trên thế giới sử dụng trong điều trị u hạtthanh quản từ 1992. Cùng với thay đổi lối sống, PPI được chứng minh là phương pháp có hiệu quả trong điều trị u hạt, dung nạp tốt ở bệnh nhân và được khuyến cáo hiện nay, tuy nhiên tỷ lệ tái phát vẫn còn cao và thời gian điều trị dài[5]. 
 Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về u hạt thanh quản của tác giả Hoàng Thị Hòa Bình và Nguyễn Thanh Bình, nghiên cứu tập trung mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả của điều trị phẫu thuật. Tác giả Phạm Thanh Hương đã đánh giá kết quả điều trị u hạt thanh quản tái phát bằng PPI và thay đổi lối sống, tuy nhiên kết quả còn hạn chế và thời gian sử dụng thuốc kéo dài[6]. Trên thế giới, nhiều tác giả khuyến cáo nên kết hợp thay đổi lối sống, điều trị PPI với một số biện pháp điều trị bảo tồn khác để nâng cao hiệu quả và giảm thời gian điều trị u hạt thanh quản tái phát. Corticoid là một hormone steroid có tác dụng chống viêm vàngăn cản sự hình thành tổ chức hạt một cách hiệu quả, phổ biến trên lâm sàng, vì vậy nhiều tác giả đã đề xuất phương pháp điều trị tiêm corticoid tại chỗ vào u hạt để điều trị u hạt thanh quản, cho thấy hiệu quả điều trị cao và giảm thời gian điều trị so với chỉ sử dụng chống trào ngược đơn thuần[5]. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc phối hợp PPI và tiêm corticoid tại chỗ vào tổn thương u hạt thanh quản do trào ngược họng – thanh quản tái phát sau phẫu thuật.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị u hạt thanh quản tái phát sau phẫu thuật bằng PPI và tiêm corticoid vào tổn thương” với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng của tổn thương u hạt thanh quản và yếu tố nguy cơ trào ngược họng – thanh quản.
2.    Đánh giá kết quả điều trị u hạt thanh quản tái phát sau phẫu thuật bằng PPI và tiêm corticoid vào tổn thương.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU    3
1.1.1. Trên thế giới    3
1.1.2. Ở Việt Nam    4
1.2. GIẢI PHẪU THANH QUẢN     4
1.2.1. Sụn    5
1.2.2. Cơ thanh quản    5
1.2.3. Thần kinh    6
1.2.4. Mạch máu    6
1.2.5. Cấu tạo dây thanh    6
1.3. SINH LÝ THANH QUẢN    8
1.3.1. Chức năng hô hấp    8
1.3.2. Chức năng bảo vệ đường hô hấp    8
1.3.3. Chức năng phát âm    9
1.3.4. Chức năng nuốt    10
1.4. SINH LÝ BỆNH – NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH – MÔ BỆNH HỌC CỦA U HẠT THANH QUẢN    10
1.4.1. Sinh lý bệnh    10
1.4.2. Các nguyên nhân hình thành UHTQ    11
1.4.3. Mô bệnh học của u hạt thanh quản    14
1.5. CHẨN ĐOÁN U HẠT THANH QUẢN    15
1.5.1. Triệu chứng cơ năng    15
1.5.2. Triệu chứng thực thể    16
1.5.3. Cận lâm sàng    16
1.5.4. Chẩn đoán nguyên nhân UHTQ    17
1.5.5. Chẩn đoán phân biệt    19
1.6. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH U HẠT THANH QUẢN    20
1.6.1. Nguyên tắc điều trị    20
1.6.2. Chống trào ngược họng thanh quản    20
1.6.3. Luyện giọng    22
1.6.4. Phẫu thuật    23
1.6.5. Các phương pháp điều trị khác    24
1.6.6. Corticoid    24
1.6.7. Phòng bệnh    28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    29
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    29
2.1.1.    Các tiêu chuẩn lựa chọn    29
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    29
2.2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU    30
2.3.CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU    30
2.4.THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ CÁC THAM SỐ NGHIÊN CỨU    30
2.5.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU    35
2.5.1.    Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu và phân nhóm    35
2.5.2.    Xây dựng kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu nghiên cứu và đánh giá kết quả.    35
2.5.3. Tiến hành nghiên cứu    37
2.6.XỬ LÝ SỐ LIỆU    37
2.7.ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU    38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    39
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TỔN THƯƠNG U HẠT THANH QUẢN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN    39
3.1.1. Đặc điểm về tuổi    39
3.1.2. Đặc điểm về giới    40
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ    40
3.1.4. Thời gian tái phát u hạt sau phẫu thuật    41
3.1.5. Số lần phẫu thuật    42
3.1.6. Triệu chứng cơ năng    43
3.1.7. Triệu chứng thực thể của trào ngược họng thanh quản    45
3.1.8. Đặc điểm u hạt thanh quản    47
3.1.9. Liên quan giữa phân độ u hạt và triệu chứng cơ năng    49
3.1.10. Liên quan giữa phân độ u hạt và triệu chứng thực thể    50
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UHTQ TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT BẰNG PPI VÀ TIÊM CORTICOID VÀO TỔN THƯƠNG    50
3.2.1. Sự thay đổi của các triệu chứng cơ năng    50
3.2.2. Sự thay đổi triệu chứng thực thể    53
3.2.3. Đánh giá cải thiện phân độ u hạt    55
3.2.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc    59
Chương 4: BÀN LUẬN    60
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TỔN THƯƠNG U HẠT THANH QUẢN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN    60
4.1.1. Đặc điểm về tuổi    60
4.1.2. Đặc điểm về giới    60
4.1.3. Các yếu tố nguy cơ    61
4.1.4. Thời gian tái phát sau phẫu thuật    62
4.1.5. Số lần phẫu thuật    63
4.1.6. Triệu chứng cơ năng    64
4.1.7. Triệu chứng thực thể của LPR    65
4.1.8. Đặc điểm u hạt thanh quản    66
4.1.9. Liên quan giữa phân độ u hạt và triệu chứng cơ năng    67
4.1.10. Liên quan giữa phân độ u hạt và triệu chứng thực thể    68
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UHTQ TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT BẰNG PPI VÀ TIÊM CORTICOID VÀO TỔN THƯƠNG    68
4.2.1. Sự thay đổi của các triệu chứng cơ năng    68
4.2.2.  Sự thay đổi triệu chứng thực thể    69
4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị u hạt    71
4.2.4. Tác dụng không mong muốn    77
KẾT LUẬN    79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Comment